1. Bài viết mẫu 4 về 'Bản tin hoa anh đào' (Ngữ văn 7 - SGK Kết nối tri thức)
I. Giới thiệu tác giả Nguyễn Vĩnh Nguyên
Nguyễn Vĩnh Nguyên sinh năm 1979 tại Khánh Hòa, lớn lên tại Ninh Thuận, tốt nghiệp Sư phạm Ngữ văn Đại học Đà Lạt khóa 1997 - 2001. Anh sống và làm việc tại Sài Gòn. Anh không chỉ là nhà báo, nhà văn mà còn là tác giả của nhiều truyện ngắn, tiểu thuyết. Ngoài các tập truyện ngắn, tản văn, tiểu thuyết, anh còn chuyên tâm thực hiện loạt sách về Đà Lạt,
Các đầu sách về Đà Lạt anh đã viết như: Với Đà Lạt, ai cũng là lữ khách (tản văn, năm 2014); Đà Lạt, một thời hương xa (du khảo, 2016); Đà Lạt, bên dưới sương mù (biên khảo, 2019); Ký ức của ký ức (tiểu thuyết, 2019). Anh còn lập một fanpage chuyên về Đà Lạt, là nơi trao đổi những thông tin văn hóa, lịch sử, những câu chuyện về thành phố.
II. Khái quát tác phẩm Bản tin về hoa anh đào
- Hoàn cảnh sáng tác
Theo Nguyễn Vĩnh Nguyên, Với Đà Lạt ai cũng là lữ khách, NXB Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh, 2015, tr. 29-31
- Thể loại
Tản văn theo nghĩa đen là văn xuôi, nhưng hiện nay tản văn được dùng để chỉ một phạm vi xác định, không hoàn toàn khớp với thuật ngữ văn xuôi.
- Bố cục
Được chia thành (3 phần)
- Phần 1 (từ đầu đến “giao mùa đông-xuân”): Giới thiệu về bản tin hoa anh đào.
- Phần 2 (tiếp theo đến “rộn ràng nhất thời”): Đặc điểm của bản tin hoa anh đào.
- Phần 3 (còn lại): Cảm xúc vủa tác giả về bản tin của các loài hoa.
- Tóm tắt
Anh bạn tôi là kí giả ở Đà Lạt, có đóng góp nhiều điều cho chuyện lớn của thành phố nhưng với tôi điều nể phục lớn nhất của anh là những bản tin nhỏ về hoa anh đào đều đặn xuất hiện hằng năm khi Đà Lạt giao mùa đông – xuân. Bản tin thường xuất hiện trên tờ báo T vào đúng cái mùa mà những người yêu Đà Lạt đang ngất ngây trong cái lạnh tháng Chạp. Có năm, bản tin được viết trong niềm hân hoan hứng khởi báo tin hoa sẽ nở rộ; có năm bản tin dự báo hoa sẽ đến muộn và chóng tàn vì thời tiết bất lời, có năm bản tin chỉ kể về một vài gốc hoa anh đào cổ thụ. Với nhiều người bản tin đó có thể tạo cảm giác lạc lõng, nhưng với người “sốc hoa” thì điều quan tâm là một bản tin về hoa liệu có giải quyết được gì? Thoạt đầu, anh đã lo sợ về những khó khăn của thưở ban đầu, nhưng vượt qua chướng ngại về tâm lí để viết nên cảm nhận về hoa đào. Đối với tôi, bản tin xuất hiện trên trang báo mỗi năm vô cùng ý nghĩa để hiểu rằng hoa cỏ cũng cần được truyền thông, nâng niu theo một cách tự nhiên nhất.
- Giá trị nội dung
Tác phẩm đã cho người đọc thấy được tình yêu lớn lao của tác giả đối với hoa đào Đà Lạt.
Qua bài viết, người đọc cảm nhận được vẻ đẹp, hồn cốt của hoa đào mà nâng niu, trân trọng sắc đẹp của tự nhiên hơn.
- Giá trị nghệ thuật
- Lời văn nhẹ nhàng, tinh tế, tình cảm, giàu hình ảnh.
- Câu văn giàu cảm xúc, lột tả được hết diễn biến tâm lí của tác giả.
- Dẫn chứng, liên hệ phong phú cuốn hút người đọc
Câu 1 (trang 89, SGK Ngữ văn 7 tập 2)
Theo em, nhan đề Bản tin về hoa anh đào có thể gợi lên ở người đọc những suy đoán gì về nội dung của bài tản văn?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản, nêu suy đoán của mình hoặc nêu những khả năng suy đoán về nội dung tác phẩm
Lời giải chi tiết:
Từ “bản tin” có thể gây hiểu nhầm rằng văn bản là một bản tin về hoa anh đào. Đây chính là yếu tố “gây nhiễu” thú vị
Câu 2 (trang 89, SGK Ngữ văn 7 tập 2)
Liệt kê những từ ngữ thể hiện trực tiếp ý kiến đánh giá của tác giả đối với các bản tin nhỏ mà người bạn nhà báo đã viết về hoa anh đào. Em nhận xét như thế nào về ý kiến đánh giá đó?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ văn bản và xác định
Lời giải chi tiết:
– Các từ ngữ thể hiện trực tiếp ý kiến đánh giá của tác giả đối với các bản tin nhỏ mà người bạn nhà báo đã viết về hoa anh đào: nể phục, thông điệp giá trị, vô cùng ý nghĩa.
