1. Bài soạn mẫu 'Củng cố, mở rộng trang 47' (Ngữ văn 6 - SGK Kết nối tri thức) - phiên bản 4
Câu 1 trang 37 Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức
Hãy lập bảng vào vở theo mẫu dưới đây và điền thông tin về các đặc điểm của truyện cổ tích:
STT
Các yếu tố
Đặc điểm
1- Chủ đề
- Truyện cổ tích thường phản ánh những xung đột trong gia đình và xã hội, thể hiện ước mơ thay đổi số phận của các nhân vật.
2- Nhân vật
- Các nhân vật trong truyện cổ tích thường được chia thành hai tuyến: chính diện (tốt) và phản diện (xấu).
3- Cốt truyện
- Gồm các câu chuyện tưởng tượng về các nhân vật như dũng sĩ, người nghèo, người thông minh, và cả những con vật biết nói.
- Cốt truyện thường được kể theo trình tự thời gian rõ ràng, thể hiện mối quan hệ nhân quả.
4- Lời kể
- Lời kể thường bắt đầu bằng những từ ngữ chỉ không gian và thời gian không cụ thể, và có thể thay đổi chi tiết để tạo ra các phiên bản khác nhau.
5- Yếu tố kì ảo
- Yếu tố kì ảo xuất hiện ít, thường xuyên qua hình ảnh các nhân vật như ông bụt, bà tiên, hay các con vật kỳ lạ.
Câu 2 trang 38 Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức
Sưu tầm và so sánh các bản kể hoặc các hình thức khác của truyện cổ tích Thạch Sanh và Cây khế, nêu rõ sự giống và khác nhau giữa các bản đó.
Trả lời
- Truyện Thạch Sanh
- Bản truyện (theo Bùi Mạnh Nhị)
- Bản thơ (theo Dương Thanh Bạch)
→ Giống: cả hai bản đều xoay quanh nhân vật Thạch Sanh và các sự kiện chính.
→ Khác:
- Bản truyện: kể lại các sự kiện một cách khách quan, ít yếu tố biểu cảm.
- Bản thơ: miêu tả chi tiết các tình huống và bộc lộ cảm xúc của nhân vật cũng như tác giả.
Câu 3 trang 39 Ngữ văn 6 tập 1 Kết nối tri thức
Viết đoạn văn (5-7 câu) về 'Thế giới cổ tích' theo tưởng tượng của bạn.
Bài tham khảo
(1) Từ nhỏ, em đã nghe nhiều câu chuyện cổ tích từ bà. (2) Vì vậy, em luôn hình dung về một miền cổ tích. (3) Đó là thế giới hạnh phúc, không có buồn khổ. (4) Ở đó, mọi người đều hiền lành và chăm chỉ. (5) Mọi người giúp đỡ nhau để cuộc sống luôn vui vẻ. (6) Kẻ xấu sẽ bị trừng phạt và không có chỗ trong thế giới cổ tích đó. (7) Đó là một thế giới tuyệt vời.
2. Bài soạn mẫu 'Củng cố, mở rộng trang 47' (Ngữ văn 6 - SGK Kết nối tri thức) - phiên bản 5
Câu 1 (trang 47 sgk ngữ văn 6 tập 2 mới)
STT
Các yếu tố
Đặc điểm
1
Chủ đề
Kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc, xảy ra trong đời sống gia đình và xã hội của con người, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm bài học đạo lí, cách sống lương thiện, hướng tới những điều tốt đẹp, tránh xa cái ác, cái xấu xa, thể hiện ước mơ , khát vọng,...của tác giả nhân dân
2
Nhân vật
Nhân vật bất hạnh (người mồ côi, con riêng, em út, có hình dạng xấu xí,...), Nhân vật dũng sĩ và có tài năng kì lạ, Nhân vật thông minh và nhân vật ngốc nghếch, Nhân vật là động vật (con vật biết nói năng, hoạt động, có tính cách như con người). Nhìn chung, nhân vật cổ tích chưa được cá thể hóa, tâm lí hóa.
3
Cốt truyện
Mang tính chất tưởng tượng, "tính khác thường" của sự việc và hành động, được xây dựng theo một vài sơ đồ chung như: dũng sĩ giết quái vật cứu người đẹp, người xấu xí nhưng tốt bụng, tài giỏi,...
4
Lời kể
Thường bắt đầu với câu kể "ngày xửa ngày xưa' ở thời gian và không gian không xác định, kết thúc bằng câu "và rồi họ sống mãi mãi hạnh phúc về sau".
5
Yếu tố kì ảo
Yếu tố huyền ảo, thơ mộng, thế giới kì ảo thường xâm nhập lẫn nhau với thế giới trần tục. Thường gồm các con vật kì ảo, đồ vật kì ảo,....có tác dụng thể hiện mục đích của tác giả nhân dân trong việc truyền tải chủ đề của câu chuyện.
Câu 2 (trang 48 sgk ngữ văn 6 tập 2 mới)
- Thạch Sanh, Lý Thông (Dương Thanh Bạch):
Ngẫm trong cổ tích ngày xưa
Ẩn điều đạo lý ai chưa tỏ tường?
Rằng là những kẻ bất lương,
Lừa người phản bạn tìm đường vinh thân.
Giàu sang có được lúc gần,
Về sau quả báo nhận phần tai ương.
Những người trung thực hiền lương,
Giúp người chẳng ngại đâu lường hiểm nguy
Sang hèn chẳng thiết so bì,
Tâm hồn thanh thản xá gì tử sinh.
Chuyện xưa ở quận Cao Bình
Vợ chồng Thạch lão muộn sinh nối dòng,
Lạy đằng Tây, khấn đằng Đông,
Việc nhân, việc nghĩa quyết không nề hà.
