1. Mẫu bài soạn 'Gương báu khuyên răn' (Ngữ văn 10 - SGK Cánh diều) - bản mẫu 4
Chuẩn bị
Yêu cầu (trang 18 sách giáo khoa Ngữ văn lớp 10 Tập 2):
- Ôn lại phần Kiến thức ngữ văn và áp dụng kiến thức về Nguyễn Trãi từ các bài học trước để hiểu bài văn này.
- Gương báu khuyên răn (Bài 43) là bài thơ Nôm Đường luật theo thể thất ngôn xen lục ngôn của Nguyễn Trãi trong tập thơ Quốc âm thi tập. Bài thơ thuộc mục Gương báu khuyên răn, gồm 61 bài, thể hiện giáo huấn, tình yêu thiên nhiên, khát vọng quốc thái dân an và những suy tư về cuộc sống.
- Đọc kỹ bài thơ và chú thích để hiểu rõ từ cổ trong tiếng Việt.
Trả lời:
- Ôn lại kiến thức ngữ văn và hiểu biết về Nguyễn Trãi từ các bài học trước để nắm bắt nội dung bài văn này.
- Nguyễn Trãi sinh năm 1380 và qua đời năm 1442, tên hiệu Ức Trai, quê gốc ở Chi Ngại (Chi Linh, Hải Dương), sau dời về Nhị Khê (Thường Tín, Hà Tây, nay thuộc Hà Nội).
- Gia đình: Nguyễn Trãi lớn lên trong gia đình với truyền thống yêu nước và văn hóa, giúp ông tiếp cận và hiểu rõ tư tưởng Nho giáo.
- Cuộc đời:
+ Mồ côi mẹ từ nhỏ.
+ Năm 1400, đỗ Thái học sinh và làm quan dưới triều Hồ.
+ Năm 1407, tham gia khởi nghĩa chống giặc Minh cùng Lê Lợi và góp phần vào chiến thắng.
+ Cuối năm 1427, đầu năm 1428, sau chiến thắng khởi nghĩa Lam Sơn, Nguyễn Trãi viết Bình Ngô đại cáo và tham gia xây dựng đất nước.
+ Năm 1439, Nguyễn Trãi về ẩn dật tại Côn Sơn.
+ Năm 1440, được Lê Thái Tông mời ra giúp nước.
+ Năm 1442, bị kết án oan tại Lệ Chi viên và chịu hình phạt 'tru di tam tộc'.
+ Năm 1464, Lê Thánh Tông minh oan và sưu tầm lại tác phẩm của ông.
- Thời đại: Nguyễn Trãi sống trong thời kỳ nhiều biến động, có giặc ngoại xâm, nội bộ triều đình mâu thuẫn, đời sống khó khăn, và nhiều cuộc khởi nghĩa, ảnh hưởng đến nội dung sáng tác của ông.
- Sự nghiệp: Nguyễn Trãi là tác giả nổi bật với nhiều thể loại văn học, cả chữ Hán và chữ Nôm.
+ Sáng tác chữ Hán: Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Ức Trai thi tập, Chí Linh sơn phú, Băng Hồ di sự lục, Lam Sơn thực lục, Văn bia Vĩnh Lăng, Văn loại.
+ Sáng tác chữ Nôm: Quốc âm thi tập gồm 254 bài thơ theo thể Đường luật hoặc Đường luật xen lục ngôn.
+ Ngoài văn học, Nguyễn Trãi còn viết cuốn Dư địa chí, bộ sách địa lý cổ nhất Việt Nam.
- Phong cách sáng tác:
+ Văn chính luận: Nguyễn Trãi là nhà văn chính luận xuất sắc với tác phẩm có luận điểm vững chắc, lập luận chặt chẽ và giọng điệu linh hoạt.
+ Là nhà thơ trữ tình sâu sắc.
- Gương báu khuyên răn (Bài 43) là bài thơ Nôm Đường luật theo thể thất ngôn xen lục ngôn trong tập thơ Quốc âm thi tập, thuộc mục Bảo kính cảnh giới (Gương báu khuyên răn).
- Đọc kỹ bài thơ và chú thích để hiểu rõ từ cổ trong tiếng Việt.
Đọc hiểu
* Nội dung chính: Bài thơ mô tả vẻ đẹp của thiên nhiên mùa hè, thể hiện tình yêu thiên nhiên, cuộc sống và dân tộc của tác giả.
* Trả lời câu hỏi giữa bài:
Câu 1 (trang 19 sách giáo khoa Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Chú ý số chữ trong các câu; từ thuần Việt; động từ; từ chỉ màu sắc, hương vị, âm thanh trong bài thơ.
Trả lời:
- Số chữ trong các câu: câu đầu và cuối (6 chữ), các câu khác (7 chữ).
- Từ thuần Việt: mùi hương, hóng mát, lao xao, chợ cá.
- Động từ: đùn đùn, giương, phun, tiễn.
- Từ chỉ màu sắc: hòe lục, thạch lựu đỏ, hồng liên trì.
- Từ chỉ hương vị: mùi hương.
- Từ chỉ âm thanh: dắng dỏi, lao xao
Câu 2 (trang 19 sách giáo khoa Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Mối liên hệ giữa tiếng đàn Ngu cầm và mong ước của Nguyễn Trãi như thế nào?
Trả lời:
Tiếng đàn Ngu cầm và mong ước của Nguyễn Trãi đều thể hiện khát vọng một cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho dân tộc, thoát khỏi cảnh nghèo đói và khổ cực.
* Trả lời câu hỏi cuối bài:
Câu 1 (trang 20 sách giáo khoa Ngữ văn lớp 10 Tập 2):
Phân tích nhan đề và nội dung chính của bài thơ Gương báu khuyên răn (bài 43).
Trả lời:
- Nhan đề: “Gương báu khuyên răn” là gương soi, lời răn, không chỉ dành cho bản thân mà còn cho người khác.
- Nội dung chính: Bài thơ mô tả vẻ đẹp thiên nhiên và tâm hồn nhạy cảm, yêu đời của Nguyễn Trãi, thể hiện lòng yêu nước và dân tộc.
Câu 2 (trang 20 sách giáo khoa Ngữ văn lớp 10 Tập 2):
Nhận diện vai trò của các từ chỉ màu sắc, âm thanh, từ láy và phép đối trong việc thể hiện cảnh sắc thiên nhiên và cuộc sống trong bài thơ.
Trả lời:
- Các từ chỉ màu sắc, âm thanh, từ láy và phép đối góp phần thể hiện sự sống động, nhộn nhịp và sức sống của cuộc sống làng chài trong bài thơ.
Câu 3 (trang 20 sách giáo khoa Ngữ văn lớp 10 Tập 2):
Phân tích mối quan hệ giữa cảnh và tình trong bài thơ Gương báu khuyên răn (Bài 43).
Trả lời:
- Mối quan hệ giữa cảnh và tình là sự gắn bó, tương hỗ lẫn nhau:
+ Cảnh: rộn ràng, tươi vui, tràn đầy sức sống.
+ Tình: Những con người chất phác, bình dị.
à Tạo nên sự hòa quyện, gắn bó, và tình cảm chân thành.