– Nhận xét: Tác giả đã nêu lên quan điểm của bản thân một cách vô cùng nghiêm túc, dựa trên sự quan sát và hiểu biết của bản thân
Câu 3 (trang 89, SGK Ngữ văn 7 tập 2)
Vì sao tác giả lại cho rằng để viết một bản tin về hoa anh đào, người bạn của mình đã phải vượt qua nhiều “khó khăn”, “chướng ngại”? Những “khó khăn”, “chướng ngại” được nêu lên đó cho biết gì về cách sống và thái độ ứng xử với thiên nhiên của con người trong cuộc sống hiện đại?
Lời giải chi tiết:
– Việc cho ra đời một tác phẩm (dù là một bản tin báo chí) luôn phụ thuộc vào nhiều yếu tố: yêu cầu của toàn soạn; tâm lí tiếp nhận của độc giả, sự thấu hiểu vấn đề của người viết; cuộc đấu tranh nội tâm của người viết khi muốn chuyển tải một thông điệp có ý nghĩa trong hoàn cảnh không hoàn toàn thuận lợi;… Ở đây, người bạn của tác giả đã đứng trước những nghi ngờ của người đọc khi họ có thể cho đó là “thứ xa xỉ viễn mơ”. Nhân vật kí giả cũng đã lường tính đến sự xuất hiện “lạc lõng” của bản tin về hoa trên mặt báo bốn đầy những thông tin phồn tạp về đời sống đương đại. Đặc biệt, anh phải đối diện với chính nghi ngờ của bản thân mình: Câu chuyện về hoa “có phải hoặc có nên là một bản tin?”. Rõ ràng, tất cả những điều đó đã làm nên “khó khăn”, “chướng ngại” đối với người viết báo – bạn của tác giả.
– Những “khó khăn”, “chướng ngại” được nêu lên đó cho biết về cách sống và thái độ ứng xử với thiên nhiên của con người trong cuộc sống hiện đại: con người thường bị cuốn theo nhịp sống hối hả nên nhiều khi đã để lạc mất cảm giác rung động trước vẻ đẹp của thiên nhiên, làm mai một thói quen tự vấn về lối sống của chính mình, không tạo được khoảng lặng cần thiết cho tâm trí để trả lời một câu hỏi hệ trọng: Cái gì đã làm nên vẻ đẹp và linh hồn của nơi mình đàng sống (cụ thể ở đây là Đà Lạt)?
Câu 4 (trang 89, SGK Ngữ văn 7 tập 2)
Hãy làm rõ sự đồng điệu về tâm hồn giữa tác giả và nhân vật được nói tới trong bài tản văn.
Phương pháp giải:
Chú ý những từ ngữ có thể nói lên sự đồng điệu giữa tác giả và người bạn của mình – một kí giả.
Lời giải chi tiết:
Bản tin về hoa anh đào đã thể hiện tính chất của thể loại tản văn khá đậm nét: thấm đượm cảm xúc; có những liên hệ, liên tưởng phóng khoáng nhưng tất cả kết nối với nhau chặt chẽ. Đặt mình vào vị trí của một người đọc, tác giả đã thể hiện tâm trạng hân hoan chờ đợi các bản tìn về hoa và có những đánh giá cao về chúng. Đặt mình vào vị trí một người viết, tác giả phần nào đã nhập thân vào nhân vật, hình dung được một cách hết sức cụ thể về những suy tư, trăn trở âm thầm trong anh khi anh muốn viết những bản tin nhỏ về hoa. Chính nhờ sự đồng điệu này mà điều tác gải muốn nhắn gửi qua Bản tin về hoa anh đào không còn là tâm sự thuần túy cá nhân nữa. Nó đã trở thành tiếng nói chung, thực sự mang tính đại diện, chạm vào một vấn đề đang khiến bao người băn khoăn tìm lời giải đáp – vấn đề xây dựng lối sống phù hợp, hòa vào nhịp điệu vĩnh cửu của cỏ cây, hoa lá, của thiên nhiên.
Câu 5 (trang 89, SGK Ngữ văn 7 tập 2)
Nêu khái quát thông điệp chính mà tác giả muốn gửi tới người đọc qua tản văn Bản tin về hoa anh đào
Phương pháp giải:
Chú ý những câu văn, chi tiết bộc lộ trực tiếp thái độ của tác giả
Lời giải chi tiết:
Qua những suy ngẫm trước các bản tin về hoa anh đào, tác giả muốn hướng người độc tới thái độ biết nâng niu từng vẻ đẹp của thiên nhiên, biết điều chỉnh thái độ sống, cách sống để tìm được niềm hạnh phúc trong sự giao hòa với tạo vật. Ngoài ra, trên vấn đề định hướng giá trị sống, hoạt động báo chí cần phải có những thay đổi tích cực trong cách chọn và đưa thông tin tới độc giả.