Tiếng lành vang tận cao xa,
Ngọc Hoàng nghe thấu ắt là duyên căn.
Cho mời Thái tử truyền rằng
Đầu thai về chốn dương trần giúp dân.
Nói về Thạch lão phu nhân
Ngày kia nghe thấy trong thân bất thường.
Đại phu phán mới tỏ tường:
Rằng đang chờ trẻ nối đường gia tông.
Mặt trời vừa hé đằng đông,
Giọt sương khẽ đọng cánh hồng hoa khoe,
Tiếng rừng rí rách qua khe,
Suối trong uốn lượn xập xoè bướm bay.
Gió rừng háo hức rung cây,
Cỏ xanh triền đổ sợi dài nắng in.
Lạy trời cao tỏ anh minh,
Vợ chồng Thạch lão cúi mình tạ ân.
Mâm đầy trang trọng giữa sân
Gà tơ một cặp, rượu ngon một vò.
Thành tâm khói toả hương mờ
Rừng thiêng chờ tiếng trẻ thơ khóc chào.
Đông tàn xuân lại qua mau
Hạ vừa giảm nhiệt dạt dào thu xưa.
Tròn năm bấm ngón đếm vừa
Bụng mang dạ chửa trẻ chưa chào đời.
Người đàm tiếu, kẻ biếm cười
Rằng là nghiệt chủng cốt người đâu đang!
Lời như búa dập đe giằng,
Trong lòng đau xót, trong tâm rối bời.
Đúng là nghiệt ngã miệng đời
Căn nguyên chưa tỏ, cợt cười chê bai.
Ưu phiền treo nặng trên vai,
Thạch ông kiệt sức dài ngày quy tiên.
Người đi trút được ưu phiền,
Người còn lại gánh truân chuyên đủ điều.
Gương xưa giá phủ nhiễu điều
Bởi điều chưa tỏ giá xiêu nhiễu tàn.
Một thân về lại rừng hoang
Mầm sinh ấp ủ non ngàn chở che.
Thu đông qua đến xuân hè,
Hai vòng lặp lại giờ nghe thu tràn.
Hoa rừng gió thoảng hương mang,
Nắng len khe lá cảnh càng mông lung.
Vầng mây sáng ở trên cùng,
Rạng màu ngũ sắc giữa vùng hào quang.
Chim ca vượn hót hoa đăng
Rừng thiêng vang tiếng khóc tràn trẻ thơ.
Ba năm nuôi một giấc mơ
Chừng nghe tiếng trẻ ngẩn ngơ giọt dài.
Khóc người ở chốn tuyền đài
Hồn thiên phù hộ con trai nên người.
Hương trầm tỏa tạ ơn trời
Hài nhi tuấn tú giống người cõi trên.
Thạch Sanh lấy chữ đặt tên
Tình riêng mẫu tử khắc bền cốt ghi.
Vòng qua mười mấy xuân đi
Thạch bà cũng giã từ về cõi âm.
Bao năm mẫu tử tình thâm
Cách ba tấc đất nén trầm ưu mang
Lá thu chừng nhuốm đủ vàng
Gió thu gieo trận mưa vàng lá bay.
Mồ xanh lá rụng phủ đầy
Lòng xanh con trẻ tiếp ngày bơ vơ.
Lều sơ bên suối nước mơ
Gốc đa che chở tuổi thơ qua ngày
Rìu thô một chiếc trong tay
An thân kiếm củi tháng ngày trôi mau.
Ngày kia chẳng biết từ đâu,
Một ông lão với mái đầu bạc phơ,
Lỡ đường qua chốn nương nhờ,
Võ công truyền thụ, binh thơ dạy lời.
Thực là thiên tướng nhà trời
Ngọc hoàng phái xuống giúp thời Thạch Sanh.
Sanh thời cốt cách tinh anh,
Thêm lòng chăm chỉ lại càng tiến mau.
Một thân võ nghệ tinh sâu,
Lại thêm phép thuật thác trào mưa tuôn.
Nói về một gã làng buôn,
Tên Thông họ Lý tính luôn bịp đời,
Tai teo mặt choắt răng lơi,
Mắt lươn mày trợt nét cười bất an.
Ngày kia trên lối đường ngang
Gốc đa bóng mát gió tràn mây cao.
Dừng chân nghỉ mát ít lâu,
Từ xa thấy bóng tiều phu cuối đàng.
Vai ngang, lưng thẳng, da căng
Ước chừng sức khoẻ phải ngang mươi người.
Nhẩm nhanh mưu sự tức thời,
Có người này giúp việc thời thuận thông.
Lân la tìm cách lấy lòng
Chuyện non chuyện nước chuyện trong chuyện ngoài.
Rằng vừa gặp cảm tình ngay
Kết tình huynh đệ tháng ngày có nhau.
Thạch Sanh quen ở rừng sâu
Thẳng ngay trong tính mưu sâu chẳng lường.
Giữa rừng hoà quyện khói hương
Trời cao chứng giám minh tường đệ huynh.
Cây đa lều cỏ lưu tình
Chia tay về với nghĩa huynh một nhà.
Lý gia ở thị trấn xa
Nhà chuyên cất rượu buôn xa bán gần.
Thạch Sanh nay đến đỡ đần
Bao nhiêu việc nặng một thân chẳng nghì.
Yên vui có được mấy khi
Thạch Sanh vừa đến biết gì chuyện qua.
