Các loại giấy phép lái xe ô tô đang áp dụng tại Việt Nam
Theo quy định của Luật Giao thông đường bộ Việt Nam, giấy phép lái xe ô tô được chia thành nhiều hạng và mỗi hạng có quy định riêng về việc điều khiển phương tiện. Các loại giấy phép lái xe ô tô sử dụng tại Việt Nam bao gồm: Hạng B1 số tự động, Hạng B1, Hạng B2, Hạng C, Hạng D, Hạng E, Hạng F, Hạng FB2, Hạng FC, Hạng FD, Hạng FE.
Do đó, tại Việt Nam, tổng cộng có 11 loại giấy phép lái xe ô tô, mỗi loại sẽ có các quy định riêng về độ tuổi và phạm vi sử dụng.
Quy định về các loại giấy phép lái xe ô tô hiện tại
1. Giấy phép lái xe hạng B1 tự động
Giấy phép lái xe hạng B1 tự động là loại giấy phép phổ biến dành cho cá nhân sở hữu ô tô số tự động. Nó có ưu điểm là dễ học, ít tốn thời gian thi hơn so với các loại khác. Tuy nhiên, giấy phép này có một số hạn chế, như không được sử dụng để lái xe kinh doanh, vận tải hành khách hoặc hàng hóa, cũng như không thể lái ô tô số sàn.
Sự phổ biến của loại giấy phép này là do sự phát triển của ô tô số tự động từ các hãng xe nổi tiếng. Các loại ô tô có thể sử dụng giấy phép này bao gồm:
- Ô tô số tự động 9 chỗ, bao gồm cả chỗ ngồi cho người lái.
- Ô tô tải, bao gồm cả ô tô tải chuyên dùng số tự động có trọng lượng dưới 3.500 kg.
- Ô tô dành cho người khuyết tật.
2. Giấy phép lái xe hạng B1
Giấy phép lái xe hạng B1 cho phép lái cả xe số tự động và số sàn, bao gồm các phương tiện như giấy phép lái xe hạng B1 tự động, cấp cho cá nhân không hoạt động trong lĩnh vực lái xe kinh doanh hoặc vận tải. Người có giấy phép này có thể điều khiển các loại xe sau đây:
- Ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi, bao gồm cả chỗ ngồi của người lái xe.
- Ô tô tải, bao gồm cả ô tô tải chuyên dùng có trọng lượng thiết kế dưới 3.500 kg.
- Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng lượng thiết kế dưới 3.500 kg.
3. Giấy phép lái xe hạng B2
Giấy phép lái xe hạng B2 là một trong những loại giấy phép phổ biến và được nhiều người mới học lái xe hoặc mua xe lựa chọn nhất vì nó cho phép cá nhân có thể điều khiển các loại xe sau đây:
- Người lái xe ô tô chở từ 4 đến 9 chỗ, bao gồm cả ô tô chuyên dùng có trọng lượng thiết kế dưới 3,5 tấn.
- Các loại xe quy định trong giấy phép lái xe hạng B1.
Đây là loại giấy phép lái xe phổ thông, cơ bản và được nhiều người mới học lái xe ô tô lựa chọn bởi sự tiện dụng, đặc biệt là có thể hành nghề lái xe và sử dụng hầu hết các loại xe cơ bản tại Việt Nam. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng giấy phép lái xe hạng B2 có thời hạn là 10 năm kể từ ngày cấp, sau đó cần phải xin cấp lại giấy phép.
4. Giấy phép lái xe hạng C
Giấy phép lái xe hạng C này chủ yếu dành cho những người lái xe ô tô tải có trọng lượng trên 3.500 kg, cụ thể là những người sở hữu giấy phép lái xe hạng C sẽ được điều khiển các phương tiện sau đây:
- Ô tô tải, bao gồm cả ô tô chuyên dùng có trọng lượng thiết kế từ 3.500 kg trở lên.
- Máy kéo và kéo rơ moóc có trọng lượng thiết kế từ 3.500 kg trở lên.
- Bao gồm các loại xe mà người có bằng lái hạng B1 và B2 có thể điều khiển.
Bằng lái xe ô tô hạng C là một trong những loại bằng có thể học trực tiếp và thi lấy, một lưu ý nhỏ là loại bằng này cũng sẽ có kỳ hạng và kỳ hạn của nó là 03 năm, sau 03 năm kể từ ngày cấp thì cá nhân lái xe phải đi gia hạn.