Câu 6 (trang 89, SGK Ngữ văn 7 tập 2)
Nêu suy nghĩ của em về điều mong muốn mà tác giả thể hiện ở đoạn cuối văn bản.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn cuối của văn bản, gợi ý:
– Tác giả đã bộc lộ mong muốn gì?
– Em có đồng tình, chia sẻ với những điều được tác giả phát biểu không?
– Theo em, trong cuộc sống hiện nay, tâm hồn của con người đang “đói” những gì?
Lời giải chi tiết:
Văn bản Bản tin về hoa anh đào tác giả kể về hành trình để viết một bản tin về hoa anh đào của người bạn. Người bạn ấy đã phải vượt qua nhiều “khó khăn”, “chướng ngại” vì trong cuộc sống hiện đại ngày nay, ai cũng mong chờ được đọc trên báo những tin tức xã hội thiết thân, chạm vào toan tính mưu sinh hàng ngày. Chính vì thế nên những bản tin về hoa anh đào có thể sẽ không được mọi người quan tâm. Những “khó khăn”, “chướng ngại” được nêu lên đó cho biết rằng con người trong cuộc sống hiện đại vì quá mải mê kiếm tiền, bon chen giữa bộn bề cuộc sống mà quên mất đi vẻ đẹp của thiên nhiên: vẻ đẹp của hoa anh đào. Qua văn bản, tác giả muốn gửi gắm đến người đọc hãy tạm gác lại những lo toan, bộn bề của cuộc sống hiện đại và cùng nhau dành thời gian yêu thiên nhiên hơn, ngắm nhìn và cảm nhận vẻ đẹp của cỏ hoa nơi thành phố mình yêu.
2. Soạn bài 'Bản tin hoa anh đào' (Ngữ văn lớp 7 - SGK Kết nối tri thức) - mẫu 5
1. Tổng hợp nội dung bài học
1.1. Nội dung
Văn bản ghi lại cảm xúc của nhân vật “tôi” khi chứng kiến sự xuất hiện của bản tin hoa anh đào hàng năm vào mùa đông – xuân. Đồng thời, tác giả thể hiện mong muốn giảm bớt các tin tức xã hội rối ren, thay vào đó là những thông tin về hoa, về mùa hoa ở thành phố yêu dấu, để con người có thể cảm nhận sự trong lành và tốt đẹp hơn.
1.2. Nghệ thuật
– Kết hợp các yếu tố tự sự, miêu tả và bình luận
– Ngôn từ chân thành, thể hiện tình yêu sâu sắc của tác giả với Đà Lạt
2. Soạn bài Bản tin về hoa anh đào – Nguyễn Vĩnh Nguyên Ngữ văn 7 tập 2 Kết Nối Tri Thức
Câu 1: Theo em, nhan đề Bản tin về hoa anh đào gợi ý gì cho người đọc về nội dung của bài viết?
Trả lời:
Nhan đề Bản tin về hoa anh đào có thể gợi ý rằng bài viết sẽ tập trung vào hoa anh đào hoặc liên quan đến Nhật Bản, nơi nổi tiếng với hoa anh đào.
Câu 2: Liệt kê những từ ngữ thể hiện rõ ý kiến của tác giả về các bản tin nhỏ mà bạn nhà báo viết về hoa anh đào. Em nhận xét gì về ý kiến đó?
Trả lời:
Các từ ngữ thể hiện ý kiến đánh giá của tác giả là: “Nhưng với riêng tôi,” “với riêng tôi,” “tôi đã nghĩ.” Những từ ngữ này cho thấy tác giả đánh giá các bản tin một cách nghiêm túc và mong muốn các bản tin này sẽ tiếp tục được đón nhận.
Câu 3: Tại sao tác giả cho rằng việc viết bản tin về hoa anh đào đòi hỏi vượt qua nhiều “khó khăn”, “chướng ngại”? Những điều này phản ánh gì về cách sống và thái độ đối với thiên nhiên trong xã hội hiện đại?
Trả lời:
Tác giả cho rằng việc viết bản tin về hoa anh đào cần vượt qua nhiều khó khăn vì với nhiều người, đó là điều xa xỉ và có thể không thu hút sự chú ý trên báo. Những khó khăn này cho thấy con người hiện đại thường ít chú trọng đến thiên nhiên và quan tâm hơn đến những vấn đề thiết yếu hàng ngày.
Câu 4: Làm rõ sự đồng điệu giữa tác giả và nhân vật trong bài viết.
Trả lời:
Tác giả cảm nhận các bản tin của nhân vật như những bài thơ, thấy sự hứng khởi trong đó và hiểu những khó khăn của nhân vật. Tác giả đồng cảm với nhân vật khi cho rằng thông tin về hoa anh đào cũng cần được coi trọng như những thông tin khác bởi nó góp phần tạo nên vẻ đẹp của Đà Lạt.
Câu 5: Khái quát thông điệp chính mà tác giả muốn truyền tải qua bài viết Bản tin về hoa anh đào?
