1. Mẫu bài soạn nổi bật nhất về 'Bức thư của thủ lĩnh da đỏ' (Ngữ văn 8 - SGK Chân trời sáng tạo) phiên bản 4
Câu 1. Xác định hệ thống luận điểm, lí lẽ, và bằng chứng trong văn bản.
Trả lời:
* Luận điểm 1: Những yếu tố thiêng liêng trong ký ức của người da đỏ gồm:
- Đất đai được xem như người mẹ của người da đỏ, vô cùng thiêng liêng.
- Hoa cỏ là người chị, người em của họ.
- Dòng nước đại diện cho máu tổ tiên của người da đỏ.
- Những âm thanh từ dòng nước là lời nhắn gửi của cha ông tới thế hệ sau.
=> Qua việc sử dụng nghệ thuật nhân hóa và so sánh, tác giả đã làm nổi bật tình yêu thiên nhiên và sự gắn bó của người da đỏ với môi trường xung quanh.
* Luận điểm 2: Sự khác biệt trong cách đối xử với đất đai và thiên nhiên giữa người da trắng và người da đỏ:
- Đối với người da trắng:
+ Đất đai được coi là kẻ thù và bị chinh phục.
+ Họ xem đất và trời như hàng hóa, thu về rồi bán đi.
+ Người da trắng không quan tâm đến không khí họ đang hít thở.
- Đối với người da đỏ:
+ Đất đai được coi như mẹ, vì thế họ vô cùng quý trọng.
+ Họ trân trọng không khí xung quanh.
+ Họ đối xử với mọi loài như anh em.
=> Nhờ nghệ thuật đối lập, tác giả đã thể hiện quan điểm về việc bảo vệ đất đai và môi trường.
* Luận điểm 3: Những kiến nghị của người da đỏ:
- Người da trắng cần đối xử với muông thú như anh em.
- Phải giáo dục thế hệ sau biết quý trọng đất đai.
=> Tác giả sử dụng ngôn từ quyết liệt và mạnh mẽ để nhấn mạnh sự cần thiết bảo vệ đất đai và thiên nhiên.
Câu 2. Văn bản chủ yếu hướng đến luận đề nào? Giải thích dựa trên hệ thống luận điểm, lí lẽ, bằng chứng của văn bản.
Trả lời:
Văn bản tập trung vào luận đề b) mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên. Bắt đầu bằng việc tổng thống Mỹ Phreng – klin đề nghị mua lại vùng đất của người da đỏ. Thủ lĩnh người da đỏ Xi-át-tơn đã viết bức thư trả lời yêu cầu này, nhấn mạnh mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, và khẳng định rằng bảo vệ đất đai và thiên nhiên chính là bảo vệ sự sống của chính con người.
Câu 3. Xác định câu văn thể hiện bằng chứng khách quan và ý kiến, đánh giá chủ quan của người viết trong đoạn trích dưới đây:
Tôi là kẻ hoang dã, tôi không hiểu bất cứ một cách sống nào khác. Tôi đã chứng kiến cả ngàn con trâu rừng bị chết dần, chết mòn trên những cánh đồng trơ trọi vì bị người da trắng bắn mỗi khi có đoàn tàu chạy qua. Tôi là kẻ hoang dã, tôi không hiểu nổi tại sao một con ngựa sắt nhả khói lại quan trọng hơn nhiều con trâu rừng mà chúng tôi chỉ giết để duy trì cuộc sống. Con người là gì, nếu cuộc sống thiếu những con thú?
Trả lời:
Câu văn thể hiện bằng chứng khách quan của người viết: Tôi đã chứng kiến cả ngàn con trâu rừng bị chết dần chết mòn trên những cánh đồng trơ trọi vì bị người da trắng bắn mỗi khi có đoàn tàu chạy qua.
Ý kiến, đánh giá chủ quan của người viết: Tôi là kẻ hoang dã, tôi không hiểu bất cứ một cách sống nào khác. Tôi là kẻ hoang dã, tôi không hiểu nổi tại sao một con ngựa sắt nhả khói lại quan trọng hơn nhiều con trâu rừng mà chúng tôi chỉ giết để duy trì cuộc sống.
Câu 4. Giải thích ý kiến: “Đất là Mẹ. Điều gì xảy ra với đất đai tức là xảy ra đối với những đứa con của Đất”? Cung cấp một số ví dụ từ thực tế để chứng minh.
Trả lời:
Ý kiến: “Đất là Mẹ. Điều gì xảy ra với đất đai tức là xảy ra đối với những đứa con của Đất” của thủ lĩnh Xi-át-tơn hoàn toàn đúng.
Ví dụ thực tế: Con người sinh ra và trưởng thành trên mảnh đất này, các tài nguyên cũng từ đất mà có. Nhờ đất mà cây cối, muôn thú sinh sống và cung cấp thực phẩm cho con người. Nếu không có đất, không có nơi để sinh sống và trồng trọt, con người cũng sẽ không tồn tại. Trong bức thư, thủ lĩnh Xi-át-tơn nêu rõ việc bán đất cho người da trắng và việc họ khai thác tài nguyên dẫn đến sự hoang tàn. Điều này cho thấy, nếu không bảo vệ đất, những đứa con của đất cũng sẽ chịu hậu quả. Do đó, mỗi người cần sống hòa hợp với thiên nhiên và bảo vệ môi trường như bảo vệ chính sự sống của mình.
Câu 5. Đoạn văn nào trong bức thư gây ấn tượng mạnh nhất với em? Chia sẻ ấn tượng với các bạn trong lớp.
Trả lời:
Đoạn văn ấn tượng nhất trong bức thư là: “Đối với đồng bào tôi, mỗi tấc đất là thiêng liêng, mỗi lá thông óng ánh, mỗi bờ cát, mỗi hạt sương long lanh trong những cánh rừng rậm rạp, mỗi bãi đất hoang và tiếng thì thầm của côn trùng là những điều thiêng liêng trong ký ức và kinh nghiệm của đồng bào tôi. Những dòng nhựa chảy trong cây cối cũng mang trong đó ký ức của người da đỏ”.
Đoạn văn này ấn tượng vì nó miêu tả mảnh đất thiêng liêng của người da đỏ với thiên nhiên đẹp đẽ: lá thông óng ánh, bờ cát, hạt sương long lanh, bãi đất hoang, và tiếng thì thầm của côn trùng. Đoạn văn thể hiện tình yêu quê hương, đất nước và lòng trân trọng từng tấc đất của tác giả và người da đỏ.
Câu 6. Theo em, con người cần ứng xử như thế nào với tài nguyên thiên nhiên và sự sống của muôn loài? Trình bày ý kiến của em bằng một đoạn văn khoảng 150 chữ.
Để duy trì sự sống, con người cần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Các tài nguyên như nước, không khí, và đất đều quan trọng cho sự sống. Nếu thiếu đi, con người sẽ không thể tồn tại. Vì vậy, mỗi người cần hành động để bảo vệ môi trường, từ những việc nhỏ nhất. Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên chính là bảo vệ sự sống của chính chúng ta.