Câu 4 (trang 20 sách giáo khoa Ngữ văn lớp 10 Tập 2):
Bài thơ thể hiện tâm trạng và mong ước gì của Nguyễn Trãi? Những thông tin về cuộc đời và con người Nguyễn Trãi giúp hiểu rõ hơn điều đó là gì?
Trả lời:
- Bài thơ thể hiện khát vọng của Nguyễn Trãi về một đất nước hòa bình, thịnh vượng, và cuộc sống ấm no cho người dân.
Câu 5 (trang 20 sách giáo khoa Ngữ văn lớp 10 Tập 2):
Điểm khác biệt về hình thức của bài thơ này so với các bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật là gì? Ý nghĩa của sự khác biệt đó.
Trả lời:
- Điểm khác biệt của bài thơ là sự kết hợp giữa câu 6 chữ và 7 chữ trong cấu trúc bài thơ, khác với hình thức thất ngôn bát cú truyền thống.
- Ý nghĩa: Tạo ra nhịp điệu nhẹ nhàng và cảm xúc sâu lắng hơn.
2. Bài soạn 'Gương báu khuyên răn' (Ngữ văn 10 - SGK Cánh diều) - bản mẫu 5
Chủ đề chính
Bài thơ diễn tả vẻ đẹp của thiên nhiên vào mùa hè và tâm hồn tràn đầy tình yêu thiên nhiên, cuộc sống, cũng như lòng yêu nước sâu sắc của tác giả.
Chuẩn bị
- Ôn lại kiến thức về Nguyễn Trãi từ các bài học trước.
- Đọc kỹ bài thơ và tìm hiểu các yếu tố liên quan.
Trong khi đọc Câu 1
Chú ý đến số chữ trong các câu, từ thuần Việt, động từ, từ chỉ màu sắc, hương vị và âm thanh trong bài thơ.
Phương pháp giải:
- Đọc bài thơ cẩn thận.
- Xem xét số chữ trong các câu, từ thuần Việt, động từ, từ chỉ màu sắc, hương vị và âm thanh.
Lời giải chi tiết:
- Số chữ trong các câu: câu đầu và cuối (6 chữ), các câu còn lại (7 chữ).
- Những từ thuần Việt: mùi hương, hóng mát, lao xao, chợ cá.
- Động từ: đùn đùn, giương, phun, tiễn.
- Từ chỉ màu sắc: hòe lục, thạch lựu đỏ, hồng liên trì.
- Từ chỉ hương vị: mùi hương.
- Từ chỉ âm thanh: dắng dỏi, lao xao
Trong khi đọc Câu 2
Tiếng đàn và ước vọng của Nguyễn Trãi có mối liên hệ gì?
Phương pháp giải:
Để ý hình ảnh tiếng đàn Ngu cầm và mong ước của Nguyễn Trãi.
Lời giải chi tiết:
Tiếng đàn Ngu cầm gắn liền với mong ước của Nguyễn Trãi: muốn mang đến cuộc sống ấm no, sung túc cho nhân dân.
Sau khi đọc Câu 1
Bài thơ Bảo kính cảnh giới (Bài 43) có chủ đề gì? Suy nghĩ của em về việc bài thơ được đặt trong mục Bảo kính cảnh giới của tập Quốc âm thi tập?
Phương pháp giải:
- Đọc kỹ văn bản.
- Hiểu nội dung chính của bài.
- Trình bày suy nghĩ cá nhân.
Lời giải chi tiết:
- Chủ đề của bài thơ Bảo kính cảnh giới (Bài 43): tình yêu thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm của Nguyễn Trãi, và lòng yêu nước sâu sắc của ông.
- Bảo kính cảnh giới là gương soi, lời răn cho mọi người chứ không chỉ dành cho riêng tác giả.
Sau khi đọc Câu 2
Phân tích vai trò của các từ chỉ màu sắc, âm thanh, từ láy và phép đối trong việc thể hiện cảnh sắc và cuộc sống trong bài thơ.
Phương pháp giải:
Đánh dấu các từ chỉ màu sắc, âm thanh, từ láy và phép đối để thấy rõ vai trò của chúng.
Lời giải chi tiết:
Các từ chỉ màu sắc, âm thanh, từ láy và phép đối giúp tái hiện một bức tranh thiên nhiên hài hòa và sinh động. Màu xanh của hoa hòe nổi bật với sắc đỏ của hoa thạch lựu, tiếng lao xao của chợ cá hòa với tiếng ve kêu, tất cả tạo nên một không gian sống động của làng chài.
Sau khi đọc Câu 3
Bài thơ này khác biệt gì về hình thức so với các bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật? Ý nghĩa của sự khác biệt đó là gì?
Phương pháp giải:
- Đọc kỹ văn bản.
- Hiểu hình thức thơ thất ngôn bát cú Đường luật.
- So sánh và phân tích sự khác biệt.
Lời giải chi tiết:
Bài thơ này khác biệt ở việc kết hợp giữa câu sáu chữ và câu bảy chữ trong thể Đường luật. Điều này tạo ra âm điệu đặc sắc và thể hiện cảm xúc của tác giả một cách tinh tế.
Sau khi đọc Câu 4
Phân tích mối quan hệ giữa cảnh và tình trong bài thơ Bảo kính cảnh giới (Bài 43).
Phương pháp giải:
- Đọc kỹ văn bản.
- Chú ý đến các hình ảnh miêu tả cảnh và tình trong bài thơ.
Lời giải chi tiết:
Cảnh và tình trong bài thơ được thể hiện hài hòa, gần gũi, tác động lẫn nhau. Tác giả miêu tả cả bằng thị giác, thính giác và khứu giác, tạo nên một bức tranh thiên nhiên đầy sức sống và bình dị.
Sau khi đọc Câu 5
Bài thơ thể hiện tâm trạng và mong ước gì của Nguyễn Trãi? Những thông tin nào về cuộc đời và con người Nguyễn Trãi giúp em hiểu điều đó?
Phương pháp giải:
- Chú ý đến từ ngữ thể hiện tâm trạng và mong ước của Nguyễn Trãi.
Lời giải chi tiết:
Hai câu cuối của bài thơ thể hiện ước vọng của Nguyễn Trãi về một cuộc sống no đủ và hạnh phúc cho nhân dân. Điều này phản ánh nỗi lo lắng và sự quan tâm sâu sắc của ông đối với dân tộc và quê hương.
Sau khi đọc Câu 6
Viết một đoạn văn (khoảng 8 – 10 dòng) nêu cảm nhận về vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi qua bài thơ Bảo kính cảnh giới (Bài 43).
Phương pháp giải:
- Viết đoạn văn nêu cảm nhận về tâm hồn của Nguyễn Trãi qua bài thơ.
Lời giải chi tiết:
Bài thơ Bảo kính cảnh giới (Bài 43) khắc họa thiên nhiên mùa hè đầy sống động với hương sắc, âm thanh, phản ánh tâm hồn nhạy cảm của Nguyễn Trãi. Tình yêu thiên nhiên của ông thể hiện qua bức tranh mùa hạ với sắc xanh, đỏ và âm thanh rộn ràng. Tâm hồn của Nguyễn Trãi không chỉ yêu thiên nhiên mà còn hướng đến sự an vui của nhân dân. Qua bài thơ, ta thấy được lòng yêu nước sâu sắc và tinh thần nhân đạo của ông, luôn chăm lo cho hạnh phúc của dân tộc.