Trả lời:
Thông điệp của tác giả là con người hiện đại cần yêu thiên nhiên, vì nó làm cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn. Tác giả mong muốn giảm bớt tin tức xã hội rối ren và thay vào đó là thông tin về hoa và mùa hoa để giúp tâm hồn con người thanh lọc và đẹp đẽ hơn.
Câu 6: Suy nghĩ của em về mong muốn của tác giả ở đoạn cuối văn bản.
Trả lời:
Tác giả hy vọng rằng trong xã hội hối hả và rối ren, con người vẫn có thể tìm thấy điều tốt đẹp để nuôi dưỡng tâm hồn. Khi đó, thông tin tiêu cực sẽ giảm và thông tin về hoa sẽ góp phần làm cuộc sống tốt đẹp hơn.
3. Hướng dẫn luyện tập
Câu hỏi: Nêu vai trò của hoa đối với con người và cuộc sống.
Trả lời:
Hoa không chỉ mang lại sự thư giãn cho con người mà còn có giá trị kinh tế cao. Nhiều quốc gia như Hà Lan, Pháp, Bungari đã phát triển ngành sản xuất hoa. Hoa cũng giúp làm sạch môi trường, làm đẹp cảnh quan và cân bằng sinh thái.
4. Hỏi đáp về bài Bản tin về hoa anh đào – Nguyễn Vĩnh Nguyên Ngữ văn 7 tập 2 Kết Nối Tri Thức
Nếu có thắc mắc, các em có thể để lại câu hỏi trong phần Hỏi đáp, cộng đồng Ngữ văn HỌC247 sẽ sớm trả lời.
5. Một số văn mẫu bài Bản tin về hoa anh đào – Nguyễn Vĩnh Nguyên Ngữ văn 7 tập 2 Kết Nối Tri Thức
Bài viết Bản tin về hoa anh đào của Nguyễn Vĩnh Nguyên cung cấp thông tin về hoa anh đào ở Đà Lạt và thể hiện tình yêu thiên nhiên của tác giả. Để hiểu sâu về văn bản, các em có thể tham khảo các bài văn mẫu dưới đây.
3. Soạn bài 'Bản tin về hoa anh đào' (Ngữ văn 7 - SGK Kết nối tri thức) - mẫu 6
I. Tác giả
- Nguyễn Vĩnh Nguyên sinh năm 1979
- Quê quán: Ninh Thuận
- Xuất bản nhiều cuốn sách về Đà Lạt
II. Tác phẩm Bản tin về hoa anh đào
- Thể loại: tản văn
- Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác
-Trích ra từ cuốn sách với Đà Lạt ai cũng là lữ khách. Đưa ra những cảm nhận, hoài niệm của tác giả về xứ sở sương mù Đà Lạt, những kiếp người lặng lẽ sống , nhưng vẫn có khát vọng mãnh liệt
- Phương thức biểu đạt: tự sự, biểu cảm, bình luận
- Tóm tắt tác phẩm Bản tin về hoa anh đào
- Tác phẩm viết về bản tin hoa anh đào, nét độc đáo về bản tin một năm xuất hiện một lần đưa tin về loài hoa về của sống của những con người thầm lặng
- Bố cục tác phẩm Bản tin về hoa anh đào
- Phần 1 Từ đầu…khi Đà Lạt giao mùa Đông-Xuân : Giới thiệu về người bạn kí giả của tác giả
- Phần 2 Tiếp theo…cuộc vận động rộn ràng nhất thời: nói về bản tin hoa anh đào
- Phần 3 Còn lại : tác giả mong ước trong tương lai có nhiều bản tin về loài hoa hơn
- Giá trị nội dung tác phẩm Bản tin về hoa anh đào
- Viết về Bản tin hoa anh đào
- Giá trị nghệ thuật tác phẩm Bản tin về hoa anh đào
- Kết hợp tự sự, miêu tả, bình luận
- Lời văn tha thiết thể hiện rõ tình yêu của tác giả với Đà Lạt
III. Tìm hiểu chi tiết tác phẩm Bản tin về hoa anh đào
- Bản tin hoa anh đào
- Thời gian xuất hiện
+ mỗi năm một lần, vào tháng Chạp
- Nội dung của bản tin thay đổi theo từng năm
+ Viết như một bài thơ với niềm hưng khởi, hân hoan, loan báo rằng hoa sẽ nở rộ vào tháng tới
+ Bản tin dự báo hoa nở muộn, chóng tàn vì thời tiết bất lợi
+ Có năm kể lể về gốc anh đào cổ thụ đứng ở góc đường nào đó trong thành phố vừa bị đốn hạ
- Những khó khăn đầu tiên của người bạn tác giả khi mới viết một bản tin lạ
+ Người viết tin không biết nên bắt đầu từ đâu
+ Anh vẫn đưa ra quyết định: phải làm cho hoa anh đào bình đẳng với các bản tin khác trên đời
- Ý kiến của tác giả về bản tin hoa anh đào
- Suy nghĩ của tác giả về bản tin
+ Việc bản tin mỗi năm xuất hiện một lần theo tác giả vô cùng ý nghĩa
+ Ý nghĩa tư duy trong nghề làm báo
+ Bản tin mang đến sức lan tỏa lớn đến mọi người
+ Tác giả muốn trong tương lai có nhiều bản tin về hoa tiếp theo
+ Mong muốn những bản tin rối rắm của xã hội bằng các bản tin về các loài hoa
- Tâm hồn của con người sẽ được thanh lọc, thoải mái hơn
SAU KHI ĐỌC
Câu hỏi 1: Theo em, nhan đề Bản tin hoa anh đào có thể gợi lên ở người đọc những suy đoán gì về nội dung của bài tản văn?