Đầu làng cách cũng không xa
Một ngôi miếu nhỏ cũng là căn nguyên
Vốn là có lão chằn tinh
Lâu năm tu luyện thuật tinh phép thuần,
Đến làng quấy nhiễu nhiều lần
Bắt người ăn thịt phép quân chẳng sờn.
Làng cho xây miếu thuận rằng
Hàng năm cống một mạng người chuộc yên.
Các nhà lần lượt theo phiên
Lần này họ Lý đến phiên tế thần.
Lý Thông lòng dạ bần thần
Trước giờ tử biệt muôn phần sầu đau.
Trời dông gió dẫn mưa rào
Mẹ con tuôn lệ khác nào mưa rơi.
Giữa lằn sinh tử tức thời
Loé lên kế sách mượn người thế thân.
Tiệc ngon bày sẵn trong sân
Rượu ngon lần lượt ân cần rót trao.
Rằng là huynh đệ tương giao
Tình thương như thể dạt dào nước trôi.
Nay đang mẻ rượu sắp rồi
Tối nay anh phải trông coi miếu làng.
Kể ra công việc cũng nhàn,
Thay anh gánh vác, anh mang ơn nhiều.
Sanh rằng có đáng bao nhiêu,
Đệ huynh tương trợ bày điều mà chi!.
Nói xong quay bước tức thì
Lý Thông lòng nhẹ rút chì khỏi chân.
Đúng là sau vẻ ân cần,
Mưu sâu chờ chực sảy chân thiệt đời
Kẻ gian miệng nói mắt cười
Thủ gươm trong bụng giết người như chơi.
Mây đen vần vũ kín trời,
Miếu hoang lá rụng bời bời lối lên,
Tường rêu phủ kín bốn bên,
Nhện giăng, tức khí xông lên ngất trời.
Thạch Sanh chẳng kịp nghĩ ngơi
Nhanh tay dọn dẹp gọn nơi để nằm.
Chiều đi trời bỗng tối sầm
Gió giông kéo tới ầm ầm mưa rơi.
Giấc sâu mộng ở trên trời
Hoa giăng bướm lượn đẹp ngời sắc xuân.
Chợt nghe tiếng động ngoài sân
Sàn nhà rung chuyển bước chân nặng nề.
Bóng khuya nữa tỉnh nữa mê
Đầu to, tai nhọn, môi trề, mắt thâm,
Móng dài, vảy cứng trên thân
Chằn tinh vừa mới hiện thân tức thì.
Miệng gầm gừ, rít phì phì
Nhằm người hiến tế tức thì tiến lên.
Móng dài vuốt nhọn vung lên
Thẳng tay bổ xuống nhằm bên mạn sườn.
Thạch Sanh thoáng thấy tỏ tường
Lùi nhanh một bước thuận đường thoát chiêu.
Nhanh tay mươi mấy nhát rìu
Chằn tinh chống đỡ liêu xiêu mấy phần.
Đúng là tài nghệ bất phân
Ngói tuôn bụi đổ rần rần gió vây.
Hai bên phép thuật đủ đầy
Kêu mưa gọi gió lửa quây bịt bùng.
Thạch Sanh tả đột hữu xung
Rìu ngang chém trúng số cùng yêu tinh.
Chằn tinh đành hiện nguyên hình
Một con rắn lớn quăng mình trốn quanh.
Làm sao thoát khỏi Thạch Sanh?
Đầu văng một ngả xác đành một bên.
Bỗng đâu trong góc hiện lên
Một cây cung với mũi tên bằng vàng.
Xách đầu chằn, khoát cung mang
Canh ba quay bước lên đàng hồi môn.
Nói qua về gã Lý Thông
Lừa xong một cú trong lòng thoả thê,
Đang đêm mưa gió dầm dề
Bỗng đâu nghe tiếng người về gọi tên.
Một làn khí lạnh xông lên
Lưng tê, gối khuỵu, sấm rền trong tai
“Oan hồn báo oán phen này
Nhận anh ba lạy nguôi ngoai trong lòng”
Thạch Sanh vừa mới vào trong
Nhìn qua cảnh tượng trong lòng ngu ngơ.
Rõ ràng mình sống sờ sờ
Sao anh lạy tế như vừa gặp ma?
Bèn đem chuyện mới kể ra
Lý Thông tin bảy ngờ ba cũng đành,
Đưa tay nắn thử Thạch Sanh
Rõ ràng người sống rành rành ra đây
Lại thêm đầu rắn cầm tay
Đúng là chuyện thật đâu bày xảo ngôn.
Lý Thông mới thực hoàn hồn
Nhớ lời chiếu dụ thưởng công giết chằn
Làm ra vẻ mặt bàng hoàng
“Phen này thịt nát xương tan mất rồi.
Vật này vốn của vua nuôi
Lỡ tay mạo phạm phép thời đâu tha
Phải đi tìm chốn thật xa
Ẩn mình chờ đợi cho qua hạn này”
Thạch Sanh quay bước đi ngay
Về nơi rừng thẳm của ngày còn thơ.
Cây đa dòng suối đợi chờ
Rừng xanh lều bạc bấy giờ có nhau
Mưu sâu hòng tiếm công đầu
Tiến cung họ Lý dâng đầu báo công.
Chuẩn y đô đốc tiến phong
Đường đường vinh hiển Lý Thông có thời.
Thầm sâu trong bụng cợt cười
Tài mà bộc trực ở đời vứt đi.
Thăng quan tiến chức khó gì
Cong lưng dẻo miệng việc gì chẳng qua.
Có nàng công chúa ngọc ngà
Tuổi trăng vành vạnh như hoa trên cành
Nét vui suối nước long lanh
Nét buồn gió gợn tròng trành thu rơi.
