MB 1
Đọc Tiếng gọi nơi hoang dã của Lân-đơn, ta như được đi theo đoàn người đi đào vàng lên vùng A-lax-ca, Bắc cực mênh mông tuyết trắng, với những cảnh, những con người với bao ấn tượng mạnh mẽ, dữ dội không cùng. Đặc biệt những trang viết về con chó Bấc, viết về mối quan hệ cảm động giữa Giôn Thoóc-tơn với con chó Bấc là hay nhất, cảm động nhất. Nhà văn không miêu tả ngoại hình, sinh hoạt bản năng của con chó Bấc mà đi sâu vào thế giới bên trong, thế giới tâm hồn của con vật, hình như mang nặng tình người hiếm có, cảm động. Đoạn văn Con chó Bấc là một đoạn văn ngọt ngào chất thơ khi nói về một tình thương giao cảm thắm thiết giữa người với vật nuôi.
MB 2
Sự gắn bó đến mức yêu thương quyến luyến giữa con người với con vật và giữa con vật với con người là điều hết sức tự nhiên. Con người quý con vật vì chúng là những vật nuôi có ích, còn con vật thì hiền lành, nhớ bổn phận và biết đền ơn. Song quan hệ chỉ dừng ở đó, ở chỗ con vật nuôi dù quý chủ đến đâu cũng chỉ có tính chất bản năng. Tục ngữ có câu 'Chó cậy gần nhà, gà cậy gần chuồng' thể hiện một phần tính chất bản năng đó. Tiểu thuyết Tiếng gọi nơi hoang dã với trích đoạn Con chó Bấc lần đầu tiên có một cái nhìn mới mẻ hơn, sâu sắc hơn, thấm thìa và cảm động hơn rất nhiều về mối quan hệ vốn giản đơn, quen thuộc ấy. Cái nhìn đậm chất nhân văn, sáng tạo trong cách thể hiện, mang đến cho con người một hạnh phúc nho nhỏ nhưng đáng quý biết bao.
MB 3
Tiếng gọi nơi hoang dã (1903) là một trong những tác phẩm nổi tiếng của G. Lân-đân. Truyện là kết qủa của những chuyến đi cùng với cùng với các nhóm tìm vàng lên tận miền bắc Ca-na-đa gần Bắc cực. Tiếng gọi nơi hoang dã kể về số phận con chó Bấc. Bấc là một chú chó nhà khoẻ mạnh tinh khôn. Nó bị bắt cóc đưa lên vùng Bắc cực để kéo xe trượt tuyết cho những người đi tìm vàng. Bấc đã phải qua tay nhiều ông chủ tàn bạo, độc ác. Chỉ có Giôn Thoóc-tơn là ông chủ duy nhất thương yêu nó và cảm hoá được nó.
MB 4
Chúng ta không thể không bị rung động trước mối gắn bó giữa Santiago và bầy cừu của anh ta. Jack London một lần nữa đã thể hiện sâu sắc mối quan hệ giữa con người và động vật qua đoạn trích “Con chó Bấc” từ tiểu thuyết “Tiếng gọi nơi hoang dã”. Chúng ta cũng không thể không ngạc nhiên trước trí tuệ của chú chó.
MB 5
Trong văn học nghệ thuật, mỗi nhà văn đều có hướng đi riêng. Dù viết về cùng một chủ đề, họ cũng tìm cách thể hiện cá nhân hóa để tạo ra phong cách riêng. Hầu hết các tác phẩm mà chúng ta đã đọc, các nhà văn thường tập trung vào việc phân tích tâm lý nhân vật. Nhưng phải khai thác tâm lí của động vật thì sao? Điều đó chắc chắn khó khăn hơn nhiều. Jack London không ngần ngại, ông đã viết về con chó, một loài động vật gần gũi với con người và khám phá cảm xúc của chúng như chúng ta thấy trong tiểu thuyết Tiếng gọi nơi hoang dã.
Nguồn: Sưu tầm