Câu trả lời:
Theo em, nhan đề Bản tin về hoa anh đào có thể gợi lên ở người đọc suy đoán văn bản có nội dung liên quan đến một bản tin viết về hoa anh đào, về ý nghĩa của bản tin hoa anh đào đó, những con người gắn với bản tin đó,...
Câu hỏi 2: Liệt kê những từ ngữ thể hiện trực tiếp ý kiến đánh giá của tác giả đối với các bản tin nhỏ mà người bạn nhà báo đã viết về hoa anh đào.
Câu trả lời:
- Những từ ngữ thể hiện trực tiếp ý kiến đánh giá của tác giả đối với các bản tin nhỏ mà người bạn nhà báo đã viết về hoa anh đào: bài thơ, hứng khởi, hân hoan, kể lể, thông điệp giá trị, ý nghĩa.
- Những từ ngữ này cho thấy tác giả đánh giá các bản tin về hoa anh đào một cách thận trọng, khách quan và hy vọng những bản tin đó sẽ tiếp tục được đón nhận.
Câu hỏi 3: Vì sao tác giả lại cho rằng để viết một bản tin về hoa anh đào, người bạn của mình đã phải vượt qua nhiều “khó khăn”, “chướng ngại”? Những “khó khăn”, “chướng ngại” được nêu lên đó cho biết gì về cách sống và thái độ ứng xử với thiên nhiên của con người trong cuộc sống hiện đại?
Câu trả lời:
- Tác giả lại cho rằng để viết một bản tin về hoa anh đào, người bạn của mình đã phải vượt qua nhiều “khó khăn”, “chướng ngại” vì với nhiều người, đó là thứ xa xỉ viễn mơ. Nó cũng có thể bị lạc lõng ngay trên trang báo bảo vì nó không phải là thông tin giật gân, thông tin được nhiều người ưa chuộng.
- Những “khó khăn”, “chướng ngại” được nêu lên trong tản văn cho thấy trong cuộc sống hiện đại con người thường ít chú trọng, quan tâm đến thiên nhiên, quan tâm đến đời sống tinh thần mà hay chú trọng đến những cái thiết thân của bản thân, những vấn đề cơm ăn, áo mặc hàng ngày. Điều này cũng thấy con người hiện đại ngày càng sống nhanh, sống gấp hơn.
Câu hỏi 4: Hãy làm rõ sự đồng điệu về tâm hồn giữa tác giả và nhân vật được nói tới trong bài tản văn.
Câu trả lời:
Sự đồng điệu trong tâm hồn của tác giả và nhân vật trong tản văn được thể hiện qua các chi tiết:
- Tác giả đánh giá và cảm nhận được những bản tin của nhân vật giống như bài thơ, thấy niềm hứng khởi, hân hoan trong những bản tin, hay việc tác giả cảm nhận được những khó khăn của nhân vật khi bắt đầu viết các về bản tin về hoa anh đào.
- Tác giả đồng cảm với nhân vật khi cho rằng thông tin về hoa anh đào cũng cần phải được chấp nhận bình đẳng với mọi thông tin khác trên đời bởi vì nó là một trong những nhân tố quan trọng nhưng lặng lẽ làm nên diện mạo Đà Lạt.
Câu hỏi 5: Nêu khái quát thông điệp mà tác giả muốn gửi tới người đọc qua Bản tin về hoa anh đào.
Câu trả lời:
Theo em, thông điệp mà tác giả muốn gửi tới người đọc qua Bản tin về hoa anh đào:
- Con người hiện đại nên chú ý trân trọng cây cỏ, thiên nhiên nhiều hơn, bởi nó là thứ làm cho cuộc sống của con người trở nên cân bằng, thoải mái.
- Hy vọng những bản tin về sự rối rắm hỗn loạn của xã hội được giảm thiểu trên các tờ báo nhật trình; thay vào đó là thông tin về các loài hoa, những mùa hoa thân yêu để góp phần thanh lọc và giúp tâm hồn con người đẹp đẽ hơn.
Câu hỏi 6: Nêu suy nghĩ của em về điều mong muốn mà tác giả thể hiện ở đoạn cuối văn bản.
Câu trả lời:
Theo em, suy nghĩ của tác giả trong đoạn cuối là thông điệp chính mà tác giả muốn gửi tới độc giả trong tản văn. Tác giả mong rằng trong cuộc sống hối hả, con người sẽ ngày càng sống tốt hơn, biết chú ý nuôi dưỡng tâm hồn hơn. Nếu như làm được như vậy, sự rối rắm hỗn loạn của xã hội sẽ được giảm thiểu đáng kể. Khi ấy, các thông tin tiêu cực tác động đến con người sẽ dần xuất hiện ít hơn trên mặt báo. Thay vào đó là các thông tin về hoa cỏ, về những điều bình dị đang làm đẹp cho cuộc sống để ai đọc được cũng cảm thấy yêu thiên nhiên, vui vẻ, yêu đời.