2. Bài soạn 'Thư của thủ lĩnh da đỏ' (Ngữ văn 8 - SGK Chân trời sáng tạo) mẫu 5 hay nhất
Bức thư của thủ lĩnh da đỏ
(Xi-át-tô)
* Nội dung chính: Qua bức thư trả lời yêu cầu mua đất của Tổng thống Mĩ Phreng-klin, thủ lĩnh người da đỏ Xi-át-tơn, tác giả đã đặt ra một vấn đề có ý nghĩa toàn nhân loại: Con người phải sống hòa hợp với thiên nhiên, phải chăm lo bảo vệ môi trường và thiên nhiên như bảo vệ mạng sống của mình.
I. Chuẩn bị đọc.
Theo em, vì sao thiên nhiên được ví như bà mẹ của muôn loài?
Trả lời:
– Thiên nhiên được ví như bà mẹ của muôn lời bởi con người hay động thực vật đều được nuôi dưỡng bởi các yếu tố tự nhiên, và thiên nhiên sinh ra vạn vật, nuôi dưỡng vạn vật.
II. Trải nghiệm cùng văn bản.
Câu 1. Suy luận: Các hình ảnh so sánh, liên tưởng trong đoạn văn này gợi ý nghĩa gì?
Trả lời:
– Các hình ảnh so sánh, liên tưởng trong đoạn văn nhằm nhấn mạnh rằng họ và thiên nhiên là gia đình, là ruột thịt, là những gì gắn bó, thân thương nhất.
Câu 2. Suy luận: Việc lặp lại giả định “Nếu … bán cho Ngài mảnh đất này” có ý nghĩa gì?
Trả lời:
– Việc lặp lại giả định “Nếu … bán cho Ngài mảnh đất này” có ý nghĩa nhấn mạnh những mong muốn cao cả của nhân vật “tôi” về sự đảm bảo rằng phải giữ gìn và bảo vệ thiên nhiên
III. Suy ngẫm và phản hồi.
Câu 1. Xác định hệ thống luận điểm, lí lẽ, bằng chứng của văn bản.
Trả lời:
* Luận điểm 1: Kí ức của người da đỏ gợi nhắc những điều thiêng liêng:
– Mảnh đất của người da đỏ vô cùng thiêng liêng, là người mẹ của người da đỏ.
– Bông hoa là người chị, người em.
– Dòng nước là máu của tổ tiên người da đỏ
– Những tiếng thì thầm của dòng nước chính là những tiếng nói của cha ông với thế hệ sau.
→ Với nghệ thuật nhân hóa và so sánh, tác giả đã nhấn mạnh tình yêu thiên nhiên, sự gắn bó của người da đỏ với đất đai, môi trường.
* Luận điểm 2: Người da trắng và người da đỏ có sự khác nhau trong cách đối xử với đất đai và thiên nhiên.
– Đối với người da trắng:
+ Đất đai là kẻ thù, khi chinh phục được sẽ càng lấn tới.
+ Họ đối xử với đất và trời như những hàng hóa, tước đoạt được rồi lại bán đi.
+ Người da trắng không có nơi yên tĩnh, không quan tâm đến bầu không khí họ đang hít thở.
– Đối với người da đỏ:
+ Đất đai là mẹ nên họ vô cùng trân quý.
+ Họ rất biết trân trọng không khí.
+ Đối xử với muôn loài như người anh em.
→ Với nghệ thuật đối lập, tác giả đã thể hiện thái độ bảo vệ đất đai và bảo vệ môi trường tự nhiên.
* Luận điểm 3: Người da đỏ đưa ra kiến nghị để bảo vệ đất đai và thiên nhiên:
– Người da trắng phải đối xử với muông thú như những người anh em.
– Phải dạy con cháu biết quý trọng đất đai.
→ Sử dụng những từ ngữ dứt khoát, đanh thép, hào hùng để khẳng định sự cần thiết phải bảo vệ đất đai và thiên nhiên.
Câu 2. Văn bản chủ yếu hướng đến luận đề nào dưới đây? Lí giải dựa vào hệ thống luận điểm, lí lẽ, bằng chứng của văn bản.
Trả lời:
Văn bản chủ yếu hướng đến luận đề b. Mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên. Bắt đầu từ mong muốn mua lại vùng đất của người da đỏ của Tổng thống Mĩ Phreng – klin. Sau đó, thủ lĩnh người da đỏ Xi-át-tơn đã viết bức thư trả lời yêu cầu này và nhấn mạnh mối quan hệ của con người và thiên nhiên, con người phải bảo vệ đất đai, bảo vệ thiên nhiên chính là bảo vệ mạng sống của mình. Nhấn mạnh tất cả chúng ta phải có ý thức bảo vệ thiên nhiên, đặc biệt là người da trắng.
Câu 3. Phân tích mối liên hệ giữa luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng.
Trả lời:
– Mối liên hệ giữa luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng có mối liên hệ chặt chẽ, không tách rời. Hệ thống các luận điểm giúp làm sáng tỏ luận đề, các lí lẽ và dẫn chứng giúp tăng tính mạch lạc, logic và tăng tính thuyết phục, xác đáng.
Câu 4. Em hãy xác định câu văn thể hiện bằng chứng khách quan và ý kiến, đánh giá chủ quan của người viết trong đoạn trích sau:
Tôi là kẻ hoang dã, tôi không hiểu bất cứ một cách sống nào khác. Tôi đã chứng kiến cả ngàn con trâu rừng bị chết dần chết mòn trên những cánh đồng trơ trọi vì bị người da trắng bắn mỗi khi có đoàn tàu chạy qua. Tôi là kẻ hoang dã, tôi không hiểu nổi tại sao một con ngựa sắt nhả khói lại quan trọng hơn nhiều con trâu rừng mà chúng tôi chỉ giết để duy trì cuộc sống. Con người là gì, nếu cuộc sống thiếu những con thú?
Trả lời:
– Câu văn thể hiện bằng chứng khách quan của người viết: Tôi đã chứng kiến cả ngàn con trâu rừng bị chết dần chết mòn trên những cánh đồng trơ trọi vì bị người da trắng bắn mỗi khi có đoàn tàu chạy qua
– Ý kiến, đánh giá chủ quan của người viết trong đoạn trích: Tôi là kẻ hoang dã, tôi không hiểu bất cứ một cách sống nào khác.; Tôi là kẻ hoang dã, tôi không hiểu nổi tại sao một con ngựa sắt nhà khói lại quan trọng hơn nhiều con trâu rừng mà chủng tôi chỉ giết để duy trì cuộc sống.
Câu 5. Em hiểu như thế nào về ý kiến: “Đất là Mẹ. Điều gì xảy ra với đất đai tức là xảy ra đối với những đứa con của Đất”? Tìm một số ví dụ từ thực tế để chứng minh cho cách hiểu của em.
– Ý kiến: “Đất là Mẹ. Điều gì xảy ra với đất đai tức là xảy ra đối với những đứa con của Đất?” của thủ lĩnh Xi-át-tơn được hiểu như sau: Con người sinh ra và lớn lên trên chính mảnh đất này. Những tài nguyên có được cũng là từ đất. Nhờ có đất mà cây cối, muôn thú sinh sống và cung cấp thực phẩm cho con người. Nếu không có đất, thì không còn nơi trú ngụ cho muôn loài, không còn nơi để trồng trọt chăn nuôi, đồng nghĩa với việc con người cũng sẽ chết. Trong bức thư, thủ lĩnh Xi-át-tơn đã nói việc bán đất cho người da trắng rồi họ lấy hết tài nguyên, bỏ lại đằng sau là những hoang mạc. Như vậy, thì những đứa con của đất sẽ ra sao? Vì vậy, mỗi con người cần phải sống chan hòa với thiên nhiên, bảo vệ tấc đất, tấc vàng chính là bảo vệ mạng sống của chính con người.