3. Bài soạn 'Gương báu khuyên răn' (Ngữ văn 10 - SGK Cánh diều) - mẫu 6
Tiểu sử
- Nguyễn Trãi (1380 - 1442), hiệu Ức Trai, quê gốc ở làng Chi Ngại (nay thuộc huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương), nhưng lớn lên cùng gia đình ở làng Nhị Khê, Thường Tín, Hà Nội.
- Thân phụ là Nguyễn Phi Khanh, đỗ Thái học sinh dưới triều Trần. Thân mẫu là Trần Thị Thái - con quan tư đồ Trần Nguyên Đán.
- Năm 1400, Nguyễn Trãi thi đỗ Thái học sinh và làm quan cùng cha dưới triều Hồ.
- Năm 1407, triều Hồ sụp đổ, giặc Minh bắt ông và cha đưa về Trung Quốc.
- Khoảng năm 1423, Nguyễn Trãi tìm vào Lam Sơn theo giúp Lê Lợi và dâng Bình Ngô sách.
- Năm 1427, Lê Lợi lên ngôi hoàng đế và giao cho Nguyễn Trãi viết Bình Ngô đại cáo.
- Năm 1437, ông xin về ở ẩn tại Côn Sơn. Đến năm 1440, vua Lê Thái Tông mời ông ra giúp nước.
- Năm 1442, Nguyễn Trãi bị bọn gian thần vu cho tội giết vua và phải chịu thảm án "tru di tam tộc".
- Năm 1464, vua Lê Thánh Tông mới minh oan cho Nguyễn Trãi.
- Năm 1980, Nguyễn Trãi được tổ chức UNESCO vinh danh là "Danh nhân văn hóa thế giới".
Sự nghiệp sáng tác
Nội dung thơ văn
- Thơ văn Nguyễn Trãi phong phú, đa dạng về đề tài, cảm hứng; giàu giá trị tư tưởng và đậm tính trữ tình. Nổi bật trong các tác phẩm của ông là tư tưởng nhân nghĩa, tình yêu thiên nhiên và những ưu tư về thế sự.
Đặc điểm nghệ thuật
- Thơ văn Nguyễn Trãi kết tinh nhiều thành tựu nghệ thuật đặc sắc; góp phần quan trọng vào sự phát triển, hoàn thiện một số thể loại văn học trung đại Việt Nam: văn chính luận, thơ chữ Hán và thơ chữ Nôm.
+ Văn chính luận Nguyễn Trãi, đặc biệt là những thư từ bút chiến, văn kiện ngoại giao với nhà Minh luôn đạt đến trình độ mẫu mực.
+ Thơ chữ Hán của Nguyễn Trãi hầu hết được sáng tác bằng các thể thơ Đường luật, đạt tới sự nhuần nhuyễn, điêu luyện; ngôn ngữ cô đúc, nghệ thuật tả cảnh, tả tình tinh tế, tài hoa.
+ Thơ chữ Nôm của Nguyễn Trãi được đánh giá là đỉnh cao của dòng thơ quốc âm (tiếng Việt) thời trung đại.
- Thơ văn Nguyễn Trãi xứng đáng là tập đại thành của năm thế kỉ văn học trung đại Việt Nam tính đến mốc thế kỉ XV.
Các tác phẩm chính
- Văn chính luận: Quân trung từ mệnh tập,...
- Thơ chữ Hán: Loạn hậu đáo Côn Sơn cảm tác, Chu trung ngẫu thành, Tự thán, Thần Phù khải khẩu,...
- Thơ chữ Nôm: Quốc âm thi tập,...
Vị trí và tầm ảnh hưởng
- Nguyễn Trãi không chỉ là người anh hùng dân tộc mà còn là một nhà văn hóa khai sáng, một nhà văn, nhà thơ. Những đóng góp của ông đã tạo ra bước ngoặt mới trong lịch sử phát triển của văn hóa, văn học Việt Nam.
+ Nguyễn Trãi có công rất lớn trong việc giúp Lê Lợi xây dựng một đường lối chính trị và quân sự đúng đắn ngay từ khi tham gia khởi nghĩa Lam Sơn.
+ Những đóng góp về văn học của Nguyễn Trãi là hết sức to lớn, có giá trị mở đầu cho nhiều truyền thống quý báu của văn học dân tộc.
Tác phẩm
Tác phẩm Gương báu khuyên răn
I. Tìm hiểu chung
- Thể loại: Thể thơ Nôm Đường luật, có xen câu lục ngôn với câu thất ngôn.
- Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác:
- Là bài thứ 43 thuộc phần “Bảo kính cảnh giới” (gương báu răn mình), ở phần vô đề của tập thơ “Quốc âm thi tập”.
- Bài thơ được sáng tác khoảng những năm 1438 – 1439 khi tác giả về ở ẩn tại Côn Sơn.
- Phương thức biểu đạt: Tự sự và biểu cảm
- Bố cục: Gồm 2 phần:
- Phần 1 (6 câu thơ đầu): bức tranh thiên nhiên ngày hè.
- Phần 2 (2 câu thơ cuối): tấm lòng của Nguyễn Trãi.
- Giá trị nội dung:
- Bài thơ “Cảnh ngày hè” thể hiện vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên. Thể hiện tình yêu thiên nhiên và cuộc sống. tấm lòng yêu thương dân tha thiết của tác giả.
- Giá trị nghệ thuật:
- Từ ngữ giản dị, giàu sức biểu cảm; hình ảnh thơ gần gũi; câu lục ngôn, dồn nén cảm xúc.
- Thể thơ Đường luật phá cách, xen vào các câu thơ lục ngôn.
- Tả cảnh ngụ tình.
II. Tìm hiểu chi tiết
- Bức tranh thiên nhiên cảnh ngày hè
– Câu 1: Tâm thế của nhà thơ:
+ Rồi: rỗi rãi, không vướng bận.
+ Hành động: hóng mát → thư thái, thảnh thơi.
+ Thời gian: thuở ngày trường → ngày dài, hết ngày này đến ngày khác.
+ Cách ngắt nhịp 1/2/3: nhấn mạnh vào hoàn cảnh đặc biệt của Nuyễn Trãi phút giây nghỉ ngơi hiếm hoi của nhà thơ.
→ Tác giả đã mở đầu bài thơ bằng một tâm trạng yêu thiên nhiên tha thiết, đồng thời với một tâm thế thư thái khi đến với thiên nhiên, rảnh rỗi hóng mát nhưng tâm trạng bất đắc chí. Câu thơ hiện lên hình ảnh của nhà thơ Nguyễn Trãi, ông đang ngồi dưới bóng cây nhàn nhã như hóng mát thật sự. Việc quân, việc nước chắc đã xong xuôi ông mới trở về với cuộc sống đơn sơ, giản dị, mộc mạc mà chan hòa, gần gũi với thiên nhiên.
– Câu 2, 3, 4: Bức tranh thiên nhiên ngày hè:
+ Cách ngắt nhịp 3/4 làm nổi bật cảnh sắc của mùa hè.