Trần gian dễ kiếm mấy người
Thoạt qua đã thấy hồn lơi tâm cuồng.
Tới hồi lựa tuyển tình quân
Đài cao gieo tú duyên phần cầu may.
Hoàng thân thái tử trong ngoài
Người chen kẻ lấn dưới đài chờ duyên.
Trên cao tha thướt dáng tiên
Gió ôm mành lụa cánh mềm tay nâng.
Bỗng đâu trời trở tối sầm
Vầng ô che khuất dưới tầm cánh bay
Đại bàng vừa mới qua đây
Vụt qua cướp lấy người ngay trên đài.
Thình lình chẳng kịp trở tay
Nhà vua nghe chuyện chân tay rụng rời
Sai đô đốc tới truyền lời
Cứu ngay công chúa hứa lời thành thân.
Lý Thông bối rối mười phần
Nữa mừng nữa sợ việc quân khó thành.
Tài thô sức mọn phải đành
Thạch Sanh tìm kiếm dỗ dành giúp thân.
Sai bày lễ hội trong dân
Đờn ca múa hát dò lần mối manh.
Từ ngày về lại rừng xanh
Thạch Sanh vui với gió lành mây trong
Ưu tư chẳng gợn trong lòng
Một hôm ngồi ngắm mây lồng trời cao.
Từ xa một cánh chim mau
Sải dài cánh rộng ào ào bay qua
Dưới thân phấp phới lụa là
Nhìn ra bóng dáng đúng là nữ nhi.
Buông dây tên vụt phóng đi
Một bên cánh trái tức thì trọng thương.
Đại bàng sà xuống bên đường
Rút tên chẳng kịp trị thương phút nào
Quặp ngay công chúa chuồn mau
Thạch Sanh theo dấu máu vào hang sâu.
Mười ngày Lễ hội qua mau
Lý Thông lo lắng nát nhàu ruột gan.
Chiều tàn bóng xế nghiêng ngang
Mối manh chưa thấy dạ càng rối ren.
Chợt đâu nhìn thấy bóng quen
Thạch Sanh thấp thoáng đứng chen cuối hàng.
Lòng vui như bắt được vàng
Liền sà ngay đến hỏi han dỗ dành.
Thạch Sanh chưa hết bần thần
Tại sao họ Lý mão quan thế này?
Chuyện dài sau sẽ giải bày
Giờ thì cứu nạn việc ngay chẳng quàng.
Thạch Sanh thuật chuyện đại bàng
Lý Thông mừng rỡ kéo quân đi liền.
Sanh thời dẫn lối đi tiên
Tới nơi dãy núi mọc liền với mây.
Đường lên lỏm chỏm đá đầy
Hoang vu nắng cháy bóng cây không còn.
Miệng hang ở giữa chừng non
Thẳm sâu hun hút mỏi mòn mắt trông.
Thoáng qua đã thấy sờn lòng
Quan quân co rúm sợ không dám vào.
Đu dây từ phía trên cao
Thạch Sanh khéo léo nép vào thành hang.
Dò tìm mấy lối đường quanh
Đại bàng vừa thấy đang nằm dưỡng thương.
Đằng sau một bóng khuê nương
Nét ngài ủ rũ xem dường khổ đau.
Thạch Sanh nấp kín phía sau
Chờ nàng đi tới thì thào gọi sang.
Thuốc mê chàng đã sẵn sàng
Trộn vào thức uống cho nàng đem dâng.
Đại bàng ngấm thuốc lịm dần
Nỗi lòng công chúa trào dâng bất thường
Cảm lòng quân tử can trường
Liều thân cứu mạng coi thường hiểm nguy.
Ngọc khuê hé cửa xuân thì
Ân tình sâu đậm khắc ghi tâm bền.
Vòng dây kéo trước lên trên
Mừng cho công chúa ngọc nguyên an bình.
Thạch Sanh chờ tới lượt mình
Ngờ đâu hang bỗng thình lình tối đen.
Số là sai lấy đá chèn
Lý Thông tàn độc một phen hại người.
Một là công cướp xong rồi
Hai là diệt khẩu phòng thời sâu xa.
Thạch Sanh bị bít đường ra
Ngẫm lòng mới ngộ thật thà thiệt thân!
Người nào quân tử hiền nhân?
Người nào huynh đệ ân cần trước sau?
Ẩn sau đường mật ngọt ngào
Gươm che giáo đậy mưu sâu khó lường.
Kẹt vào trong thế cùng đường
Thạch Sanh vung búa tìm đường thoát thân.
Đại bàng tỉnh thuốc an thần
Nghe đâu trong động người xâm chiếm vào.
Vốn là yêu quái tài cao
Trọng thương sức lực đâu sao vẹn mười.
Thạch Sanh giao chiến mấy hồi
Đại bàng thảm bại xong đời yêu ma.
Cửa hang đã bịt lối ra
Thạch Sanh đành phải dò la khắp vùng.
Xảy đâu ở ngách trong cùng
Một lồng cũi sắt khoá cùng thư sinh.
Hỏi ra mới biết sự tình
Đúng là thái tử Thuỷ đình bị giam.
Thạch Sanh bèn lấy cung vàng
Bắn tan khoá củi cứu chàng thoát nguy.
Thuỷ cung thăm viếng một khi
Lời mời thái tử thuận nghi theo lòng.
Ngầm trong hang một dòng sông
Người đi rẽ nước thành dòng hai bên.
Vượt qua mấy đoạn thác ghềnh
Đường thông xuống biển ánh lên sắc ngời.
Lung linh phong cảnh xinh tươi
Nguy nga cung điện đất trời khó phân.
Thuỷ vương vui vẻ bội phần
Sai người sắp tiệc ân cần thết giao.