4. Bài viết 'Bản tin về hoa anh đào' (Ngữ văn 7 - SGK Kết nối tri thức) - mẫu 1
* Sau khi đọc
Nội dung chính:
Bài viết là sự tự hào và lòng trân trọng của tác giả dành cho người bạn của mình – một nhà báo ở Đà Lạt cùng các bản tin về hoa anh đào mà anh ấy đã viết.
Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc:
Câu 1 (trang 89 SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 2):
- Theo bạn, nhan đề Bản tin về hoa anh đào gợi ý gì về nội dung của bài viết: Bài viết sẽ tập trung vào thông tin liên quan đến hoa anh đào.
Câu 2 (trang 89 SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 2):
- Các từ ngữ thể hiện trực tiếp đánh giá của tác giả về các bản tin nhỏ của người bạn nhà báo về hoa anh đào: đáng kính trọng; như một bài thơ; với niềm vui; hân hoan; tạo cảm giác lạc lõng; rất có ý nghĩa; tốt đẹp vô cùng.
- Nhận xét về đánh giá của tác giả đối với các bản tin nhỏ của người bạn nhà báo về hoa anh đào:
+ Tác giả thể hiện sự yêu mến và trân trọng vẻ đẹp của thiên nhiên. Ông mong rằng những bản tin về hoa anh đào sẽ ngày càng xuất hiện nhiều hơn trên báo, giúp tâm hồn con người trở nên thanh tĩnh và tốt đẹp hơn.
Câu 3 (trang 89 SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 2):
- Tác giả cho rằng để viết một bản tin về hoa anh đào, người bạn của ông đã phải vượt qua nhiều khó khăn, trở ngại, vì trong xã hội hiện đại, ai cũng mong chờ tin tức xã hội thiết thực, gần gũi với đời sống. Do đó, những bản tin về hoa anh đào có thể không được nhiều người quan tâm.
- Những “khó khăn”, “chướng ngại” nêu lên cho thấy con người hiện đại vì quá bận rộn kiếm sống mà quên đi vẻ đẹp của thiên nhiên: vẻ đẹp của hoa anh đào.
Câu 4 (trang 89 SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 2):
- Sự đồng cảm giữa tác giả và nhân vật trong bài viết:
+ Tác giả hiểu được những khó khăn khi người bạn của mình viết bản tin về hoa anh đào
+ Đồng thời, ông trân trọng sự kiên cường vượt qua các khó khăn tinh thần của bạn mình. Ông cũng mong rằng sau này, những bản tin về hoa anh đào sẽ ngày càng nhiều hơn trên báo
Câu 5 (trang 90 SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 2):
- Thông điệp chính mà tác giả muốn gửi đến người đọc qua bài viết Bản tin về hoa anh đào là: Người đọc hãy tạm gác lại những lo toan của cuộc sống hiện đại và dành thời gian yêu thiên nhiên, ngắm nhìn và cảm nhận vẻ đẹp của hoa nơi thành phố mình yêu quý.
Câu 6 (trang 90 SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 2):
- Tôi đồng tình với suy nghĩ của tác giả ở đoạn kết của bài viết. Quả thực, trong xã hội hiện đại ngày nay, gánh nặng “cơm áo gạo tiền” khiến con người bận rộn, không còn thời gian để thưởng thức và cảm nhận thiên nhiên. Chúng ta nên tạm gác lo âu, dành một chút thời gian để yêu thiên nhiên hơn, giúp tâm hồn mình thanh thản và tốt đẹp hơn.
5. Bài soạn 'Bản tin hoa anh đào' (Ngữ văn 7 - SGK Kết nối tri thức) - Mẫu 2
* Sau khi đọc
Nội dung chính Bản tin hoa anh đào: Cảm nhận của nhân vật “tôi” về sự xuất hiện của bản tin hoa anh đào vào mùa chuyển giao đông-xuân. Tác giả bày tỏ mong muốn giảm thiểu các bản tin về những rối ren xã hội và thay vào đó là thông tin về hoa anh đào, để con người có cơ hội thấy sự thanh lọc và an lành.
Câu 1 (trang 89 SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Theo em, nhan đề Bản tin hoa anh đào có thể gợi lên cho người đọc những suy nghĩ gì về nội dung của bài tản văn?
Trả lời:
Như em thấy, nhan đề Bản tin hoa anh đào có thể khiến người đọc suy đoán rằng văn bản sẽ đề cập đến hoa anh đào hoặc có liên quan đến văn hóa Nhật Bản, nơi hoa anh đào rất nổi tiếng.
Câu 2 (trang 89 SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Liệt kê những từ ngữ thể hiện trực tiếp ý kiến đánh giá của tác giả về các bản tin của người bạn nhà báo. Em nhận xét thế nào về ý kiến đó?
Trả lời:
- Những từ ngữ thể hiện đánh giá của tác giả về các bản tin hoa anh đào là: “Đối với tôi, tôi đã nghĩ.”