Ví dụ thực tế: Đất là tài nguyên vô giá, sản sinh và nuôi dưỡng con người, động thực vật, hãy tưởng tượng một ngày không còn một chút đất nào trên toàn thế giới thì tất thảy sự vật đều sẽ bị chết dần chết mòn, không còn gì có thể tồn tại.
Câu 6. Đoạn văn nào trong bức thư để lại cho em ấn tượng mạnh nhất? Chia sẻ ấn tượng của em với các bạn trong lớp.
Trả lời:
Đoạn văn trong bức thư để lại cho em ấn tượng mạnh nhất là: “Đối với đồng bào tôi, mỗi tấc đất là thiêng liêng, mỗi lá thông óng ánh, mỗi bờ cát, mỗi hạt sương long lanh trong những cánh rừng rậm rạp, mỗi bãi đất hoang và tiếng thì thầm của côn trùng là những điều thiêng liêng trong ký ức và kinh nghiệm của đồng bào tôi. Những dòng nhựa chảy trong cây cối cũng mang trong đó ký ức của người da đỏ”.
Đoạn này ấn tượng bởi đoạn văn này nói đến sự thiêng liêng của đất với muôn loài. Đoạn văn còn miêu tả về thiên nhiên nơi người da đỏ đang sinh sống thật đẹp đẽ với lá thông óng ánh, bờ cát, hạt sương long lanh, bãi đất hoang, tiếng thì thầm của côn trùng,… Tất cả cho thấy thiên nhiên trên mảnh đất người da đỏ sinh sống vô cùng tươi đẹp. Đoạn văn thể hiện lòng yêu thương quê hương, đất nước, yêu từng tấc đất, hạt sương trên mảnh đất quê hương mình của tác giả nói riêng và người da đỏ nói chung. Người da đỏ yêu đất như yêu cuộc sống tươi đẹp của họ, biết ơn đất mẹ.
Câu 7. Theo em, con người cần ứng xử như thế nào với tài nguyên thiên nhiên và sự sống của muôn loài? Trình bày ý kiến của em về vấn đề này bằng một đoạn văn khoảng 150 chữ.
Bài làm 1:
Thiên nhiên có vai trò rất quan trọng đối với tất cả con người cũng như tất cả những sinh vật sống trên trái đất. Để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường sống đòi hỏi toàn xã hội và nhất là mỗi người chúng ta phải nâng cao nhận thức để cùng hiểu biết về môi trường sống xung quanh mình. Bảo vệ sự sống của chúng ta, nhất thiết cần hạn chế tối đa việc sử dụng túi nilon. Mỗi nhà nên phân loại rác, đối với những rác thải như chai nhựa, giấy, túi nilon… gom lại bán phế liệu để tái sử dụng, vừa góp phần tiết kiệm được nguồn tài nguyên thiên nhiên, vừa bảo vệ môi trường sinh thái. Cần thường xuyên tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cộng đồng trong việc: không săn bắt động vật quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng; không khai thác, đánh bắt cá và thủy sản bằng xung điện vì sẽ làm cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên. Mỗi người nên trồng nhiều cây xanh xung quanh nhà mình để được tận hưởng không khí trong lành do cây tạo ra. Mặt khác, không nên bẻ cành, ngắt phá cây xanh; lên án, phê phán những trường hợp không biết giữ gìn và bảo vệ cây xanh nơi công cộng. Cần có những biện pháp để xử lý ngay tình trạng ô nhiễm nguồn nước thải từ các khu đô thị lớn, khu công nghiệp tập trung, những nơi xả nước thải nhiều… để khắc phục được tình trạng ô nhiễm nguồn nước, góp phần lấy lại được sự trong sạch cho môi trường sống.
Bài làm 2:
Từ xa xưa, thiên nhiên đã là người bạn tuyệt vời nhất và có tầm quan trọng vô cùng đặc biệt với con người. Con người cũng không phụ lòng thiên nhiên khi đã cùng chung tay thực hiện các chính sách bảo vệ môi trường, bảo vệ các loài thú hiếm, giúp chúng không rơi vào nguy cơ tuyệt chủng. Hiện nay, không ít hoạt động trồng cây xanh ven đường, trồng cây xanh-sạch-đẹp được các tổ chức cộng đồng, đặc biệt là được các bạn học sinh tham gia rất nhiệt tình. Cũng bên cạnh đó, có nhiều tổ chức Bảo vệ động vật quý hiếm được lập ra để đảm bảo sự an toàn cũng như ngăn chặn các hành vi săn bắt, buôn bán trái phép của bọn người buôn lậu. Mỗi ngày trôi qua, ở đâu đó lại xuất hiện những hành vi gây ảnh hưởng xấu đến môi trường thiên nhiên như hiện tượng lâm tặc đốn cây rừng, buôn bán gỗ trái phép, ngang nhiên tàn hại các loài thú quý hiếm. Thật đáng xấu hổ, họ chỉ biết hành động vì lợi ích cá nhân, mà không nghĩ đến rằng việc làm đó còn ảnh hưởng sâu sắc đến việc tàn phá môi trường. Là học sinh, tôi luôn có ý thức về sự quan trọng của môi trường đối với đời sống con người. Để thể hiện rõ tình yêu thiên nhiên, tôi và cũng như tất cả mọi người cần chung tay nhau giúp sức, tuyên truyền cho những người xung quanh mình biết về lợi ích của thiên nhiên khi chúng được bảo vệ và tác hại khi chúng ta phá hoại đi tài sản ấy. Vì sự sống của hành tinh này, chúng ta cần biết khai thác, sử dụng hợp lí cũng như bảo tồn, giữ gìn thiên nhiên để nó trở thành một trong những tài sản quý giá nhất của con người chúng ta.
3. Phân tích bài viết 'Bức thư của thủ lĩnh da đỏ' (Ngữ văn 8 - SGK Chân trời sáng tạo) mẫu hay nhất số 6
Dàn ý Phân tích 'Bức thư của thủ lĩnh da đỏ'
a. Mở bài
- Giới thiệu tổng quan về tác giả và tác phẩm.
b. Thân bài
* Tóm tắt nội dung bức thư
* So sánh cách sống và lòng biết ơn quê hương của người da trắng và người da đỏ:
- Đối với người da đỏ:
+ Mỗi tấc đất, mỗi lá thông sáng bóng, mỗi bờ cát, mỗi hạt sương lấp lánh trong rừng sâu, mỗi bãi đất hoang và tiếng thì thầm của côn trùng đều được xem là thiêng liêng. Họ không bao giờ quên quê hương mình khi qua đời.
+ Mọi sự vật và thiên nhiên trên mảnh đất của họ đều là máu và xương mà họ trân trọng.
- Đối với người da trắng:
+ Họ thường quên nơi mình sinh ra khi qua đời.