Ngày vui lần lượt trôi mau
Thạch Sanh ngỏ ý biệt chào hồi hương.
Bạc vàng châu báo khiêm nhường
Chỉ xin nhận ở Thuỷ vương cây đàn.
Từ ngày được cứu khỏi hang
Ngọc thân công chúa như đàn đứt dây
Lặng câm suốt cả đêm ngày
Nhà vua truyền lệnh hoãn ngày thành thân.
Đại phu nổi tiếng xa gần
Ngự y triều chính chẳng lần duyên căn.
Chẳng là tâm bệnh hại thân
Cảm thương quân tử trong hang hiểm nghèo.
Chiều tàn hút gió cheo leo
Hồn oan vất vưởng núi đèo lang thang
Chằn tinh gặp lại đại bàng
Cả hai cùng có chung mang mối thù,
Bàn nhau kiếm cách trả thù
Cốt đem tội đổ lên đầu Thạch Sanh.
Vượt qua mấy lớp quân canh
Vào cung lấy trộm gây thành án oan
Bạc vàng châu báu đem mang
Bỏ vào lều nhỏ của chàng Thạch Sanh.
Tội thời tang vật rành rành
Lý Thông chủ toạ án hình chém ngay
Giam vào trong ngục đợi ngày
Thạch Sanh oan uổng giải bày không xong.
Buồn đâu xâm chiếm cõi lòng
Đàn buông dây có dây không khẻ khàng
“Đàn kêu tích tịch tình tang
Ai đưa công chúa lên hang mà về”
Tiếng đàn như tỉnh như mê
Giọng đàn ai oán não nề xót xa
Tiếng vang đến tận cao xa
Đến tai công chúa cách ba quảng đường.
Trong lòng chợt nhớ chợt thương
Chợt đau chợt khổ vấn vương bồi hồi
Tự dưng lại thốt thành lời
Xin vua cha được gặp người rung tơ.
Nữa lòng như tỉnh như mơ
Nữa lòng đang rối như tơ ương vò.
Làm sao nên cảnh bất ngờ
Anh hùng nhận án tử chờ khai đao.
Thạch Sanh thưa chuyện trước sau
Chằn tinh giết trước, tiếp sau đại bàng
Cứu nàng công chúa khỏi hang
Hàm oan nghiệp chướng mới mang tội này.
Nhà vua nghe hết tấu bày
Cảm thương công chúa đêm ngày nhớ mong
Ban truyền phò mã sắc phong
Ngày lành tháng tốt kết phòng se hoa.
Lý Thông tội nặng chớ tha
Giao cho phò mã luận ra tội thành.
Lý Thông mặt xám mắt xanh
Mọp ngay dưới điện cổ đành chờ đao
Nghênh ngang có được lúc nào
Kề dao vô cổ khác nào bún thiu.
Tham lam gây ác đủ nhiều
Chờ nghe luận tội phách siêu hồn rời.
Sanh rằng tội rõ ràng rồi
Chiếu theo phép nước ắt thời không tha
Nghĩ tình còn có mẹ già
Tha cho về lại quê nhà tu thân.
Lý Thông chắc chết mười phần
Được ban tha bổng thất thần tạ ơn
Dập đầu máu đổ trên sân
Dắt ngay tay mẹ lên đường về quê.
Ác nhân trời bỏ đời chê
Giữa đường sét đánh tức thì thiệt thân.
Hoan ca mở hội toàn dân
Công nương phò mã kết thân đẹp ngày.
Trọng tình phò mã anh tài
Xinh tươi công chúa rạng ngời sắc xuân.
Xứng là một đấng anh quân
Xứng là thê nữ trong ngần tuyết trinh.
An vui hạnh phúc yên bình
Ngờ đâu lắm kẻ bất bình trong tâm
Khi xưa dâng lễ cầu thân
Hoàng thân các nước mấy lần từ hôn
Nay thì công chúa thành hôn
Với chàng khố rách áo ôm rỏ ràng
Khinh thường miệt thị lân bang
Dấy binh trừng phạt thế tràn vỡ đê.
Đông Tây Nam Bắc tứ bề
Binh hùng tướng mã bổ vây chập chùng.
Thế như đê nước chực bung
Thế như lũ cuốn xuống vùng hạ duyên.
Bỗng đâu vẳng tiếng dây tiên
Bỗng đâu thù hận ưu phiền chợt tan.
Thạch Sanh khẻ chạm dây đàn
Tiếng ngân tha thiết trong làn gió qua
Nào là tiếng mẹ tiếng cha
Nào là thê tử ở nhà chờ mong
Hàng hàng lớp lớp binh hùng
Xếp thương hạ giáo quyết cùng lui binh.
Thạch Sanh truyền lệnh khao binh
Một nồi cơm nhỏ cho nghìn tướng quân.
Cơm vừa vơi bớt một phần
Tự nhiên đầy lại vẹn phần mới tinh
Người người xem thấy thất kinh
Cúi mình lạy tạ kéo binh về nhà.
Nhà vua nay cũng đã già
Thạch Sanh tiếp quản nước nhà trông coi
Ngày lành tháng tốt lên ngôi
Quốc gia thịnh vượng sử đời ghi danh.