+ Hình ảnh: hòe lục, thạch lựu, hồng liên trì, là những hình ảnh mộc mạc, gần gũi, bình dị chốn thôn quê Việt Nam.
+ Màu sắc: màu xanh của lá hòe, đỏ của hoa lựu, màu hồng của hoa sen. Bức tranh sinh động nhiều màu sắc.
+ Trạng thái của cảnh vật: sử dụng các động từ mạnh, tính từ sắc thái hóa: đùn đùn, giương, phun, tiễn. Cảnh vật đang tự thôi thúc, ứa căng sự sống, đua nhau trổ dáng, khoe sắc, tỏa hương.
→ Có thể nhận thấy bức tranh thiên nhiên mùa hè hiện ra một cách hài hòa giữa cảnh vật với nhau, tạo nên điểm nhìn nghệ thuật. Cảnh mùa hè qua tâm hồn, tình cảm của ông bừng bừng sức sống. Cây hòa lớn lên nhanh, tán cây tỏa rộng che rợp mặt đất như một tấm trướng rộng căng ra giữa trời với cành lá xanh tươi. Những cây thạch lựu còn phun thức đỏ, ao sen tỏa hương, màu hồng của những cánh hoa điểm tô sắc thắm. Qua lăng kính của Nguyễn Trãi, sức sống vẫn bừng bừng, tràn đầy, cuộc đời là một vườn hoa, một khu vườn thiên nhiên muôn màu muôn vẻ. Cảnh vật như cổ tích có lẽ bởi nó được nhìn bằng con mắt của một thi sĩ đa cảm, giàu lòng ham sống với đời…
– Câu 5, 6: Bức tranh cuộc sống, con người:
+ Thời gian: lầu tịch dương, cuối ngày, lúc mặt trời sắp lặn.
+ Âm thanh: lao xao gợi sự ồn ào, náo nhiệt nơi chợ cá →âm thanh của cuộc sống hằng ngày. Dắng dỏi: tiếng ve kêu inh ỏi, rộn rã ngân dài → âm thanh đặc trưng của mùa hè.
+ Nghệ thuật đảo ngữ lao xao chợ cá và dắng dỏi cầm ve nhấn mạnh âm thanh đặc trưng ngày hè, không khí nhộn nhịp buổi chiều nơi làng quê.
+ “Chợ” là hình ảnh của sự thái bình trong tâm thức của người Việt. Chợ đông vui thì nước thái bình, thịnh trị, dân giàu đủ ấm no: chợ tan rã thì dễ gợi hình ảnh đất nước có biến, có loạn, có giặc giã, có chiến tranh, đao binh… lại thêm tiếng ve kêu lúc chiều tà gợi lên cuộc sống nơi thôn dã. Chính những màu sắc nơi thôn dã này làm cho tình cảm ông thêm đậm đà sâu sắc và gợi lại ý tưởng mà ông đang đeo đuổi.
→Tác giả đã mở ra không gian ngày hè đầy màu sắc và âm thanh trong sáu câu thơ trên, từ đó chúng ta đủ thấy được bức tranh ngày hè rất sinh động và tràn đầy sức sống, có sự kết hợp giữa đường nét, màu sắc, âm thanh, con người. Nguyễn Trãi đã quan sát thiên nhiên bằng tất cả các giác quan của mình và tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống của tác giả.
- Tấm lòng của Nguyễn Trãi
– Điển tích: Ngu cầm đàn của vua Nghiêu Thuấn.
– Ước có cây đàn của vua Thuấn, gảy khúc Nam phong để mong đất nước có vị vua anh minh, dân có cuộc sống no đủ, hạnh phúc.
– Lấy hình ảnh vua Nghiêu, Thuấn làm gương răn mình để bộc lộ chí hướng cao cả, khát khao đem tài trí để phục vụ cho dân, cho nước.
– Câu kết (câu lục ngôn) nhịp 3/3 thể hiện được cảm xúc dồn nén, tấm lòng ưu ái với dân, với nước của tác giả.
– Những điều ước của tác giả nhằm hướng đến cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân. Ông ước gì lúc này có được trong tay cây đàn của vua Thuấn, đàn một tiếng để nổi lên niềm mong mỏi lớn nhất của mình là dân chúng khắp nơi đều được giàu có, no đủ. Ẩn giấu đằng sau lời ước mong ấy là sự trách móc nhẹ nhàng mà nghiêm khắc bọn quyền thần tham bạo ở triều đình đương thời không còn nghĩ đến dân, đến nước.
→ Tác giả là người không những có lòng yêu nước, thương dân mà ông còn yêu thiên nhiên tha thiết. Nguyễn Trãi vẫn không nguôi nỗi niềm dân nước, ông tìm thấy ở thiên nhiên cỏ hoa xinh tươi kia một nguồn thi hứng, nguồn động viên, an ủi và khích lệ đáng quý đối với bản thân. Điều đó góp phần tạo nên cốt cách của Nguyễn Trãi, bậc trượng phu – chính nhân quân tử – hiên ngang như cây tùng, cây bách trước giông bão cuộc đời.
ĐỌC HIỂU
Câu 1: Chú ý số chữ trong các câu; những từ thuần Việt; động từ; từ chỉ màu sắc; hương vị, âm thanh trong bài thơ.
Trả lời:
Số chữ trong các câu: câu đầu và cuối (6 chữ), các câu còn lại (7 chữ).
Những từ thuần Việt: mùi hương, hóng mát, lao xao, chợ cá.
Động từ: đùn đùn, giương, phun, tiễn.
Từ chỉ màu sắc: hòe lục, thạch lựu..đỏ, hồng liên trì.
Từ chỉ hương vị: mùi hương.
Từ chỉ âm thanh: dắng dỏi, lao xao
Câu 2: Tiếng đàn Ngu cầm và mong ước của Nguyễn Trãi có mối liên hệ như thế nào?
Trả lời:
Tiếng đàn Ngu cầm có mối liên hệ chặt chẽ, thể hiện được mong ước của Nguyễn Trãi: muốn mang lại cuộc sống ấm no, sung túc, yên vui cho nhân dân muôn nơi.
B. Bài tập và hướng dẫn giải
Câu 1: Tìm hiểu nhan đề và nội dung chính của bài thơ Gương báu khuyên răn (bài 43)
=> Xem hướng dẫn giải
Nhan đề: gác kiếm lại, tận hưởng cuộc sống ẩn dật của Nguyễn Trãi - Cuộc sống thanh bình, giản dị đã giúp ông lắng nghe trọn vẹn nhịp sống của con người, của thiên nhiên.
- Nội dung: tả cảnh ngày hè cho thấy tâm hồn Nguyễn Trãi chan chứa tình yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu nhân dân, đất nước.
Câu 2: Nhận biết vai trò của các từ chỉ màu sắc, âm thanh, từ láy và phép đối trong việc thể hiện cảnh sắc thiên nhiên và cuộc sống trong bài thơ.
=> Xem hướng dẫn giải
Vai trò: Tái hiện lại bức tranh thiên nhiên có sự kết hợp hài hòa giữa âm thanh, giữa cảnh vật với con người. Màu xanh mát của hoa hòe làm nền nổi bật lên sắc đỏ của hoa thạch lựu, tiếng lao xao chợ cá hòa cùng với tiếng ve kêu. Tất cả như đang hòa trộn vào nhau trong không gian đầy sức sống để rồi làm bật lên sự nhộn nhịp của của sống của những ngư dân làng chài.