+ Mảnh đất này đối với họ cũng chỉ là một nơi như bao nơi khác, vì họ là người lạ, và trong đêm tối, họ chỉ lấy những gì họ cần từ lòng đất.
+ Họ đối xử với mẹ đất và anh em bầu trời như hàng hóa, chiếm đoạt rồi bán đi như cừu và kim cương.
+ Thành phố của người da trắng không có nơi nào yên tĩnh, không có nơi nào có thể nghe được tiếng lá cây xào xạc vào mùa xuân hay tiếng vỗ cánh của côn trùng.
* Những điều người da đỏ mong muốn người da trắng thực hiện khi mua đất:
- Phải dạy con cháu rằng mảnh đất này là thiêng liêng và ánh sáng phản chiếu từ mặt hồ trong vắt nói lên ký ức của người da đỏ. Tiếng thì thầm của dòng nước chính là tiếng nói của cha ông người da đỏ.
- Phải nhớ rằng không khí là vô giá đối với người da đỏ và phải chia sẻ linh hồn với tất cả sự sống mà không khí mang lại. Gió mang hơi thở đầu tiên của tổ tiên người da đỏ và cũng nhận hơi thở cuối cùng của họ. Nếu bán mảnh đất này, Ngài phải bảo vệ và làm cho nó trở thành nơi thiêng liêng mà ngay cả người da trắng cũng có thể cảm nhận được hương hoa đồng cỏ.
- Ngài phải dạy cho con cháu rằng đất dưới chân chúng là tro tàn của tổ tiên chúng tôi, và vì thế chúng phải kính trọng đất đai.
c. Kết bài
- Khẳng định giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
Phân tích 'Bức thư của thủ lĩnh da đỏ'
Thư thường gợi nhớ đến những lời yêu thương, quan tâm. Những bức thư ấy thường được viết một cách chân thành và tự nhiên. Nhưng có một bức thư đã đi vào lịch sử và được truyền lại qua nhiều thế hệ nhờ vào chiều sâu, thâm thúy và ý nghĩa của nó, đại diện cho cả một dân tộc, đó là “Bức thư của thủ lĩnh da đỏ”.
Bức thư được viết năm 1854, khi Tổng thống Mỹ Phreng-klin Pi-ơ-xơ muốn mua đất của người da đỏ để xây dựng hệ thống đường sắt. Thủ lĩnh người da đỏ - Xi-át-tơn đã viết bức thư này để đáp lại.
Với giọng điệu chân thành, nhẹ nhàng nhưng mạnh mẽ, và với những lập luận và minh chứng rõ ràng, bức thư chỉ rõ những điểm khác biệt: cách sống và lòng biết ơn quê hương của người da trắng và người da đỏ, cũng như những yêu cầu của người da đỏ đối với người da trắng khi mua đất từ họ.
Người da trắng và người da đỏ có hệ tư tưởng hoàn toàn khác nhau, dẫn đến cách sống cũng khác biệt. Đối với người da đỏ, “Đất là mẹ”, mọi thứ trên mảnh đất này đều là xương máu, mồ hôi và nước mắt của họ. Điều này thể hiện qua những câu nói mạnh mẽ: “Mỗi tấc đất là thiêng liêng, mỗi lá thông sáng bóng, mỗi bờ cát, mỗi hạt sương lấp lánh trong rừng sâu, mỗi bãi đất hoang và tiếng thì thầm của côn trùng đều thiêng liêng trong ký ức và kinh nghiệm của đồng bào tôi. Dòng nhựa trong cây cối cũng chứa đựng ký ức của người da đỏ”. Hơn thế nữa, “dòng nước óng ánh trôi dưới những con sông, con suối không chỉ là nước, mà còn là máu của tổ tiên chúng tôi”. Người da đỏ coi mọi hiện tượng và sự vật trên mảnh đất đó là gia đình, là những gì đã gắn bó với họ từ trước đến giờ.
Người da trắng thì ngược lại. Họ thường quên nơi mình sinh ra sau khi chết. Đối với họ, mảnh đất này cũng giống như mọi mảnh đất khác, thứ họ cần chỉ là những gì mang lại sự tiện lợi cho họ. Mảnh đất này không phải là người anh em, mà là kẻ thù; khi đã chinh phục được, họ sẽ tiếp tục lấn tới. Người da trắng đối xử với mọi thứ như hàng hóa, hết giá trị thì bỏ đi. Cơn thèm khát của họ sẽ ăn mòn đất đai, để lại những bãi hoang mạc phía sau.
Không chỉ khác biệt trong cách đối xử với đất đai và thiên nhiên, người da trắng và người da đỏ còn khác nhau về cách sống. Người da trắng ưa thích sự ồn ào, thành phố của họ không có chỗ yên tĩnh. Ngược lại, người da đỏ thích nghe âm thanh dịu dàng của gió qua mặt hồ, tiếng chim hót, tiếng ếch kêu đêm, và ngửi mùi hương hoa tự nhiên chứ không phải hương liệu nhân tạo. Người da trắng chỉ quan tâm đến lợi ích cá nhân mà không biết giữ gìn thiên nhiên và sự sống của muôn loài. Họ sẵn sàng giết hàng ngàn con trâu khi có tàu hỏa đi qua. Đối với họ, con trâu chỉ là một thứ, nhưng đối với người da đỏ, đó là sinh vật giúp họ duy trì sự sống.
Người da đỏ đồng ý bán đất cho người da trắng nếu họ có thể đáp ứng các điều kiện đơn giản nhưng trái ngược hoàn toàn với tư tưởng và cách sống của người da trắng. Điều kiện đầu tiên là về mảnh đất mẹ. Ngài Tổng thống phải dạy con cháu mình rằng mảnh đất này rất thiêng liêng, được hình thành từ tro tàn của tổ tiên người da đỏ và nhiều mạng sống của chủng tộc. Hãy khuyên bảo chúng như cách người da đỏ thường dạy con cháu mình: Đất là Mẹ. Điều gì xảy ra với đất đai tức là xảy ra với những đứa con của đất. Không chỉ về đất đai, mà các sự vật thiên nhiên cũng cần được gìn giữ và bảo vệ. Tiếng thì thầm của dòng suối chính là tiếng nói thầm lặng của tổ tiên người da đỏ.
Điều kiện thứ hai là về không khí, thứ mà người da đỏ đã gìn giữ và trân trọng. Cuộc sống không thể tồn tại nếu thiếu không khí. Không khí không chỉ thuộc về con người mà còn cho muôn thú, cây cối, là của chung. Dù cùng hít chung không khí, nhưng người da trắng và người da đỏ lại có cách đối xử khác nhau. Người da đỏ rất quý trọng không khí và luôn giữ cho nó trong lành, thơm mùi hoa đồng cỏ. Còn người da trắng dường như không quan tâm, làm ô nhiễm không khí với khói bụi mà họ coi trọng hơn. Nếu người da đỏ bán đất cho người da trắng, Ngài Tổng thống phải giữ gìn và làm cho nó thành nơi thiêng liêng, để ngay cả người da trắng cũng có thể thưởng thức những làn gió thơm hương hoa đồng cỏ.
Người da trắng cũng phải đối xử với muông thú trên mảnh đất này như anh em, không được tàn sát chúng bừa bãi, mà coi chúng như một phần của gia đình nhân loại.