4. Giấy phép lái xe hạng D
Đối với giấy phép lái xe hạng D, học viên không thể học trực tiếp để lấy mà phải nâng hạng từ những loại bằng thấp hơn như B2 và C, và người học giấy phép lái xe hạng D phải có trình độ trung học phổ thông trở lên, kỳ hạn của loại bằng này là 03 năm. Giấy phép lái xe hạng D chủ yếu được các tài xế hành nghề lái xe có nhiều chỗ ngồi và dùng để chở người theo hợp đồng, cung cấp dịch vụ vận tải, kinh doanh vận tải…
Giấy phép lái xe hạng D chủ yếu dành để lái xe có thể điều khiển các phương tiện sau đây:
- Ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi dành cho người lái xe.
- Các loại xe áp dụng cho giấy phép lái xe hạng B1, B2 và C.
5. Giấy phép lái xe hạng E
Giấy phép lái xe hạng E chủ yếu được các tài xế điều khiển các phương tiện có nhiều chỗ ngồi và số lượng chỗ ngồi được gia tăng so với giấy phép hạng D cụ thể như sau:
- Ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi.
- Các loại xe áp dụng cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C và D.
Bằng lái xe hạng E cũng có quy định tương tự như bằng lái xe hạng D, học viên phải học các bằng dưới như B2, C, D thì mới được thi nâng lên hạng E, tuy nhiên loại bằng này muốn học phải có thâm niên 05 năm trong nghề lái xe hạng D.
6. Giấy phép lái xe hạng F
Trong tất cả các loại giấy phép lái xe ô tô thì F là giấy phép cao nhất. Bạn chỉ được cấp giấy phép F khi đã sở hữu được hạng D và E trước đó. Hạng F được điều khiển tất cả các loại phương tiện trong phạm vi của các loại bằng thấp hơn như: B1, B2, C, D, E. Ngoài ra, khi có giấy phép F bạn có thể lái được xe kéo rơ moóc có trọng tải thiết kế trên 750kg, sơ mi rơ moóc và ô tô khách nối toa gồm:
- Hạng FB2: Bạn được điều khiển các loại ô tô trong phạm vi bằng lái xe B2 và có kéo theo rơ moóc.
- Hạng FC: Bạn được điều khiển các loại phương tiện trong phạm vi bằng lái ô tô hạng C, và kéo theo rơ moóc.
- Hạng FD: Cấp cho người điều khiển các loại xe trong phạm vi giấy phép hạng D, và kéo theo rơ moóc.
- Hạng FE: Cấp cho người điều khiển xe ô tô trong phạm vị giấy phép hạng E, có kéo theo rơ moóc.
Một số câu hỏi thường gặp
Phí thi bằng lái xe ô tô là bao nhiêu tiền?
Theo quy định mới nhất, học phí thi bằng lái xe ô tô hạng B2 thường dao động từ 14 triệu đến 20 triệu đồng cho một khóa tùy theo địa chỉ mà bạn nộp hồ sơ để đăng ký.
Bằng lái xe ô tô nào là cao nhất?
Hiện tại, bằng lái xe ô tô hạng FE được coi là cao nhất. Khi sở hữu loại bằng này, bạn có thể điều khiển tất cả các loại xe mà bằng lái xe hạng B1, B2, C, D, E, FB2, FD được phép điều khiển.
Loại xe nào cần mua bảo hiểm ô tô?
Ngày nay, loại bảo hiểm ô tô bắt buộc duy nhất là bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc. Đây là loại bảo hiểm ô tô bắt buộc áp dụng cho tất cả chủ xe khi tham gia giao thông trên lãnh thổ Việt Nam. Bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc được thi hành nhằm bảo vệ quyền lợi cho nạn nhân (bên thứ ba – người bị va chạm) do những thiệt hại gây ra bởi chủ phương tiện xe cơ giới. Các loại bảo hiểm khác đều thuộc diện tự nguyện.
Công ty bảo hiểm sẽ chi trả các khoản thiệt hại cho bên thứ ba, bao gồm thiệt hại về người, tính mạng và tài sản. Đối với xe kinh doanh vận tải, còn bao gồm thiệt hại về thân thể của hành khách do xe ô tô gây ra.
Thời gian hợp đồng có hiệu lực được ghi cụ thể trên giấy chứng nhận bảo hiểm, với thời hạn bảo hiểm thường là 1 năm. Trong thời gian hợp đồng còn hiệu lực, nếu chủ xe chuyển quyền sở hữu cho chủ xe mới thì mọi quyền lợi bảo hiểm liên quan vẫn được bảo toàn.
Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự xe ô tô chỉ có thể chấm dứt nếu:
– Xe ô tô bị thu hồi biển số và đăng ký theo quy định.
– Xe ô tô đã vượt quá tuổi thọ sử dụng.
– Xe ô tô bị mất, đã được xác nhận bởi cơ quan công an.
– Xe ô tô bị hỏng, không thể sửa chữa và đã được xác nhận bởi cơ quan giao thông.