Câu 3: Phân tích mối quan hệ giữa cảnh và tình trong bài thơ Gương báu khuyên răn
=> Xem hướng dẫn giải
Cảnh và tình trong bài thơ Gương báu khuyên răn (bài 43) được Nguyễn Trãi khắc họa như một bức tranh đẹp. Tác giả không chỉ miêu tả bằng thị giác mà còn miêu tả bằng thính giác, khứu giác. Từ sắc xanh của hòe, sắc đỏ của lựu, tiếng lao xao của chợ cá, tiếng ve kêu râm ran, những con người làng chài chất phác, tất cả như đang hòa quyện hài hóa với nhau tạo lên bức tranh thiên nhiên thật êm đềm bình dị.
Câu 4: Theo em, bài thơ đã thể hiện tâm trạng và mong ước gì của Nguyễn Trãi? Những thông tin nào về cuộc đời và con người Nguyễn Trãi giúp em hiểu hơn về điều đó?
=> Xem hướng dẫn giải
Theo em, bài thơ đã thể hiện tâm trạng và mong ước của Nguyễn Trãi về người dân đất nước ta có cuộc sống no đủ sum vầy hạnh phúc, ấm êm. Nhờ vào hai câu thơ cuối:
Lẽ có Ngu cầm đàn một tiếng,
Dân giàu đủ khắp đòi phương.
Hai câu thơ cuối cho ta hiểu tấm lòng của Nguyễn Trãi muốn có cây đàn của vua Thuấn để gảy lên khúc ca sự no ấm, thái bình của người dân. Qua đó, ta thấy được ông là người luôn canh cánh trong lòng nỗi lo cho dân, cho đất nước, nhìn thấy dân làng chài trong cảnh yên vui cũng đủ khiến ông yên lòng
Câu 5: Điểm khác biệt về hình thức của bài thơ này so với các bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật là gì? Nêu ý nghĩa của sự khác biệt đó?
=> Xem hướng dẫn giải
- Điểm khác biệt về hình thức của bài thơ này so với các bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật: Trong bài thơ, tác giả đã vận dụng một cách sáng tạo thể thơ Đường luật với sự đan xen của câu sáu chữ và câu bảy chữ.
- Ý nghĩa: Việc sử dụng như vậy sẽ tạo nên âm điệu cho bài thơ và đồng thời như thể hiện sự dồn nén trong câu chữ những tình cảm của ông.
4. Soạn bài 'Gương báu khuyên răn' (Ngữ văn 10 - SGK Cánh diều) - phiên bản 1
I. Tác giả văn bản Gương báu khuyên răn – Bài 43
- Nguyễn Trãi (1380 – 1442)
- Quê quán: làng Chi Ngại, huyện Phượng Sơn, lộ Lạng Giang (nay thuộc Chí Linh, Hải Dương).
- Phong cách nghệ thuật: sắc sảo, khúc triết, thấu tình đạt lý, có nhu có cương
- Tác phẩm chính: Bình Ngô đại cáo, Quân trung từ mệnh tập, Ức Trai thi tập, Quốc âm thi tập,...
II. Tìm hiểu tác phẩm Gương báu khuyên răn – Bài 43
- Thể loại: Thơ nôm đường luật
- Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: Trích từ tập thơ Quốc âm thi tập được viết trong những ngày Nguyễn Trãi ở ẩn ở Côn Sơn
- Phương thức biểu đạt: biểu cảm
- Bố cục:
- 6 câu thơ đầu: Bức tranh thiên nhiên cảnh ngày hè.
- 2 câu thơ còn lại: Tâm sự của tác giả.
Tóm tắt:
“Gương báu răn mình” là bài thơ được trích từ chùm thơ Bảo kính cảnh giới của nhà thơ Nguyễn Trãi. Bìa thơ là bức tranh mùa hè tươi tắn, rực rỡ mà không chói chang. Đọc bài thơ ta có thể cảm nhận được tư tưởng, tình cảm yêu đời, yêu thiên nhiên và ước vọng cao đẹp của nhà thơ.
Giá trị nội dung:
- Bức tranh cảnh ngày hè tràn đầy sức sống, sinh động vừa giản dị, dân dã đời thường vừa tinh tế, gợi cảm.
- Tình yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu cuộc sống, tấm lòng vì dân, vì nước của tác giả.
Giá trị nghệ thuật:
- Cách ngắt nhịp đặc biệt.
- Thể thơ thất ngôn xen lục ngôn.
- Ngôn ngữ giản dị mà tinh tế, biểu cảm
III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Gương báu khuyên răn – Bài 43
- Bức tranh thiên nhiên
-“Rồi hóng mát thuở ngày trường”: Câu thơ với nhiều thanh trầm, thể hiện sự thanh nhàn, tâm thế ung dung, thư thái của con người.
- Hình ảnh: Hòe, tán rợp giương, thạch lưu, hồng liên, chợ cá làng ngư phủ => Hình ảnh đặc trưng của ngày hè.
- Màu sắc: Màu lục của lá hòe làm nổi bật màu đỏ của thạch lựu, màu hồng của cánh sen; ánh mặt trời buổi chiều như dát vàng lên những tán hòe xanh => hài hòa, rực rỡ.
- Âm thanh:
+ Tiếng ve inh ỏi – âm thanh đặc trưng của ngày hè.
+ Tiếng lao xao của chợ cá: âm thanh đặc trưng của làng chài.
- Thời gian: Cuối ngày, lúc mặt trời sắp lặn, nhưng sự sống dường như không dừng lại.
- Nhà thơ sử dụng nhiều cụm động từ thể hiện trạng thái căng tràn của tự nhiên: “tán rợp giương”, “đùn đùn”, “phun thức đỏ”, “tiễn mùi hương” => Có một cái gì thôi thúc từ bên trong, đang ứa căng, đầy sức sống.
=> Bức tranh cảnh ngày hè chan hòa ánh sáng, màu sắc và hương thơm.
=> Qua bức tranh thiên nhiên sinh động và đầy sức sống, ta thấy được sự giao cảm mạnh mẽ và tinh tế của nhà thơ đối với cảnh vật. Nhà thơ đã đón nhận cảnh vật bằng nhiều giác quan: thị giác, thính giác, khứu giác và cả sự liên tưởng. Tất cả cho thấy tấm lòng yêu thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm, tinh tế của Ức Trai thi sĩ.
- Vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi
- Tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu cuộc sống:
+ Tâm trạng thư thái khi đón nhận cảnh vật thiên nhiên.
+ Cảm nhận thiên nhiên bằng tất cả các giác quan. Thiên nhiên qua cảm xúc của nhà thơ trở nên sinh động, đáng yêu và tràn đầy nhựa sống.
- Tấm lòng ưu ái với dân, với nước:
+ Ước có được chiếc đàn của vua Thuấn để gảy khúc Nam phong, ca ngợi cảnh thái bình.
+ Mong ước “dân giàu đủ khắp đòi phương”: mong mỏi về cuộc sống an lạc của người dân ở mọi phương trời.