Với ngôn ngữ giản dị, dễ hiểu và những lập luận, minh chứng rõ ràng, người da đỏ đã thể hiện sự khác biệt to lớn giữa hai chủng tộc và cách sống, từ đó viết bức thư trả lời một cách sắc sảo và rõ ràng.
4. Bài viết về 'Bức thư của thủ lĩnh da đỏ' (Ngữ văn 8 - SGK Chân trời sáng tạo) phiên bản mẫu 1
* Chuẩn bị đọc
Câu hỏi (trang 58 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1): Theo em, vì sao thiên nhiên được so sánh như một người mẹ của mọi loài?
Trả lời:
Thiên nhiên được so sánh như người mẹ của mọi loài vì: Tất cả các sinh vật, kể cả con người, đều được thiên nhiên dưỡng nuôi qua hàng triệu năm để phát triển như hiện tại.
* Trải nghiệm với văn bản
- Suy luận: Các hình ảnh so sánh, liên tưởng trong đoạn văn này gợi ý nghĩa gì?
- Các hình ảnh so sánh và liên tưởng trong đoạn văn cho thấy đất đai và con người nơi đây hòa quyện như một gia đình, thể hiện tình cảm thân thiết.
- Suy luận: Việc lặp lại giả định “Nếu… bán cho Ngài mảnh đất này” có ý nghĩa gì?
- Việc lặp lại giả định “Nếu… bán cho Ngài mảnh đất này” nhấn mạnh mảnh đất này là một tài sản thiêng liêng và quý báu đối với người dân nơi đây. Nếu ngài quyết định mua, xin hãy tôn trọng và gìn giữ nó như cách mà họ đã và đang làm.
* Suy ngẫm và phản hồi
Nội dung chính: Qua bức thư trả lời yêu cầu mua đất của Tổng thống Mĩ Phreng-klin, thủ lĩnh người da đỏ Xi-át-tơn đã nêu lên một vấn đề toàn nhân loại: Con người cần sống hòa hợp với thiên nhiên, bảo vệ môi trường và thiên nhiên như bảo vệ chính mạng sống của mình.
Câu 1 (trang 61 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1): Xác định hệ thống luận điểm, lí lẽ, bằng chứng của văn bản.
Trả lời:
Hệ thống luận điểm, lí lẽ, bằng chứng của văn bản gồm:
- Luận điểm 1: Những điều thiêng liêng trong kí ức của người da đỏ
+ Lí lẽ, bằng chứng:
- Mảnh đất là người mẹ, bông hoa là người chị, người em.
- Dòng nước là máu của tổ tiên.
- Tiếng thì thầm của dòng nước là tiếng nói của cha ông.
- Luận điểm 2: Những lo lắng của người da đỏ nếu bán đất cho người da trắng
+ Lí lẽ, bằng chứng:
- Họ sẽ lấy đi những gì họ cần từ lòng đất.
- Lòng tham của họ sẽ nuốt chửng đất đai.
- Họ không quan tâm đến bầu không khí họ hít thở.
- Luận điểm 3: Kiến nghị của người da đỏ
+ Lí lẽ, bằng chứng:
- Cần trân trọng đất đai.
- Khuyên bảo rằng đất là mẹ.
Câu 2 (trang 61 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1): Văn bản chủ yếu hướng đến luận đề nào dưới đây? Lí giải vào hệ thống luận điểm, lí lẽ, dẫn chứng của văn bản.
Trả lời:
Văn bản chủ yếu hướng đến luận đề: Mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên. Vì:
- Luận điểm 1: Những điều thiêng liêng trong kí ức của người da đỏ
+ Lí lẽ, bằng chứng:
- Mảnh đất là người mẹ, bông hoa là người chị, người em.
- Dòng nước là máu của tổ tiên.
- Tiếng thì thầm của dòng nước là tiếng nói của cha ông.
- Luận điểm 2: Những lo lắng của người da đỏ nếu bán đất cho người da trắng
+ Lí lẽ, bằng chứng:
- Họ sẽ lấy đi những gì họ cần từ lòng đất.
- Lòng tham của họ sẽ nuốt chửng đất đai.
- Họ không quan tâm đến bầu không khí họ hít thở.
- Luận điểm 3: Kiến nghị của người da đỏ
+ Lí lẽ, bằng chứng:
- Cần trân trọng đất đai.
- Khuyên bảo rằng đất là mẹ.
Câu 3 (trang 61 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1): Phân tích mối liên hệ giữa luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng.
Trả lời:
- Luận đề thể hiện ngay trong nhan đề văn bản là vấn đề chính được thảo luận.
- Luận điểm là các quan điểm của người viết về luận đề.
- Luận đề được làm sáng tỏ qua hệ thống luận điểm và các lí lẽ, bằng chứng.
Câu 4 (trang 61 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1): Em hãy xác định câu văn thể hiện bằng chứng khách quan và ý kiến, đánh giá chủ quan của người viết trong đoạn trích sau:
Tôi là kẻ hoang dã, tôi không hiểu bất cứ cách sống nào khác. Tôi đã chứng kiến hàng ngàn con trâu rừng chết dần trên những cánh đồng trơ trọi vì bị người da trắng bắn mỗi khi có đoàn tàu chạy qua. Tôi là kẻ hoang dã, tôi không hiểu tại sao một con ngựa sắt phun khói lại quan trọng hơn nhiều con trâu rừng mà chúng tôi chỉ giết để duy trì sự sống. Con người là gì, nếu cuộc sống thiếu những con thú?
Trả lời:
Câu văn thể hiện bằng chứng khách quan và ý kiến, đánh giá chủ quan của người viết trong đoạn trích là: Tôi là kẻ hoang dã, tôi không hiểu bất cứ cách sống nào khác.
Câu 5 (trang 62 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1): Em hiểu ý kiến: “Đất là Mẹ. Điều gì xảy ra với đất đai tức là xảy ra đối với những đứa con của Đất”? Tìm một số ví dụ từ thực tế để chứng minh cho cách hiểu của em.
Trả lời:
- Em hiểu ý kiến: “Đất là Mẹ. Điều gì xảy ra với đất đai tức là xảy ra đối với những đứa con của Đất” có nghĩa là:
Đất là “Mẹ” bao dung, cung cấp cho “những đứa con” của mình là chúng ta nơi để sống, trồng trọt... “Những đứa con” của đất chỉ biết dựa vào bà mẹ thiên nhiên của mình để tồn tại: nơi để cư trú, trồng trọt, chăn nuôi tạo nên mùa màng hoa trái, cảnh quan thiên nhiên để con người thưởng ngoạn...
- Một số ví dụ thực tế chứng minh:
+ Có đất chúng ta mới có thể xây dựng nhà cửa để sinh sống.
+ Có đất mới có thể trồng trọt để có thực phẩm.
+ Nếu đất bị hư hại sẽ dẫn đến lũ lụt, sạt lở… gây nguy hiểm cho cuộc sống con người.
+…
Câu 6 (trang 62 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1): Đoạn văn nào trong bức thư để lại ấn tượng mạnh nhất với em? Chia sẻ ấn tượng của em với các bạn trong lớp.