Câu 3 (trang 48 sgk ngữ văn 6 tập 2 mới)
Em lại thong dong thả bước chậm rãi. Trên bãi cỏ non xanh, một bầy hươu đang nhởn nhơ gặm cỏ. Em mải mê bước theo chú hươu sao có cặp sừng tuyệt đẹp. Một khu rừng hiện ra trước mắt em. Tiếng chim hót ríu rít, suối chảy róc rách, những bông hoa rực rỡ lạ kì đang ngả đầu vào nhau thì thầm trò chuyện. Em dừng lại trước một tảng đá lớn màu trắng đục. Cạnh tảng đá là một cây cau cao vút, tàu cau rủ xuống như âu yếm, chở che. Một dây trầu với những chiếc lá xanh mượt mềm mại quấn chặt lấy thân cau như chẳng muốn rời.
3. Soạn bài 'Củng cố, mở rộng trang 47' (Ngữ văn lớp 6 - SGK Kết nối tri thức) - mẫu 6
1. Tóm tắt nội dung bài học
1.1. Ôn tập đặc điểm của thể loại truyện cổ tích
- Truyện cổ tích là một thể loại dân gian chứa đựng nhiều yếu tố hư cấu và kỳ ảo, miêu tả cuộc sống và số phận của nhân vật qua các mối quan hệ xã hội. Thể loại này phản ánh cái nhìn về thực tại, bộc lộ các quan niệm đạo đức, công bằng, và khát vọng về cuộc sống tốt đẹp hơn của người lao động xưa.
- Các yếu tố của truyện cổ tích bao gồm:
+ Truyện cổ tích thường mô tả các xung đột trong gia đình hoặc xã hội, phản ánh số phận cá nhân và thể hiện ước mơ thay đổi vận mệnh.
+ Nhân vật trong truyện cổ tích đại diện cho các kiểu người khác nhau, thường được chia thành hai tuyến: chính diện (tốt, thiện) và phản diện (xấu, ác).
+ Các chi tiết và sự kiện trong truyện có tính chất huyền bí, kỳ ảo.
+ Truyện được kể theo trình tự thời gian tuyến tính, thể hiện mối quan hệ nhân quả giữa các sự kiện.
+ Lời kể thường bắt đầu bằng các từ ngữ chỉ không gian và thời gian không xác định. Tùy vào bối cảnh, người kể có thể thay đổi một số chi tiết, dẫn đến nhiều phiên bản khác nhau của cùng một câu chuyện.
1.2. Ôn lại các văn bản truyện cổ tích đã học
- Truyện cổ tích Cây khế.
- Truyện cổ tích Thạch Sanh.
- Truyện cổ tích Vua chích chòe.
2. Soạn bài Củng cố và mở rộng trang 47
Câu 1. Điền thông tin về các đặc điểm của truyện cổ tích.
Trả lời:
Các yếu tố
Đặc điểm
Chủ đề
Những xung đột trong gia đình, xã hội phản ánh số phận cá nhân và thể hiện ước mơ thay đổi vận mệnh.
Nhân vật
Đại diện cho các kiểu người khác nhau trong xã hội, thường được chia thành hai tuyến: chính diện (tốt, thiện) và phản diện (xấu, ác)
Cốt truyện
Truyện được kể theo trình tự thời gian tuyến tính, thể hiện rõ mối quan hệ nhân quả giữa các sự kiện.
Lời kể
Lời kể trong truyện cổ tích thường bắt đầu bằng các từ ngữ chỉ không gian và thời gian không xác định.
Yếu tố kỳ ảo
Các chi tiết, sự việc thường mang tính chất huyền bí, kỳ ảo
Câu 2. Sưu tầm một số bản kể hoặc các hình thức kể khác (truyện, thơ, kịch, phim hoạt hình...) của các truyện cổ tích Thạch Sanh và Cây khế. So sánh và nêu nhận xét về sự giống nhau và khác nhau giữa các bản kể hoặc các hình thức kể đó.
Trả lời:
- Một số bản kể hình thức khác của truyện cổ tích Thạch Sanh: Thạch Sanh (Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, Nguyễn Đổng Chi); Thạch Sanh Lý Thông (thơ, Dương Thanh Bạch).
- Một số bản kể hình thức khác của truyện cổ tích Cây khế: Ăn khế trả vàng (phim)...
- So sánh:
- Giống nhau: Các nhân vật chính và sự kiện chính trong truyện.
- Khác nhau: Hình thức thể hiện (thơ, phim…); cách kể các sự kiện hoặc kết thúc…
Câu 3. Hãy thử phác họa 'thế giới cổ tích' như em biết bằng đoạn văn (khoảng 5-7 câu).
Trả lời:
Em thong thả bước đi trên bãi cỏ xanh, nơi một bầy hươu đang nhẩn nha gặm cỏ. Em mê mải theo một chú hươu với cặp sừng tuyệt đẹp. Trước mắt em hiện ra một khu rừng. Tiếng chim hót líu lo, suối chảy róc rách, và những bông hoa rực rỡ thì thầm trò chuyện. Em dừng lại trước một tảng đá lớn màu trắng đục, bên cạnh là cây cau cao vút, tàu cau rủ xuống như che chở. Một dây trầu xanh mướt quấn quanh thân cau như không muốn rời bỏ.
3. Hướng dẫn luyện tập
Câu hỏi: Em hãy kể lại truyện cổ tích Cây khế bằng lời của Chim Thần.
Trả lời:
Văn học Việt Nam là kho tàng của những câu ca dao tục ngữ và những câu chuyện cổ tích đã trở thành phần không thể thiếu trong lời ru của bà, mẹ. “Cây khế” là một trong những câu chuyện cổ tích gần gũi với tuổi thơ của các bạn nhỏ. Tôi, nhân vật Chim Thần trong câu chuyện, xin kể lại để mọi người cùng suy ngẫm ý nghĩa của nó.