+ Tâm thế hướng về cảnh vật nhưng tâm hồn, tình cảm vẫn hướng về người dân lao động
+ Câu thơ 6 chữ dồn nén cảm xúc cả bài thơ " điểm kết tụ của hồn thơ Ức Trai không phải ở thiên nhiên tạo vật mà chính ở cuộc sống con người, ở nhân dân.
Chuẩn bị
Hiển thị nội dung
Yêu cầu (trang 18 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2):
- Xem lại phần Kiến thức ngữ văn và những hiểu biết về Nguyễn Trãi trong các bài đã học để đọc hiểu văn bản này.
- Gương báu khuyên răn (Bài 43) là bài thơ Nôm Đường luật viết theo thể thất ngôn xen lục ngôn của Nguyễn Trãi trong tập thơ Quốc âm thi tập, mục Bảo kính cảnh giới (Gương báu khuyên răn).
- Đọc trước bài thơ, tìm hiểu kĩ các chú thích để hiểu rõ các từ Việt cổ.
Trả lời:
- Xem lại phần Kiến thức ngữ văn và những hiểu biết về Nguyễn Trãi trong các bài đã học để đọc bài Bảo kính cảnh giới (Bài 43).
Một số chú ý quan trọng về Nguyễn Trãi các em cần nhớ:
+ Nguyễn Trãi Sinh năm 1380, hiệu là Ức Trai, quê gốc ở làng Chi Ngại, huyện Phượng Sơn, lộ Lạng Giang (nay thuộc Chí Linh, Hải Dương), sau dời về làng Ngọc Ổi, xã Sơn Nam Thượng, huyện Thượng Phúc, lộ Đông Đô (nay thuộc Nhị Khê, Thường Tín, Hà Nội).
+ Năm 1400, Nguyễn Trãi đỗ Thái học sinh, hai cha con ông đều ra làm quan nhà Hồ. Năm 1406, giặc Minh cướp nước ta, Nguyễn Phi Khanh bị bắt sang Trung Quốc. Tương truyền, Nguyễn Trãi để giữ trọn đạo hiếu định đi cùng cha, nhưng nghe lời cha dặn, ông đã quay về tìm đường cứu nước.
+ Ông tham gia khởi nghĩa Lam Sơn, dâng Bình Ngô sách (Kế sách đánh đuổi quân Minh), củng Lê Lợi và các tướng lĩnh bàn bạc việc quân, vạch ra đường lối chiến lược của cuộc khởi nghĩa
+ Sau ngày hoà bình lập lại, Nguyễn Trãi đem hết tâm huyết, tài năng, sức lực tham gia vào công cuộc xây dựng đất nước. Tuy nhiên, do những mâu thuẫn nội bộ của triều đình phong kiến, do bọn quyền thân, gian thân lộng hành, Nguyễn Trãi không còn được tin dùng như trước. Ông lui về ở ẩn tại Côn Sơn nhưng rồi lại hăm hở ra giúp đời, giúp nước khi được vua Lê Thái Tông trọng dụng.
+ Giữa lúc Nguyễn Trãi đang giữ trọng trách công việc quốc gia thì năm 1442 xảy ra vụ án Lệ Chi viên (Trại Vải ở Gia Lương, Bắc Ninh) đầy oan khốc khiến ông bị khép tội “tru di tam tộc” (giết cả ba họ).
+ Năm 1464, Lê Thánh Tông đã minh oan cho Nguyễn Trãi, cho sưu tầm lại thơ văn của ông. Năm 1980, nhân Kỉ niệm 600 năm sinh của ông, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên hợp quốc (UNESCO) đã vinh danh Nguyễn Trãi là Danh nhân văn hoá kiệt xuất.
+ Nguyễn Trãi là một tài năng lỗi lạc về tư tưởng, chính trị, quân sự, ngoại giao, văn hoá, văn học,...
- Bảo kính cảnh giới (Bài 43) là bài thơ Nôm Đường luật viết theo thể thất ngôn xen lục ngôn của Nguyễn Trãi trong tập thơ Quốc âm thi tập, mục Bảo kính cảnh giới (Gương báu khuyên răn).
- Đọc trước bài thơ, tìm hiểu kĩ các chú thích để hiểu rõ các từ Việt cổ.
+ Ví dụ: Tiễn là đầy, thừa; hồng liên là sen hồng; tịch dương là nắng chiều; …
Đọc hiểu
* Nội dung chính:
- Văn bản “Bảo kính cảnh giới” là bài thơ Nôm Đường luật viết về vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên ngày hè cùng tâm hồn chan chứa tình yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu nhân dân, đất nước tha thiết của tác giả.
* Trả lời câu hỏi giữa bài:
Câu 1 (trang 19 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 ): Chú ý số chữ trong các câu; những từ thuần Việt; động từ; từ chỉ màu sắc, hương vị, âm thanh trong bài thơ.
Trả lời:
- Số chữ trong các câu: có câu thơ 6 chữ xen lẫn các câu thơ 7 chữ
- Những từ thuần Việt: ngày trường, tán rợp giương, tiễn, hồng liên, …
- Những động từ: rợp, phun, tiễn, đàn
- Những từ chỉ màu sắc, hương vị, âm thanh trong bài thơ: đỏ, lao xao, dắng dỏi, …
Câu 2 (trang 19 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 ): Tiếng đàn Ngu cầm và mong ước của Nguyễn Trãi có mối liên hệ như thế nào?
Trả lời:
- Ước nguyện của tác giả và tình yêu nước, thương dân sâu sắc:
“Dễ có Ngu cầm đàn một tiếng
Dân giàu đủ, khắp đòi phương”
+ Ung dung, tự tại, không muốn vướng bận đến chuyện quan trường nhưng vẫn luôn nghĩ về dân, về nước.
→ Tác giả khao khát muốn đem tài trí của mình để cống hiến cho đất nước, cho dân tộc
+ Tác giả mong có cây đàn của vua Ngu Thuấn để hát ca mong muốn mang lại cuộc sống ấm no, sung túc, yên vui cho nhân dân muôn nơi.
→ Tấm lòng yêu thương nhân dân. Ước mong, khát vọng cao đẹp về một cuộc sống thái bình, hạnh phúc cho muôn dân
* Trả lời câu hỏi cuối bài:
Câu 1 (trang 20 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 ):
Tìm hiểu về nhan đề và nội dung chính của bài thơ Gương báu khuyên răn (bài 43)
Trả lời:
- Bài thơ Bảo kính cảnh giới (Bài 43) viết về chủ đề vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên ngày hè cùng tâm hồn chan chứa tình yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu nhân dân, đất nước tha thiết của tác giả.
Câu 2 (trang 20 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 ):
Nhận biết vai trò của các từ chỉ màu sắc, âm thanh, từ láy và phép đối trong việc thể hiện cảnh sắc thiên nhiên và cuộc sống trong bài thơ.
Trả lời:
- Vai trò của các từ chỉ màu sắc: màu “xanh” của cây hòe, màu “đỏ” của cây thạch lựu, màu “hồng” của hồng liên đều là những màu sắc tươi tắn, rực rỡ, giúp cho bức tranh thiên nhiên thêm căng tràn nhựa sống.
