Con cao lớn, phát triển bình thường và khỏe mạnh là ước mơ của mọi bậc cha mẹ. Do đó, hiểu rõ về danh sách chuẩn chiều cao cân nặng của trẻ em Việt Nam là rất quan trọng giúp cha mẹ dễ dàng nhận biết xem con của họ có phát triển bình thường không.
Dựa vào bảng chiều cao cân nặng, ta có thể đánh giá được tình hình thể chất và sức khỏe của bé
I. Danh sách chuẩn về chiều cao và cân nặng của trẻ em Việt Nam
1. Danh sách chuẩn về chiều cao và cân nặng của bé trai
2. Danh sách chuẩn về chiều cao và cân nặng của bé gái
Trong đó:
- TB: Bé đạt chuẩn về chiều cao và cân nặng trung bình.
- Dưới - 2SD: Cho thấy bé thiếu cân đối, suy dinh dưỡng, thấp còi.
- Trên +2SD: Theo cân nặng bé thừa cân béo phì, còn theo chiều cao thì bé rất cao.
II. Quá trình phát triển của trẻ em Việt Nam
Sau một năm bé sinh ra, chiều cao của bé tăng trưởng mạnh mẽ, so với lúc mới sinh thì chiều cao có thể tăng gấp đôi. Thông thường, chiều cao của bé vào năm đầu tiên tăng lên 25cm, đạt 75cm. Trong năm thứ 2, bé sẽ tăng trưởng khoảng 10cm, đạt chiều cao từ 85 - 86cm. Từ năm bé 10 tuổi trở đi, mỗi năm bé sẽ cao thêm khoảng 5cm.
Giai đoạn tiền dậy thì của bé là thời kỳ quan trọng đánh dấu sự phát triển vượt bậc về chiều cao và cân nặng. Lúc này, bé phát triển nhanh chóng. Đối với bé gái ở độ tuổi từ 9 - 11 tuổi, chiều cao tăng mỗi năm khoảng 6cm. Với bé trai ở độ tuổi 12 - 14 tuổi, chiều cao tăng mỗi năm khoảng 7cm.
Khi trẻ đến tuổi dậy thì (đối với nữ là 12 - 13 tuổi, đối với nam là 15 - 16 tuổi), chiều cao và cân nặng của bé bắt đầu phát triển chậm lại, chỉ tăng khoảng 1 - 2cm, hầu như không có sự tăng thêm. Chiều cao sẽ dừng lại đối với nữ khi đến 23 tuổi, còn với nam là 25 tuổi.
Nhờ vào bảng chiều cao cân nặng của trẻ em Việt Nam ở đây, các bạn có thể dễ dàng nhận biết được tình trạng thể chất và sức khỏe của bé, từ đó có thể can thiệp kịp thời để bé phát triển bình thường như những đứa trẻ khác. Hãy tham khảo Bảng chiều cao cân nặng của trẻ chuẩn trên toàn cầu tại đây.