Trả lời:
- Đoạn văn trong bức thư để lại ấn tượng mạnh mẽ nhất với em là: “Không khí quả thật quý giá với người da đỏ… hương hoa đồng cỏ”.
→ Đọc đoạn này giúp ta hiểu sâu hơn về sự hòa quyện giữa con người và thiên nhiên, mối quan hệ mật thiết tưởng chừng không thể tách rời đã chạm vào trái tim người đọc với một cảm xúc thiêng liêng không thể diễn tả.
Câu 7 (trang 62 sgk Ngữ văn lớp 8 Tập 1): Theo em, con người nên đối xử như thế nào với tài nguyên thiên nhiên và sự sống của muôn loài? Trình bày ý kiến của em về vấn đề này bằng một đoạn văn khoảng một trăm năm mươi chữ.
Trả lời:
Đoạn văn tham khảo
Từ xưa, thiên nhiên đã là người bạn tuyệt vời và có tầm quan trọng đặc biệt đối với con người. Con người cũng đã đáp lại thiên nhiên bằng cách thực hiện các chính sách bảo vệ môi trường, bảo vệ các loài thú hiếm để ngăn nguy cơ tuyệt chủng. Hiện nay, nhiều hoạt động như trồng cây xanh ven đường, trồng cây xanh-sạch-đẹp được các tổ chức cộng đồng và học sinh nhiệt tình tham gia. Bên cạnh đó, có nhiều tổ chức bảo vệ động vật quý hiếm được thành lập để đảm bảo sự an toàn và ngăn chặn hành vi săn bắt, buôn bán trái phép. Mỗi ngày, các hành vi gây hại cho môi trường như đốn cây rừng, buôn bán gỗ trái phép vẫn xảy ra, làm tàn phá môi trường. Là học sinh, tôi luôn nhận thức rõ tầm quan trọng của môi trường đối với đời sống con người. Để thể hiện tình yêu thiên nhiên, tôi và mọi người cần chung tay bảo vệ và tuyên truyền về lợi ích của thiên nhiên cũng như tác hại của việc phá hoại. Vì sự sống của hành tinh, chúng ta cần khai thác, sử dụng hợp lý và bảo tồn thiên nhiên như một tài sản quý giá của con người.
5. Bài viết 'Bức thư của thủ lĩnh da đỏ' (Ngữ văn 8 - SGK Chân trời sáng tạo) phiên bản hay nhất mẫu 2
Chuẩn bị đọc
(trang 58, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Theo em, vì sao thiên nhiên được ví như bà mẹ của muôn loài?
Phương pháp giải:
Vận dụng những kiến thức về thiên nhiên, thế giới và cuộc sống
Lời giải chi tiết:
Thiên nhiên được ví như bà mẹ của muôn lời bởi con người hay động thực vật đều được nuôi dưỡng bởi các yếu tố tự nhiên, và thiên nhiên sinh ra vạn vật, nuôi dưỡng vạn vật.
Trải nghiệm cùng VB 1
Câu 1 (trang 59, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Các hình ảnh so sánh, liên tưởng trong đoạn văn này gợi ý nghĩa gì?
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức đọc hiểu
Lời giải chi tiết:
Các hình ảnh so sánh, liên tưởng trong đoạn văn nhằm nhấn mạnh rằng họ và thiên nhiên là gia đình, là ruột thịt, là những gì gắn bó, thân thương nhất.
Trải nghiệm cùng VB 2
Câu 2 (trang 60, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Việc lặp lại giả định “Nếu … bán cho Ngài mảnh đất này” có ý nghĩa gì?
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức đọc hiểu
Lời giải chi tiết:
Việc lặp lại giả định “Nếu … bán cho Ngài mảnh đất này” có ý nghĩa nhấn mạnh những mong muốn cao cả của nhân vật “tôi” về sự đảm bảo rằng phải giữ gìn và bảo vệ thiên nhiên
Suy ngẫm và phản hồi 1
Câu 1 (trang 61, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Xác định hệ thống luận điểm, lí lẽ, bằng chứng của văn bản.
Phương pháp giải:
Vận dụng kĩ năng đọc hiểu
Lời giải chi tiết:
* Luận điểm 1: Kí ức của người da đỏ gợi nhắc những điều thiêng liêng:
- Mảnh đất của người da đỏ vô cùng thiêng liêng, là người mẹ của người da đỏ.
- Bông hoa là người chị, người em.
- Dòng nước là máu của tổ tiên người da đỏ
- Những tiếng thì thầm của dòng nước chính là những tiếng nói của cha ông với thế hệ sau.
=> Với nghệ thuật nhân hóa và so sánh, tác giả đã nhấn mạnh tình yêu thiên nhiên, sự gắn bó của người da đỏ với đất đai, môi trường.
* Luận điểm 2: Người da trắng và người da đỏ có sự khác nhau trong cách đối xử với đất đai và thiên nhiên
- Đối với người da trắng:
+ Đất đai là kẻ thù, khi chinh phục được sẽ càng lấn tới.
+ Họ đối xử với đất và trời như những hàng hóa, tước đoạt được rồi lại bán đi.
+ Người da trắng không có nơi yên tĩnh, không quan tâm đến bầu không khí họ đang hít thở.
- Đối với người da đỏ:
+ Đất đai là mẹ nên họ vô cùng trân quý.
+ Họ rất biết trân trọng không khí.
+ Đối xử với muôn loài như người anh em.
=> Với nghệ thuật đối lập, tác giả đã thể hiện thái độ bảo vệ đất đai và bảo vệ môi trường tự nhiên.
* Luận điểm 3: Người da đỏ đưa ra kiến nghị để bảo vệ đất đai và thiên nhiên:
- Người da trắng phải đối xử với muông thú như những người anh em.
- Phải dạy con cháu biết quý trọng đất đai.
=> Sử dụng những từ ngữ dứt khoát, đanh thép, hào hùng để khẳng định sự cần thiết phải bảo vệ đất đai và thiên nhiên.
Suy ngẫm và phản hồi 2
Câu 2 (trang 61, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Văn bản chủ yếu hướng đến luận đề nào dưới đây? Lí giải dựa vào hệ thống luận điểm, lí lẽ, bằng chứng của văn bản.
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về luận đề trong văn nghị luận
Lời giải chi tiết:
Văn bản chủ yếu hướng đến luận đề b. Mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên. Bắt đầu từ mong muốn mua lại vùng đất của người da đỏ của Tổng thống Mĩ Phreng – klin. Sau đó, thủ lĩnh người da đỏ Xi-át-tơn đã viết bức thư trả lời yêu cầu này và nhấn mạnh mối quan hệ của con người và thiên nhiên, con người phải bảo vệ đất đai, bảo vệ thiên nhiên chính là bảo vệ mạng sống của mình. Nhấn mạnh tất cả chúng ta phải có ý thức bảo vệ thiên nhiên, đặc biệt là người da trắng.
Suy ngẫm và phản hồi 3
Câu 3 (trang 61, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Phân tích mối liên hệ giữa luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng.
Phương pháp giải:
Vận dụng kĩ năng đọc hiểu
Lời giải chi tiết:
Mối liên hệ giữa luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng có mối liên hệ chặt chẽ, không tách rời. Hệ thống các luận điểm giúp làm sáng tỏ luận đề, các lí lẽ và dẫn chứng giúp tăng tính mạch lạc, logic và tăng tính thuyết phục, xác đáng.