Ngày xửa ngày xưa, có hai anh em mất cha mẹ từ sớm. Người anh tham lam và lười biếng, trong khi người em hiền lành và chăm chỉ. Khi hai anh em kết hôn, người anh đã chia gia tài, cậy vào vị thế anh cả, chiếm hết tài sản và chỉ để lại cho người em một mảnh vườn nhỏ và cây khế ngọt. Người anh sống sung túc còn người em phải lao động vất vả để sống qua ngày. Mặc dù khó khăn, người em vẫn chăm sóc cây khế mỗi ngày.
Mùa khế năm đó, cây khế trong vườn của người em ra hoa kết trái đầy cành. Vợ chồng người em dự định bán khế để mua gạo. Tôi rất thích ăn trái cây. Một hôm, tôi bay qua vườn và thấy những quả khế chín mọng, tôi sà xuống ăn hết quả này đến quả khác. Thấy tôi ăn khế, người em buồn rầu thỏ thẻ với tôi:
- Chim ơi! Cây khế này là tài sản duy nhất của tôi. Chim ăn hết rồi, tôi biết lấy gì để sống?
Tôi, là loài chim biết trả ơn, đáp lại:
- Ăn một quả, trả một cục vàng, may túi ba gang mà đựng.
Người em bất ngờ khi tôi biết nói tiếng người, nhưng vẫn may túi ba gang. Mấy hôm sau, tôi đến chở người em ra đảo lấy vàng. Người em thấy vàng chất đầy đảo nhưng chỉ lấy đủ một túi ba gang và nhờ tôi chở về. Từ đó, cuộc sống của người em trở nên khá giả và giúp đỡ người khác.
Người anh nghe được câu chuyện và tìm cách đổi gia tài của mình để lấy cây khế. Vợ chồng người em đồng ý và người anh chuyển đến chỗ của họ. Mùa khế năm sau, tôi lại đến ăn khế. Người anh cũng than thở như người em trước đó. Tôi vẫn đáp:
- Ăn một quả, trả một cục vàng. May túi ba gang mà đựng.
Người anh vui mừng, nhưng vợ chồng anh lại may một cái túi mười hai gang. Tôi đưa họ ra đảo lấy vàng, nhưng vì túi quá nặng và một cơn gió bất ngờ, tôi không giữ được thăng bằng và phải hất họ cùng túi vàng xuống biển.
Câu chuyện nhắc nhở chúng ta rằng sự tham lam sẽ nhận lại kết quả không mong muốn.
4. Bài soạn 'Củng cố, mở rộng trang 47' (Ngữ văn 6 - SGK Kết nối tri thức) - mẫu 1
Câu 1 (trang 47 SGK Ngữ văn 6 tập 2):
STT
Các yếu tố
Đặc điểm
1
Chủ đề
Những mâu thuẫn trong gia đình và xã hội,
2
Nhân vật
Nhân vật chính (tốt, thiện) và nhân vật phản diện (xấu, ác)
3
Cốt truyện
Trình tự thời gian tuyến tính, mối quan hệ nhân quả giữa các sự kiện.
4
Lời kể
- Thường bắt đầu bằng các từ ngữ chỉ không gian, thời gian không xác định.
- Có nhiều phiên bản kể khác nhau.
5
Yếu tố kỳ ảo
Xuất hiện khá nhiều.
Câu 2 (trang 48 SGK Ngữ văn 6 tập 2):
So
- Bài Thạch Sanh Lý Thông (Dương Thanh Bạch):
Ngẫm trong cổ tích xưa
Ẩn chứa điều đạo lý chưa tỏ tường?
Rằng những kẻ bất lương,
Lừa dối người khác để tìm vinh thân.
Giàu sang có thể chỉ thoáng qua,
Về sau sẽ nhận quả báo tai ương.
Những người trung thực, hiền lương,
Giúp đỡ không ngại hiểm nguy
Sang hèn không cần so sánh,
Tâm hồn thanh thản không sợ tử sinh.
Chuyện xưa ở quận Cao Bình
Vợ chồng Thạch lão muộn màng nối dõi,
Thắp hương Tây, khấn vái Đông,
Việc nhân nghĩa quyết không ngần ngại.
Tiếng tốt vang xa,
Ngọc Hoàng nghe thấu sẽ là duyên số.
Cho mời Thái tử truyền rằng
Đầu thai về trần gian để giúp đỡ dân.
Nói về Thạch lão phu nhân
Ngày nọ cảm thấy trong thân có dấu hiệu khác thường.
.....
→ Dung lượng ngắn hơn, các câu vần dễ thuộc.
Câu 3 (trang 48 SGK Ngữ văn 6 tập 2):
Ánh nắng vàng rực chiếu sáng khu vườn. Mây trôi nhẹ nhàng. Những đám mây này không đủ để che lấp ánh nắng chói chang của mùa hè. Gió thổi nhẹ nhàng. Trong tán lá xanh rậm rạp, nhiều chùm hoa nở rộ. Dọc con đường là những khóm xương rồng và hoa đủ màu sắc. Ôi, cảnh sắc thiên đường tuyệt vời biết bao!
5. Bài soạn 'Củng cố, mở rộng trang 47' (Ngữ văn 6 - SGK Kết nối tri thức) - mẫu 2
Câu 1 (trang 47 SGK Ngữ văn 6 tập 2)
STT
Các yếu tố
Đặc điểm
1
Chủ đề
Kể về cuộc đời của các kiểu nhân vật quen thuộc, diễn ra trong đời sống gia đình và xã hội, từ đó rút ra bài học về đạo đức, cách sống lương thiện, hướng đến điều tốt đẹp và tránh xa cái xấu, thể hiện ước mơ và khát vọng của tác giả nhân dân.