- Những từ ngữ này cho thấy tác giả đánh giá các bản tin một cách cẩn trọng và khách quan, và hy vọng chúng sẽ được đón nhận nồng nhiệt.
Câu 3 (trang 89 SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Tại sao tác giả cho rằng để viết bản tin về hoa anh đào, người bạn của mình đã vượt qua nhiều “khó khăn”, “chướng ngại”? Những “khó khăn”, “chướng ngại” này cho thấy gì về thái độ của con người đối với thiên nhiên trong cuộc sống hiện đại?
Trả lời:
- Tác giả cho rằng để viết bản tin về hoa anh đào, người bạn của mình đã phải vượt qua nhiều “khó khăn”, “chướng ngại” vì đối với nhiều người, thông tin về hoa anh đào có thể bị xem là xa xỉ và không thu hút bằng tin tức giật gân.
- Những “khó khăn”, “chướng ngại” này cho thấy con người hiện đại thường ít chú trọng đến thiên nhiên và đời sống tinh thần, mà tập trung vào những vấn đề thiết thực hàng ngày. Điều này phản ánh sự thay đổi trong cách sống, ngày càng vội vã và gấp gáp.
Câu 4 (trang 89 SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Làm rõ sự đồng cảm giữa tác giả và nhân vật trong bài tản văn.
Trả lời:
- Tác giả đánh giá các bản tin của nhân vật như những bài thơ, cảm nhận niềm vui và hứng khởi từ các bản tin, đồng thời thấy được khó khăn mà nhân vật gặp phải khi viết về hoa anh đào.
- Tác giả đồng cảm với nhân vật và cho rằng thông tin về hoa anh đào cũng cần được chấp nhận bình đẳng với các thông tin khác vì nó góp phần làm phong phú diện mạo của Đà Lạt.
Câu 5 (trang 90 SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Khái quát thông điệp chính mà tác giả gửi tới người đọc qua tản văn Bản tin hoa anh đào.
Trả lời:
Theo em, thông điệp tác giả muốn gửi qua Bản tin hoa anh đào là:
- Con người hiện đại nên trân trọng thiên nhiên vì nó làm cho cuộc sống trở nên trong lành và tốt đẹp hơn.
- Mong muốn các bản tin về sự hỗn loạn xã hội giảm bớt, thay vào đó là thông tin về hoa và mùa hoa để tâm hồn con người được thanh lọc và đẹp đẽ hơn.
Câu 6 (trang 90 SGK Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Nêu suy nghĩ của em về mong muốn của tác giả ở đoạn cuối văn bản.
Trả lời:
Theo em, đoạn cuối văn bản thể hiện mong muốn rằng trong xã hội hối hả và hỗn loạn, con người vẫn có thể tìm thấy điều tốt đẹp để nuôi dưỡng tâm hồn. Khi đó, các thông tin tiêu cực sẽ giảm bớt, và các thông tin về hoa sẽ ngày càng xuất hiện nhiều hơn, giúp tâm hồn con người trở nên thanh lọc và tốt đẹp hơn.
6. Soạn bài 'Bản tin hoa anh đào' (Ngữ văn 7 - SGK Kết nối tri thức) - Mẫu 3
Nội dung chính
Tác phẩm thể hiện tình yêu sâu sắc của tác giả đối với hoa đào Đà Lạt. Qua bài viết, người đọc cảm nhận vẻ đẹp và linh hồn của hoa đào, từ đó thêm trân trọng sắc đẹp của thiên nhiên.
Câu 1 (trang 89, SGK Ngữ văn 7 tập 2)
Những suy đoán nào có thể được gợi lên từ nhan đề Bản tin về hoa anh đào về nội dung của bài tản văn?
Phương pháp giải:
Đọc kỹ văn bản, đưa ra suy đoán hoặc nêu những khả năng về nội dung tác phẩm.
Lời giải chi tiết:
Nhan đề “bản tin” có thể khiến người đọc hiểu nhầm rằng văn bản là một bản tin về hoa anh đào. Đây chính là yếu tố gây sự tò mò.
Câu 2 (trang 89, SGK Ngữ văn 7 tập 2)
Liệt kê các từ ngữ thể hiện trực tiếp ý kiến đánh giá của tác giả đối với các bản tin nhỏ mà người bạn nhà báo đã viết về hoa anh đào. Em nhận xét gì về ý kiến đó?
Phương pháp giải:
Đọc kỹ văn bản và xác định.
Lời giải chi tiết:
- Các từ ngữ thể hiện trực tiếp ý kiến đánh giá của tác giả về các bản tin nhỏ mà người bạn nhà báo viết về hoa anh đào: tán dương, thông điệp giá trị, rất ý nghĩa.
- Nhận xét: Tác giả đã trình bày quan điểm của mình một cách nghiêm túc, dựa trên quan sát và hiểu biết cá nhân.
Câu 3 (trang 89, SGK Ngữ văn 7 tập 2)
Tại sao tác giả cho rằng để viết một bản tin về hoa anh đào, người bạn của mình đã phải vượt qua nhiều “khó khăn”, “chướng ngại”? Những “khó khăn”, “chướng ngại” đó phản ánh điều gì về cách sống và thái độ đối với thiên nhiên trong đời sống hiện đại?