Suy ngẫm và phản hồi 4
Câu 4 (trang 61, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Em hãy xác định câu văn thể hiện bằng chứng khách quan và ý kiến, đánh giá chủ quan của người viết trong đoạn trích sau:
Tôi là kẻ hoang dã, tôi không hiểu bất cứ một cách sống nào khác. Tôi đã chứng kiến cả ngàn con trâu rừng bị chết dần chết mòn trên những cánh đồng trơ trọi vì bị người da trắng bắn mỗi khi có đoàn tàu chạy qua. Tôi là kẻ hoang dã, tôi không hiểu nổi tại sao một con ngựa sắt nhả khói lại quan trọng hơn nhiều con trâu rừng mà chúng tôi chỉ giết để duy trì cuộc sống. Con người là gì, nếu cuộc sống thiếu những con thú?
Phương pháp giải:
Vận dụng bằng chứng khách quan và ý kiến, đánh giá chủ quan của người viết
Lời giải chi tiết:
Câu văn thể hiện bằng chứng khách quan của người viết: Tôi đã chứng kiến cả ngàn con trâu rừng bị chết dần chết mòn trên những cánh đồng trơ trọi vì bị người da trắng bắn mỗi khi có đoàn tàu chạy qua
Ý kiến, đánh giá chủ quan của người viết trong đoạn trích: Tôi là kẻ hoang dã, tôi không hiểu bất cứ một cách sống nào khác.; Tôi là kẻ hoang dã, tôi không hiểu nổi tại sao một con ngựa sắt nhà khói lại quan trọng hơn nhiều con trâu rừng mà chủng tôi chỉ giết để duy trì cuộc sống.
Suy ngẫm và phản hồi 5
Câu 5 (trang 62, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Em hiểu như thế nào về ý kiến: “Đất là Mẹ. Điều gì xảy ra với đất đai tức là xảy ra đối với những đứa con của Đất”? Tìm một số ví dụ từ thực tế để chứng minh cho cách hiểu của em.
Phương pháp giải:
Vận dụng kĩ năng đọc hiểu
Lời giải chi tiết:
Ý kiến: “Đất là Mẹ. Điều gì xảy ra với đất đai tức là xảy ra đối với những đứa con của Đất?" của thủ lĩnh Xi-át-tơn được hiểu như sau: Con người sinh ra và lớn lên trên chính mảnh đất này. Những tài nguyên có được cũng là từ đất. Nhờ có đất mà cây cối, muôn thú sinh sống và cung cấp thực phẩm cho con người. Nếu không có đất, thì không còn nơi trú ngụ cho muôn loài, không còn nơi để trồng trọt chăn nuôi, đồng nghĩa với việc con người cũng sẽ chết. Trong bức thư, thủ lĩnh Xi-át-tơn đã nói việc bán đất cho người da trắng rồi họ lấy hết tài nguyên, bỏ lại đằng sau là những hoang mạc. Như vậy, thì những đứa con của đất sẽ ra sao? Vì vậy, mỗi con người cần phải sống chan hòa với thiên nhiên, bảo vệ tấc đất, tấc vàng chính là bảo vệ mạng sống của chính con người.
Ví dụ thực tế: Đất là tài nguyên vô giá, sản sinh và nuôi dưỡng con người, động thực vật, hãy tưởng tượng một ngày không còn một chút đất nào trên toàn thế giới thì tất thảy sự vật đều sẽ bị chết dần chết mòn, không còn gì có thể tồn tại.
Suy ngẫm và phản hồi 6
Câu 6 (trang 62, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Đoạn văn nào trong bức thư để lại cho em ấn tượng mạnh nhất? Chia sẻ ấn tượng của em với các bạn trong lớp
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức đọc hiểu, hiểu biết cá nhân
Lời giải chi tiết:
Đoạn văn trong bức thư để lại cho em ấn tượng mạnh nhất là: “Đối với đồng bào tôi, mỗi tấc đất là thiêng liêng, mỗi lá thông óng ánh, mỗi bờ cát, mỗi hạt sương long lanh trong những cánh rừng rậm rạp, mỗi bãi đất hoang và tiếng thì thầm của côn trùng là những điều thiêng liêng trong ký ức và kinh nghiệm của đồng bào tôi. Những dòng nhựa chảy trong cây cối cũng mang trong đó ký ức của người da đỏ”.
Đoạn này ấn tượng bởi đoạn văn này nói đến sự thiêng liêng của đất với muôn loài. Đoạn văn còn miêu tả về thiên nhiên nơi người da đỏ đang sinh sống thật đẹp đẽ với lá thông óng ánh, bờ cát, hạt sương long lanh, bãi đất hoang, tiếng thì thầm của côn trùng,… Tất cả cho thấy thiên nhiên trên mảnh đất người da đỏ sinh sống vô cùng tươi đẹp. Đoạn văn thể hiện lòng yêu thương quê hương, đất nước, yêu từng tấc đất, hạt sương trên mảnh đất quê hương mình của tác giả nói riêng và người da đỏ nói chung. Người da đỏ yêu đất như yêu cuộc sống tươi đẹp của họ, biết ơn đất mẹ.
Suy ngẫm và phản hồi 7
Câu 7 (trang 62, SGK Ngữ văn 8, tập 1)
Theo em, con người cần ứng xử như thế nào với tài nguyên thiên nhiên và sự sống của muôn loài? Trình bày ý kiến của em về vấn đề này bằng một đoạn văn khoảng 150 chữ.
Phương pháp giải:
Vận dụng kỹ năng tạo lập văn bản
Lời giải chi tiết:
Thiên nhiên có vai trò rất quan trọng đối với tất cả con người cũng như tất cả những sinh vật sống trên trái đất. Để bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường sống đòi hỏi toàn xã hội và nhất là mỗi người chúng ta phải nâng cao nhận thức để cùng hiểu biết về môi trường sống xung quanh mình. Bảo vệ sự sống của chúng ta, nhất thiết cần hạn chế tối đa việc sử dụng túi nilon. Mỗi nhà nên phân loại rác, đối với những rác thải như chai nhựa, giấy, túi nilon... gom lại bán phế liệu để tái sử dụng, vừa góp phần tiết kiệm được nguồn tài nguyên thiên nhiên, vừa bảo vệ môi trường sinh thái. Cần thường xuyên tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cộng đồng trong việc: không săn bắt động vật quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng; không khai thác, đánh bắt cá và thủy sản bằng xung điện vì sẽ làm cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên. Mỗi người nên trồng nhiều cây xanh xung quanh nhà mình để được tận hưởng không khí trong lành do cây tạo ra. Mặt khác, không nên bẻ cành, ngắt phá cây xanh; lên án, phê phán những trường hợp không biết giữ gìn và bảo vệ cây xanh nơi công cộng. Cần có những biện pháp để xử lý ngay tình trạng ô nhiễm nguồn nước thải từ các khu đô thị lớn, khu công nghiệp tập trung, những nơi xả nước thải nhiều... để khắc phục được tình trạng ô nhiễm nguồn nước, góp phần lấy lại được sự trong sạch cho môi trường sống.