- Vai trò của các từ chỉ âm thanh: âm thanh của tiếng ve, tiếng “lao xao” của chợ cá đều là những âm thanh sôi động giúp cho bức tranh ngày hè gần gũi hơn, gắn bó dân dã với cuộc sống đời thường.
- Vai trò của các từ láy và phép đối: từ láy “đùn đùn, lao xao, dắng dỏi” và phép đối: “Lao xao chợ cá làng ngư phủ/ Dắng dỏi cầm ve lầu tích dương” góp phần thể hiện sinh động, biểu cảm hơn cảnh sắc thiên nhiên và cuộc sống trong bài thơ.
Câu 3 (trang 20 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 ):
Phân tích mối quan hệ giữa cảnh và tình trong bài thơ Gương báu khuyên răn (Bài 43).
Trả lời:
* Phân tích mối quan hệ giữa cảnh và tình trong bài thơ Bảo kính cảnh giới (Bài 43).
- Bức tranh cảnh ngày hè sôi động, náo nhiệt gắn với cuộc sống của con người
+ Âm thanh sôi động, dân dã gắn với cuộc sống đời thường: âm thanh của tiếng ve, tiếng lao xao của chợ cá
+ Hình ảnh thơ gần gũi: chợ cá làng ngư phủ, lầu tịch dương
+ Sử dụng từ láy có giá trị tượng thanh (lao xao) cùng với nghệ thuật đảo ngữ trong câu 5 và câu 6 đã góp phần tạo nên nét nhộn nhịp của bức tranh hè và cuộc sống sung túc, ấm no, đủ đầy của con người.
- Bức tranh cảnh ngày hè có sự kết hợp hài hòa giữa màu sắc và âm thanh, giữa cảnh vật và con người:
+ Cảnh vật ngày hè ngập tràn màu sắc, sự kết hợp màu độc đáo giữa màu đỏ của hoa lựu trước hiên với cây hòe xanh rợp bóng cùng với âm thanh của tiếng ve, của chợ cá khiến không gian tràn đầy sức sống.
+ Trong không gian cảnh hè ấy, hình ảnh con người hiện lên với sự sung túc, hạnh phúc trong lao động.
⇒ Qua cảm nhận của tác giả, bức tranh cảnh ngày hè hiện lên thật sống động, có sự hài hòa giữa đường nét, màu sắc, âm thanh, cảnh vật và con người. Cảnh vật được nhìn từ gần đến xa, từ cao xuống thấp. Đồng thời, bức tranh ấy hiện lên thật nhộn nhịp, sôi động và luôn căng tràn sức sống, tất cả như đang muốn trào dâng ra bên ngoài.
Câu 4 (trang 20 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 ):
Theo em, bài thơ đã thể hiện tâm trạng và mong ước gì của Nguyễn Trãi? Những thông tin nào về cuộc đời và con người Nguyễn
Trả lời:
- Theo em, bài thơ đã thể hiện tâm trạng và mong ước của Nguyễn Trãi là:
+ Nguyễn Trãi bộc lộ tình yêu thiên nhiên, đất nước, nhân dân và mong ước, khát vọng về cuộc sống ấm no, thái bình, hạnh phúc cho muôn dân.
Câu 5 (trang 20 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 ):
Điểm khác biệt về hình thức của bài thơ này so với các bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật là gì? Nêu ý nghĩa của sự khác biệt đó.
Trả lời:
- Điểm khác biệt về hình thức của bài thơ này so với các bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật là:
+ Các bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật toàn bài đều là câu 7 chữ và ngắt nhịp 4/3
+ Còn bài Bảo kính cảnh giới (bài 43) thì đan xen câu 6 chữ: các câu 1 và 8 là câu thơ 6 chữ; có những câu 7 chữ ngắt theo nhịp 3 / 4 (Thạch lựu hiên/ còn phun thức đỏ - Hồng liên trì/ đã tiễn mùi hương)
- Ý nghĩa của sự khác biệt trên cho thấy Nguyễn Trãi đã tiếp thu thơ Đường luật Trung Quốc để "xây dựng một lối thơ Việt Nam" (Đặng Thai Mai) là thơ Nôm Đường luật.
5. Soạn bài 'Gương báu khuyên răn' (Ngữ văn 10 - SGK Cánh diều) - mẫu 2
A. Nội dung chính Gương báu khuyên răn – Bài 43
Bài thơ khắc họa cảnh mùa hè, thể hiện tâm hồn Nguyễn Trãi tràn đầy tình yêu thiên nhiên, cuộc sống, và quê hương đất nước.
B. Bố cục Gương báu khuyên răn – Bài 43
- Phần 1: 6 câu thơ đầu: Bức tranh thiên nhiên mùa hè.
- Phần 2: Các câu thơ còn lại: Tâm sự của tác giả.
C. Tóm tắt Gương báu khuyên răn – Bài 43
Tóm tắt Gương báu khuyên răn – Bài 43 (mẫu 1)
Bài thơ “Gương báu răn mình” nằm trong chùm thơ Bảo kính cảnh giới của Nguyễn Trãi. Bức tranh mùa hè trong bài thơ tươi sáng và đầy sức sống, không quá chói chang. Đọc thơ, người đọc cảm nhận được tâm tư yêu đời, yêu thiên nhiên và khát vọng cao cả của nhà thơ.
Chuẩn bị
Yêu cầu (trang 18 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Cánh diều):
Những điểm quan trọng về Nguyễn Trãi:
+ Sinh năm 1380, hiệu là Ức Trai, quê làng Chi Ngại, huyện Phượng Sơn, nay thuộc Chí Linh, Hải Dương. Sau đó chuyển đến làng Ngọc Ổi, xã Sơn Nam Thượng, huyện Thượng Phúc, nay là Nhị Khê, Thường Tín, Hà Nội.
+ Ông tham gia khởi nghĩa Lam Sơn, dâng Bình Ngô sách, cùng Lê Lợi và các tướng lĩnh bàn bạc kế hoạch chiến lược.
+ Sau khi hòa bình lập lại, Nguyễn Trãi tiếp tục cống hiến cho công cuộc xây dựng đất nước nhưng gặp phải mâu thuẫn triều đình và sự lộng hành của quyền thần, dẫn đến ông phải lui về ẩn dật tại Côn Sơn. Tuy nhiên, khi được vua Lê Thái Tông trọng dụng, ông lại hăm hở giúp đỡ đất nước.
+ Năm 1442, ông bị kết án oan trong vụ án Lệ Chi viên với tội “tru di tam tộc”.
+ Năm 1464, Lê Thánh Tông đã minh oan cho ông và sưu tầm lại thơ văn. Năm 1980, UNESCO vinh danh Nguyễn Trãi là Danh nhân văn hóa kiệt xuất nhân dịp kỷ niệm 600 năm sinh của ông.
+ Nguyễn Trãi là một nhân tài lỗi lạc về tư tưởng, chính trị, quân sự, ngoại giao, văn hóa và văn học.
- Bảo kính cảnh giới (Bài 43) là bài thơ Nôm Đường luật, thuộc tập thơ Quốc âm thi tập, theo thể thất ngôn xen lục ngôn của Nguyễn Trãi trong mục Bảo kính cảnh giới (Gương báu khuyên răn).