2
Nhân vật
Nhân vật gặp khó khăn (người mồ côi, con riêng, em út, có ngoại hình xấu xí,...), Nhân vật dũng cảm và tài năng đặc biệt, Nhân vật thông minh và nhân vật ngốc nghếch, Nhân vật là động vật (con vật biết nói, hoạt động, có tính cách như con người). Nhìn chung, nhân vật cổ tích chưa được phát triển sâu về cá tính và tâm lý.
3
Cốt truyện
Được xây dựng với yếu tố tưởng tượng, các sự việc và hành động có tính chất đặc biệt, thường theo một số mô hình như: dũng sĩ chiến đấu với quái vật để cứu người đẹp, người xấu xí nhưng tốt bụng và tài giỏi,...
4
Lời kể
Thường bắt đầu với câu 'ngày xửa ngày xưa' ở thời gian và không gian không cụ thể, kết thúc bằng câu 'và rồi họ sống hạnh phúc mãi mãi'.
5
Yếu tố kỳ ảo
Thế giới huyền bí và thơ mộng, với các yếu tố kỳ ảo thường hòa quyện với thế giới thực. Thường bao gồm các con vật kỳ ảo, đồ vật kỳ ảo,... có vai trò thể hiện mục đích của tác giả trong việc truyền tải chủ đề câu chuyện.
Câu 2 (trang 48 SGK Ngữ văn 6 tập 2):
- Cây khế:
Phim hoạt hình: https://www.youtube.com/watch?v=98FRu_zIa8A
Sách nói: https://www.youtube.com/watch?v=bK_BK5QHCac
- Thạch Sanh
Phim cổ tích: https://www.youtube.com/watch?v=Z9psst-XB6w
Truyện thơ Nôm: https://truyendangian.com/truyen-tho-nom-thach-sanh/
Điểm giống nhau: Các phiên bản hay hình thức kể khác đều truyền tải nội dung, cốt truyện giống nhau và cùng một thông điệp, ý nghĩa.
Điểm khác nhau:
- Khi đọc sách giấy hay nghe sách nói, bạn có thể tưởng tượng và suy luận ra thế giới cổ tích của riêng mình.
- Khi xem phim hoạt hình, câu chuyện sẽ trở nên sinh động và hấp dẫn hơn.
Câu 3 (trang 48 SGK Ngữ văn 6 tập 2)
Trả lời:
Lần đầu tiên tôi đặt chân vào một lâu đài đẹp như vậy. Lâu đài được xây dựng theo kiểu cổ kính và lộng lẫy, xung quanh là những hàng cây xanh mát và tiếng chim hót. Trong lâu đài, các công chúa và hoàng tử đang vui vẻ trò chuyện và nhảy múa. Bữa tiệc thật hoành tráng với nhiều món ăn ngon và âm nhạc du dương. Mọi thứ ở đây thật tuyệt vời.
6. Bài soạn 'Củng cố, mở rộng trang 47' (Ngữ văn 6 - SGK Kết nối tri thức) - mẫu 3
Câu 1. Hãy lập bảng vào vở theo mẫu dưới đây và điền thông tin về các đặc điểm của truyện cổ tích:
STT
Các yếu tố
Đặc điểm
1
Chủ đề
Phản ánh những mâu thuẫn trong gia đình và xã hội, thể hiện số phận các nhân vật và ước mơ thay đổi cuộc sống của họ.
2
Nhân vật
Đại diện cho nhiều kiểu người khác nhau trong xã hội, thường chia thành hai loại: chính diện (tốt, lương thiện) và phản diện (xấu, độc ác).
3
Cốt truyện
Kể theo trật tự thời gian liên tiếp, làm rõ mối quan hệ nhân quả giữa các sự kiện.
4
Lời kể
Lời kể trong truyện cổ tích thường bắt đầu bằng những từ chỉ không gian và thời gian không cụ thể.
5
Yếu tố kỳ ảo
Các chi tiết và sự kiện thường mang tính chất huyền bí, kỳ lạ.
Câu 2. Tìm kiếm và liệt kê các phiên bản hoặc hình thức kể khác nhau của các truyện cổ tích Thạch Sanh và Cây khế (truyện, thơ, kịch, phim hoạt hình,...) và so sánh sự tương đồng và khác biệt giữa các phiên bản hoặc hình thức kể đó.
- Một số phiên bản khác của truyện cổ tích Thạch Sanh: Thạch Sanh (Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, Nguyễn Đổng Chi); Thạch Sanh Lý Thông (thơ, Dương Thanh Bạch).
- Một số phiên bản khác của truyện cổ tích Cây khế: Ăn khế trả vàng (phim)...
- So sánh:
- Điểm giống nhau: Các nhân vật chính và sự kiện chủ yếu trong truyện.
- Điểm khác nhau: Hình thức thể hiện (thơ, phim…); Cách kể các sự kiện hoặc kết thúc…
Câu 3. Hãy miêu tả “thế giới cổ tích” theo cách bạn hiểu trong một đoạn văn (khoảng 5 - 7 câu).
Tôi đang đi trên con đường nhỏ hẹp. Xa xa là một thôn xóm bình yên. Con đường đất dẫn tôi vào sâu trong thôn, nơi những ngôi nhà mái ngói cổ kính hiện ra. Người dân trong làng làm việc chăm chỉ, đàn ông mặc áo nâu, phụ nữ mặc áo tứ thân. Tôi tiến đến một ngôi nhà nhỏ và thấy cây khế ở góc vườn trĩu quả. Một con chim lớn đang đậu trên cây, ăn hết quả này đến quả khác. Tôi nhận ra mình đã bước vào thế giới trong truyện cổ tích Cây khế mà tôi từng đọc.