6. Bài soạn 'Bức thư của thủ lĩnh da đỏ' (Ngữ văn 8 - SGK Chân trời sáng tạo) mẫu hay nhất số 3
* Chuẩn bị đọc
Câu hỏi (trang 58 SGK Ngữ văn 8 Tập 1): Theo bạn, tại sao thiên nhiên lại được so sánh với người mẹ của tất cả sinh vật?
Trả lời:
Thiên nhiên được ví như người mẹ của tất cả sinh vật vì mọi sự sống, bao gồm cả con người, đều được thiên nhiên nuôi dưỡng và chăm sóc.
* Trải nghiệm với văn bản
- Suy luận: Các hình ảnh so sánh, liên tưởng trong đoạn văn này gợi ra ý nghĩa gì?
- Suy luận: Tại sao việc lặp lại giả định “Nếu… bán cho Ngài mảnh đất này” lại quan trọng?
- Việc lặp lại giả định “Nếu… bán cho Ngài mảnh đất này” nhấn mạnh tình cảm và sự trân trọng của Xi-át-tơn đối với lãnh thổ và thiên nhiên nơi ông sinh sống.
* Suy ngẫm và phản hồi
Nội dung chính:
Qua bức thư, thủ lĩnh da đỏ Xi-át-tơn truyền tải đến tổng thống Mỹ một thông điệp quan trọng cho toàn nhân loại: Con người cần sống hòa hợp với thiên nhiên, bảo vệ môi trường và thiên nhiên như bảo vệ chính mạng sống của mình.
Câu 1 (trang 61 SGK Ngữ văn 8 Tập 1): Xác định hệ thống luận điểm, lí lẽ, bằng chứng của văn bản.
Trả lời:
Luận điểm
Lí lẽ, bằng chứng
Những điều thiêng liêng trong kí ức người da đỏ.
+ Đất đai là người mẹ, hoa là người chị, người em.
+ Dòng nước là máu của tổ tiên.
+ Tiếng thì thầm của dòng nước là tiếng nói của cha ông.
Những lo âu của người da đỏ về sự tàn phá đất đai và môi trường bởi người da trắng.
+ Họ sẽ lấy đi mọi thứ từ lòng đất.
+ Lòng tham của họ sẽ nuốt chửng đất đai.
+ Họ không quan tâm đến không khí mà họ hít thở.
Kiến nghị của người da đỏ về bảo vệ môi trường và đất đai.
+ Cần trân trọng đất đai.
+ Hãy giáo dục họ về đất như là mẹ.
Câu 2 (trang 61 SGK Ngữ văn 8 Tập 1): Văn bản chủ yếu tập trung vào luận đề nào? Giải thích vào hệ thống luận điểm, lí lẽ, dẫn chứng của văn bản.
Trả lời:
- Văn bản chủ yếu tập trung vào luận đề: b. Mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên.
- Giải thích hệ thống luận điểm, lí lẽ, dẫn chứng:
Luận điểm
Lí lẽ, bằng chứng
Những điều thiêng liêng trong kí ức người da đỏ.
+ Đất đai là người mẹ, hoa là người chị, người em.
+ Dòng nước là máu của tổ tiên.
+ Tiếng thì thầm của dòng nước là tiếng nói của cha ông.
Những lo âu của người da đỏ về sự tàn phá đất đai và môi trường bởi người da trắng.
+ Họ sẽ lấy đi mọi thứ từ lòng đất.
+ Lòng tham của họ sẽ nuốt chửng đất đai.
+ Họ không quan tâm đến không khí mà họ hít thở.
Kiến nghị của người da đỏ về bảo vệ môi trường và đất đai.
+ Cần trân trọng đất đai.
+ Hãy giáo dục họ về đất như là mẹ.
Câu 3 (trang 61 SGK Ngữ văn 8 Tập 1): Phân tích mối liên hệ giữa luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng.
Trả lời:
Các luận điểm đều làm rõ vấn đề chính là mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên. Các luận điểm cần có lí lẽ và bằng chứng để thuyết phục người nghe về luận điểm đó.
Câu 4 (trang 61 SGK Ngữ văn 8 Tập 1): Xác định câu văn thể hiện bằng chứng khách quan và ý kiến, đánh giá chủ quan của người viết trong đoạn trích sau:
Tôi là kẻ hoang dã, tôi không hiểu bất kỳ cách sống nào khác. Tôi đã chứng kiến hàng ngàn con trâu rừng chết dần, chết mòn trên những cánh đồng trơ trụi vì bị người da trắng bắn mỗi khi đoàn tàu chạy qua. Tôi là kẻ hoang dã, tôi không hiểu tại sao một con ngựa sắt đầy khói lại quan trọng hơn nhiều con trâu rừng mà chúng tôi chỉ giết để duy trì cuộc sống. Con người là gì nếu thiếu những con thú?
Trả lời:
Câu văn thể hiện bằng chứng khách quan và ý kiến, đánh giá chủ quan của người viết là: Tôi là kẻ hoang dã, tôi không hiểu bất kỳ cách sống nào khác.
Câu 5 (trang 62 SGK Ngữ văn 8 Tập 1): Hiểu như thế nào về ý kiến: “Đất là Mẹ. Điều gì xảy ra với đất đai tức là xảy ra với những đứa con của Đất”? Đưa ra ví dụ thực tế để chứng minh cách hiểu của bạn.
Trả lời:
- Ý kiến “Đất là Mẹ. Điều gì xảy ra với đất đai tức là xảy ra với những đứa con của Đất” có nghĩa: Đất là Mẹ, nguồn sống và sự bảo vệ con người. Sự liên kết này khiến con người có trách nhiệm bảo vệ đất đai.
- Một số ví dụ thực tế:
+ Trồng cây, chăm sóc và bảo vệ đất, bón phân đúng cách sẽ cải thiện độ phì nhiêu của đất.
+ Khai thác đất bừa bãi và không có kế hoạch sẽ làm giảm độ phì và làm đất trở nên kém chất lượng.
Câu 6 (trang 62 SGK Ngữ văn 8 Tập 1): Đoạn văn nào trong bức thư để lại ấn tượng sâu sắc nhất với bạn? Chia sẻ cảm nhận của bạn với lớp.
Trả lời:
- Đoạn văn ấn tượng nhất trong bức thư là: Ngài phải dạy con cháu … tức là làm cho chính mình.
- Vì: Đoạn văn này nhấn mạnh mối liên kết chặt chẽ giữa con người và đất đai.
Câu 7 (trang 62 SGK Ngữ văn 8 Tập 1): Theo bạn, con người cần ứng xử ra sao với tài nguyên thiên nhiên và sự sống của muôn loài? Trình bày ý kiến của bạn bằng một đoạn văn khoảng 150 chữ.
Trả lời:
Đoạn văn tham khảo
Thiên nhiên vốn đẹp và là người bạn thiết thân nhất của con người. Do đó, chúng ta cần có hành động văn minh đối với tài nguyên thiên nhiên và sự sống của muôn loài như trồng nhiều cây xanh, sử dụng năng lượng sạch và tái chế, tiết kiệm điện nước để tránh lãng phí. Đặc biệt, cần tuyên truyền nâng cao ý thức cộng đồng để bảo vệ môi trường.