1. Hiểu như thế nào về chỉ số huyết áp bình thường?
Quá trình tim co bóp và giãn ra tạo ra áp lực của máu tác động lên động mạch, con số biểu thị áp lực đó là chỉ số huyết áp. Khi nói về chỉ số huyết áp, điều quan trọng là huyết áp tối thiểu và huyết áp tối đa (tâm trương và tâm thu).
-
Chỉ số ở phía trên và biểu thị áp lực máu lớn nhất chính là huyết áp tâm thu. Chỉ số này thể hiện áp lực máu lên động mạch trong quá trình tim co bóp.
-
Chỉ số ở phía dưới và biểu thị áp lực máu thấp nhất chính là huyết áp tâm trương. Chỉ số này thể hiện áp lực máu lên động mạch trong quá trình tim giãn ra.
Biểu hiện của chỉ số huyết áp sẽ được thể hiện dưới dạng tâm thu/tâm trương.
Ví dụ: Chỉ số huyết áp là 120/80 mmHg, theo chỉ số này sẽ hiển thị mức huyết áp tâm thu là 120 mmHg và huyết áp tâm trương là 80 mmHg.
Không phải ai đều biết đọc các chỉ số trên bảng chỉ số huyết áp
2. Thông tin chi tiết về các chỉ số huyết áp theo từng tình huống
Quá trình đo huyết áp sẽ giúp xác định chính xác chỉ số huyết áp. Dưới đây là các chỉ số huyết áp cho một số trường hợp cụ thể:
Người có huyết áp bình thường sẽ có các chỉ số đo như sau:
-
Huyết áp tâm thu: 90 - 130 mmHg;
-
Huyết áp tâm trương: 60 - 90 mmHg.
Người có huyết áp thấp sẽ có các chỉ số đo như sau:
-
Huyết áp tâm thu: < 85 mmHg và/hoặc:
-
Huyết áp tâm trương: < 60 mmHg.
Đối với trường hợp tăng huyết áp, có thể phân thành các cấp độ sau:
-
Tiền tăng huyết áp: Huyết áp tối đa 130 - 139 mmHg và/hoặc huyết áp tối thiểu 85 - 89 mmHg;
-
Tăng huyết áp cấp 1: Huyết áp tối đa 140 - 159 mmHg và/hoặc huyết áp tối thiểu 90 - 99 mmHg;
-
Tăng huyết áp cấp 2: Huyết áp tối đa 160 - 179 mmHg và/hoặc huyết áp tối thiểu 100 - 109 mmHg;
-
Tăng huyết áp cấp 3: Huyết áp tối đa ≥ 180 mmHg và/hoặc huyết áp tối thiểu ≥ 110 mmHg;
-
Tăng huyết áp tâm thu độc lập: Huyết áp tâm thu ≥ 140 mmHg và huyết áp tâm trương < 90 mmHg.
Tuy nhiên, các chỉ số huyết áp an toàn này có tính tương đối và cũng phụ thuộc vào từng độ tuổi cụ thể.
Theo từng độ tuổi, chỉ số huyết áp có thể khác nhau từng người
3. Bảng chỉ số huyết áp chi tiết theo từng độ tuổi
Tùy theo độ tuổi, mức độ huyết áp cũng có thể thay đổi một chút. Việc nắm bắt bảng chỉ số này sẽ giúp điều chỉnh ăn uống và lối sống phù hợp khi huyết áp không ổn định.
-
Từ 1-12 tháng: Mức huyết áp chuẩn ổn định: 75/50 mmHg, tối đa: 100/70 mmHg.
-
Từ 1-4 tuổi: Mức huyết áp chuẩn ổn định: 80/50 mmHg, tối đa: 110/70 mmHg.
-
Từ 3-5 tuổi: Mức huyết áp chuẩn ổn định: 80/50 mmHg, tối đa: 110/70 mmHg.
-
Từ 6-13 tuổi: Mức huyết áp chuẩn ổn định: 85/55 mmHg, tối đa: 120/80 mmHg.
-
Từ 13-15 tuổi: Mức huyết áp chuẩn ổn định: 95/60 mmHg, tối đa: 140/90 mmHg.
-
Từ 15-19 tuổi: Minimum-BP: 105/73 mmHg, BP trung bình: 117/77 mmHg, BP tối đa: 120/81 mmHg.
-
Từ 20-24 tuổi: Minimum-BP: 108/75 mmHg, BP trung bình: 120/79 mmHg, BP tối đa: 132/83 mmHg.
-
Từ 25-29 tuổi: Minimum-BP: 109/76 mmHg, BP trung bình: 121/80 mmHg, BP tối đa: 133/84 mmHg.
Hiểu rõ về chỉ số huyết áp để xây dựng chế độ ăn uống và luyện tập phù hợp
-
Từ 30-34 tuổi: Ở độ tuổi này, chỉ số huyết áp bình thường: Minimum-BP: 110/77 mmHg, BP trung bình: 122/81 mmHg, BP tối đa: 134/85 mmHg.
-
Từ 35-39 tuổi: Minimum-BP: 111/78 mmHg, BP trung bình: 123/82 mmHg, BP tối đa: 135/86 mmHg.
-
Từ 40-44 tuổi: Minimum-BP: 112/79 mmHg, BP trung bình: 125/83 mmHg, BP tối đa: 137/87 mmHg.
-
Từ 45-49 tuổi: Minimum-BP: 115/80 mmHg, BP trung bình: 127/84 mmHg, BP tối đa: 139/88 mmHg.
-
Từ 50-54 tuổi: Minimum-BP: 116/81 mmHg, BP trung bình: 129/85 mmHg, BP tối đa: 142/89 mmHg.
-
Từ 55-59 tuổi: Minimum-BP: 118/82 mmHg, BP trung bình: 131/86 mmHg, BP tối đa: 144/90 mmHg.
-
Từ 60-64 tuổi: Minimum-BP: 121/83 mmHg, BP trung bình: 134/87 mmHg, BP tối đa: 147/91 mmHg.
Nên đo huyết áp 2 lần/ngày