- Đọc trước bài thơ và tìm hiểu kỹ các chú thích để hiểu rõ các từ Việt cổ.
+ Ví dụ: Tiễn là đầy, thừa; hồng liên là sen hồng; tịch dương là nắng chiều; …
Đọc hiểu
* Nội dung chính:
Bài thơ “Gương báu khuyên răn” (bài 43) vẽ nên bức tranh mùa hè tươi đẹp và rực rỡ, từ đó thể hiện tình yêu thiên nhiên, khát vọng về một đất nước thịnh vượng và cuộc sống ấm no của Nguyễn Trãi.
* Trả lời câu hỏi giữa bài:
Câu 1 (trang 19 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Cánh diều):
- Số chữ trong câu: 7 chữ, riêng câu cuối là 6 chữ.
- Những từ thuần Việt: nhiều từ thuần Việt như hóng mát, thuở, ngày, hoè, đùn đùn, tán rợp giương, thạch lưu, hiên, phun, đỏ, mùi hương, lao xao, chợ cá, làng, dắng dỏi, ve, đàn, một tiếng.
- Động từ: đùn đùn, phun, tiễn.
- Màu sắc: lục, đỏ, hồng.
- Âm thanh: lao xao chợ cá, dắng dỏi cầm ve.
Câu 2 (trang 19 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Cánh diều):
Tiếng đàn Ngu cầm thể hiện khát vọng của Nguyễn Trãi về việc cống hiến tài năng cho đất nước và dân tộc.
* Trả lời câu hỏi cuối bài:
Câu 1 (trang 20 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Cánh diều):
- Nhan đề “Bảo kính cảnh giới” (Gươm báu răn mình) là cách tự nhắc nhở và khuyên răn con cháu, từ đó làm nổi bật tư tưởng của bài thơ.
- Nội dung chính:
Bài thơ “Gươm báu khuyên răn” (bài 43) khắc họa cảnh thiên nhiên mùa hè tươi đẹp và rực rỡ, từ đó bộc lộ tình yêu thiên nhiên, khát vọng về một đất nước thịnh vượng và cuộc sống ấm no của Nguyễn Trãi.
Câu 2 (trang 20 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Cánh diều):
- Các gam màu trong bài thơ đều là màu nóng (xanh của hoè, đỏ của thạch lựu, hồng của sen), kết hợp với âm thanh “lao xao” của chợ cá, “dắng dỏi” của ve tạo nên bức tranh thiên nhiên mùa hè sống động, tươi sáng cùng nhịp sống sôi động của con người.
Câu 3 (trang 20 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Cánh diều):
Cảnh và tình trong bài thơ gắn bó chặt chẽ. Thông qua bức tranh thiên nhiên tươi đẹp, tác giả bày tỏ tình yêu thiên nhiên, cuộc sống và quê hương đất nước.
Câu 4 (trang 20 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Cánh diều):
- Tâm trạng lo lắng và khát khao đem lại cuộc sống sung túc cho dân tộc:
“Lẽ có Ngu cầm đàn một tiếng
Dân giàu đủ khắp đòi phương”
Nguyễn Trãi đã dành cả đời cho sự nghiệp độc lập và tự do của dân tộc. Dù ở ẩn, ông vẫn luôn dành tình cảm sâu sắc với đất nước.
Câu 5 (trang 20 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Cánh diều):
- Điểm khác biệt: Bài thơ “Bảo kính cảnh giới” (bài 43) kết thúc bằng một câu thơ lục ngôn (6 chữ), khác với các câu thơ còn lại (7 chữ). Cách sử dụng này góp phần phá cách thể thơ và thể hiện cảm xúc dồn nén của Nguyễn Trãi.
6. Soạn bài 'Gương báu khuyên răn' (Ngữ văn 10 - SGK Cánh diều) - mẫu 3
1. Chuẩn bị
Bài thơ Gương báu khuyên răn là bài số 43 trong tổng số 61 bài thuộc mục “Bảo kính cảnh giới” (phần “Vô đề” của tập thơ “Quốc âm thi tập”).
2. Đọc hiểu
Câu 1. Chú ý số chữ trong câu thơ; các từ thuần Việt; động từ; từ chỉ màu sắc; hương vị và âm thanh trong bài thơ.
- Số chữ trong câu thơ: câu đầu và câu cuối có 6 chữ, các câu còn lại có 7 chữ.
- Từ thuần Việt: mùi hương, hóng mát, lao xao, chợ cá.
- Động từ: đùn đùn, giương, phun, tiễn.
- Màu sắc: lục, đỏ, hồng.
- Hương vị: mùi hương.
- Âm thanh: dắng dỏi, lao xao.
Câu 2. Mối liên hệ giữa tiếng đàn Ngu cầm và mong ước của Nguyễn Trãi như thế nào?
Tiếng đàn Ngu cầm liên kết chặt chẽ với mong ước của Nguyễn Trãi, thể hiện khát vọng về một cuộc sống ấm no và hạnh phúc.
3. Trả lời câu hỏi
Câu 1. Tìm hiểu nhan đề và nội dung chính của bài thơ Gương báu khuyên răn (bài 43).
- Nhan đề: Là tấm gương quý giá để răn dạy về cuộc sống.
- Nội dung chính: Bài thơ mô tả cảnh hè, bộc lộ tâm hồn Nguyễn Trãi với tình yêu thiên nhiên, cuộc sống, và đất nước.
Câu 2. Phân tích vai trò của các từ chỉ màu sắc, âm thanh, từ láy và phép đối trong việc thể hiện cảnh sắc thiên nhiên và cuộc sống trong bài thơ.
Vai trò: Những từ chỉ màu sắc và âm thanh giúp vẽ nên bức tranh thiên nhiên hài hòa, sống động, phản ánh cuộc sống phong phú.
Câu 3. Phân tích mối quan hệ giữa cảnh và tình trong bài thơ Gương báu khuyên răn.
Mối quan hệ giữa cảnh và tình: Tác giả khắc họa cảnh đẹp thiên nhiên để truyền tải tình yêu thiên nhiên, cuộc sống và những khát vọng về quê hương, đất nước.
Câu 4. Theo em, bài thơ thể hiện tâm trạng và mong ước gì của Nguyễn Trãi? Những thông tin nào về cuộc đời và con người Nguyễn Trãi giúp em hiểu hơn về điều đó?
- Tâm trạng và mong ước của Nguyễn Trãi: Mong ước dân tộc có cuộc sống đầy đủ, ấm no và hạnh phúc.
- Thông tin về cuộc đời và con người Nguyễn Trãi: Ông là người yêu nước, thương dân, dù đã về ở ẩn vẫn luôn quan tâm đến vận mệnh dân tộc.
Câu 5. Sự khác biệt về hình thức của bài thơ này so với các bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật là gì? Ý nghĩa của sự khác biệt đó là gì?
- Các bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật thường có câu thơ bảy chữ. Bài thơ Gương báu khuyên răn: Câu 1 và câu 8 có sáu chữ, còn lại là bảy chữ.
- Cách sử dụng này tạo ra nhịp điệu độc đáo cho bài thơ, thể hiện sự sáng tạo của Nguyễn Trãi.