Lời giải chi tiết:
- Việc tạo ra một tác phẩm (dù là bản tin báo chí) phụ thuộc vào nhiều yếu tố: yêu cầu của toàn soạn; tâm lý tiếp nhận của độc giả, sự hiểu biết của người viết; cuộc đấu tranh nội tâm khi truyền tải thông điệp trong hoàn cảnh không thuận lợi;... Ở đây, người bạn của tác giả đã đối mặt với những nghi ngờ của độc giả, có thể coi đó là “thứ xa xỉ”. Nhân vật ký giả cũng đã tính đến sự xuất hiện “lạc lõng” của bản tin giữa các thông tin phức tạp về đời sống hiện đại. Đặc biệt, anh phải đối diện với sự nghi ngờ của chính mình: Liệu câu chuyện về hoa có xứng đáng là một bản tin? Tất cả những điều đó tạo thành “khó khăn”, “chướng ngại” đối với người viết báo - bạn của tác giả.
- Những “khó khăn”, “chướng ngại” đó phản ánh cách sống và thái độ đối với thiên nhiên trong đời sống hiện đại: con người thường bị cuốn theo nhịp sống hối hả, dẫn đến việc bỏ lỡ cảm giác rung động trước vẻ đẹp của thiên nhiên, làm mất thói quen tự vấn về lối sống của mình, không tạo được khoảng lặng cần thiết cho tâm trí để trả lời câu hỏi trọng yếu: Điều gì tạo nên vẻ đẹp và linh hồn của nơi mình đang sống (cụ thể là Đà Lạt)?
Câu 4 (trang 89, SGK Ngữ văn 7 tập 2)
Hãy làm rõ sự đồng điệu về tâm hồn giữa tác giả và nhân vật được nhắc đến trong bài tản văn.
Phương pháp giải:
Chú ý những từ ngữ có thể thể hiện sự đồng điệu giữa tác giả và người bạn của mình - một ký giả.
Lời giải chi tiết:
Bản tin về hoa anh đào thể hiện rõ nét đặc trưng của thể loại tản văn: thấm đẫm cảm xúc, có sự kết nối, liên tưởng phong phú nhưng tất cả đều chặt chẽ. Đặt mình vào vị trí của người đọc, tác giả thể hiện tâm trạng hân hoan chờ đợi các bản tin về hoa và có những đánh giá cao về chúng. Đặt mình vào vị trí người viết, tác giả cũng phần nào nhập vai vào nhân vật, hình dung cụ thể những suy tư, trăn trở khi muốn viết những bản tin nhỏ về hoa. Chính nhờ sự đồng điệu này mà điều tác giả muốn gửi gắm qua Bản tin về hoa anh đào không còn là tâm sự cá nhân nữa. Nó đã trở thành tiếng nói chung, thực sự đại diện, chạm vào một vấn đề mà nhiều người đang băn khoăn tìm lời giải đáp - vấn đề xây dựng lối sống phù hợp, hòa vào nhịp điệu vĩnh cửu của cỏ cây, hoa lá, của thiên nhiên.
Câu 5 (trang 89, SGK Ngữ văn 7 tập 2)
Tóm tắt thông điệp chính mà tác giả muốn gửi gắm qua tản văn Bản tin về hoa anh đào
Phương pháp giải:
Chú ý những câu văn, chi tiết bộc lộ trực tiếp thái độ của tác giả.
Lời giải chi tiết:
Qua những suy ngẫm về các bản tin về hoa anh đào, tác giả muốn hướng người đọc tới thái độ biết trân trọng từng vẻ đẹp của thiên nhiên, điều chỉnh cách sống để tìm thấy niềm hạnh phúc trong sự hòa hợp với tạo vật. Ngoài ra, về vấn đề định hướng giá trị sống, hoạt động báo chí cần có những thay đổi tích cực trong cách chọn và đưa thông tin tới độc giả.
Câu 6 (trang 89, SGK Ngữ văn 7 tập 2)
Nêu suy nghĩ của em về điều mong muốn mà tác giả thể hiện ở đoạn cuối văn bản.
Phương pháp giải:
Đọc kỹ đoạn cuối của văn bản, gợi ý:
- Tác giả đã bộc lộ mong muốn gì?
- Em có đồng tình, chia sẻ với những điều được tác giả phát biểu không?
- Theo em, trong cuộc sống hiện nay, tâm hồn của con người đang “đói” những gì?
Lời giải chi tiết:
Ở đoạn cuối văn bản, tác giả bày tỏ mong muốn các tờ báo chuyên về chính trị xã hội thay vì viết về các loài hoa để làm thanh lọc tâm hồn con người. Quan điểm của tác giả là đúng đắn và có ý nghĩa. Thực tế, tâm hồn con người đang khô cằn trước những vấn đề nghiêm trọng của cuộc sống. Những tờ báo viết về thiên nhiên sẽ giúp đời sống tâm hồn trở nên thư thái và yên bình hơn.