1. Bài soạn tham khảo số 1
Câu 1 (trang 121 sgk ngữ văn 10 tập 2):
- Văn bản văn học, còn gọi là văn bản nghệ thuật, văn bản văn chương, đi sâu vào phản ánh hiện thực khách quan, khám phá thế giới tình cảm tư tưởng thỏa mãn nhu cầu hướng thiện, thẩm mĩ
+ Ngôn từ nghệ thuật có tính hình tượng, thẩm mĩ cao, trau chuốt, biểu cảm, gợi cảm xúc, đa nghĩa
+ Mỗi văn bản đều có thể loại nhất định, theo quy ước, cách thức thể loại
Câu 2 (trang 121 sgk ngữ văn 10 tập 2):
Văn học được cấu tạo từ ngôn từ, ta cần hiểu rõ nghĩa của từ, từ nghĩa tường minh tới hàm ẩn, từ nghĩa đen tới nghĩa bóng để có thể đi vào chiều sâu của văn bản
- Vượt qua tầng ngôn từ, chúng ta đi sâu vào hình tượng, hàm nghĩa để hiểu văn bản văn học
+ Ba tầng văn bản văn học không tách rời, liên hệ mật thiết với nhau
- Ngôn từ hiển hiện rõ, tầng hàm nghĩa khó nắm bắt hơn, nhưng hàm nghĩa mới là phần thu hút người đọc, tác phẩm có giá trị nhờ tầng hàm nghĩa
- Người đọc muốn hiểu được tầng hàm nghĩa cần phải biết phân tích, khái quát, suy luận
Đọc văn bản hiểu được tầng hàm nghĩa, nhưng hiểu tầng ngôn từ là bước cần để khám phá chiều sâu văn bản
Câu 3 (trang 121 sgk ngữ văn 10 tập 2):
a, Học sinh muốn phân tích được, cần nắm hình tượng trong thơ, hiểu được ngôn từ, phân tích đặc điểm hình tượng, phân tích ý nghĩa hình tượng
b, Nên chọn hình tượng trong một bài thơ, đoạn thơ để phân tích đặc điểm hình tượng, ý nghĩa hình tượng đó
c,
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son
- Hình tượng chiếc bánh trôi nước ẩn dụ cho hình ảnh người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa, mang vẻ đẹp về ngoại hình và tâm hồn nhưng không được trân trọng
Câu 4 (trang 121 sgk ngữ văn 10 tập 2):
Hàm nghĩa của văn bản văn học là khả năng gợi ra nhiều lớp ý nghĩa tiềm tàng, ẩn kín văn bản văn học trong quá trình tiếp cận được người đọc dần nhận ra
b, Muốn nhận hàm nghĩa văn bản văn học, người đọc cần đi qua các lớp: đề tài, chủ đề, cảm hứng chủ đạo…
c, Hàm nghĩa của văn bản không phải lúc nào cũng có thể hiểu đúng, hiểu đủ.
Ví dụ: Văn bản Làng: Chơi chơi xổ số tài nói về người nông dân trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Người nông dân yêu làng, yêu nước, trung thành với kháng chiến, cách mạng
Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá lấy nguồn cảm hứng từ tình yêu thiên nhiên, con người trong thời đại mới
- Truyện ngắn Bến quê chứa nhiều tầng hàm ý sâu xa, người ta mải mê đi tìm giá trị ảo tưởng trong khi giá trị quen thuộc, gần gũi thì bỏ qua để khi nhận ra thì đã muộn
LUYỆN TẬP
Câu 1 (trang 122 sgk ngữ văn 10 tập 2):
Văn bản “Nơi dựa”
- Hai đoạn gần như đối xứng nhau về cấu trúc câu: Mở- Kết
- Hình tượng nhân vật:
+ Người mẹ trẻ: dựa vào đứa con chập chững biết đi
+ Anh bộ đội: dựa vào cụ già bước run rẩy không vững
→ Gợi suy ngẫm về “nơi dựa” chỗ dựa tinh thần, niềm vui, ý nghĩa cuộc sống
Bài “Thời gian”
+ Đoạn 1: Sức tàn phá của thời gian
+ Đoạn 2: Những giá trị bền vững tồn tại mãi với thời gian
- Thời gian trôi chảy từ từ, nhẹ, im, tưởng như yếu ớt “thời gian qua kẽ tay” thời gian “làm khô những chiếc lá”
+ “Chiếc lá” một hình ảnh mang ý nghĩa tượng trưng
+ Chiếc lá khô hay chính là cuộc đời không thể tránh khỏi vòng sinh diệt
- Kỉ niệm và những cuộc đời ngắn ngủi cũng bị rơi vào quên lãng
- Có những thứ còn tồn tại mãi với thời gian: câu thơ, bài hát
Đó là nghệ thuật khi đạt tới độ kết tinh xuất sắc tươi xanh mãi mãi, bất chấp thời gian
- Câu kết tạo bất ngờ: “Và đôi mắt em, như hai giếng nước”. “Hai giếng nước” chứa kỉ niệm, tình yêu, sức sống đối lập với hình ảnh “lòng giếng cạn” quên lãng thời gian
c, Qua văn bản “Thời gian” tác giả muốn thể hiện: thời gian có thể xóa đi tất cả, chỉ có văn học, tình yêu có sức sống lâu bền
Văn bản “Mình và ta”
- Văn bản là bài thơ tứ tuyệt của nhà thơ Chế Lan Viên trong tập Ta gửi cho mình. Bài thơ nói về lí luận thơ ca, nghệ thuật
- Hai câu thơ đầu thể hiện mối quan hệ của người đọc (mình) và nhà văn (ta). Trong quá trình sáng tạo, nhà văn luôn có sự đồng cảm với độc giả, ngược lại, độc giả có sự đồng cảm trong “sâu thẳm” với nhà văn.
- Hai câu tiếp sau là quan niệm của tác giả về văn bản văn học, tác phẩm văn học trong tâm trí người đọc.
- Nhà văn viết tác phẩm văn học, sáng tạo nghệ thuật theo những đặc trưng riêng. Những điều nhà văn muốn nói đều gửi gắm vào hình tượng nghệ thuật, chỉ có giá trị gợi mở.
- Người đọc cần suy ngẫm, tìm hiểu, phân tích để tìm ra ý nghĩa của văn bản.
- Hai câu cuối là quan niệm của Chế Lan Viên về văn bản văn học, tác phẩm trong tâm trí người đọc
- Quan niệm trên của Chế Lan Viên được phát biểu bằng tuyên ngôn, hình tượng thơ ca.

3. Bài tham khảo số 2
Câu 1 (trang 121 sgk Ngữ Văn 10 Tập 2): Những tiêu chí chính của văn bản văn học :
- Văn bản văn học sâu sắc phản ánh và khám phá thế giới tình cảm, tư tưởng và đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ của con người.
- Văn bản văn học được xây dựng bằng ngôn từ nghệ thuật, có hình ảnh, có tính thẩm mỹ cao.
- Văn bản văn học luôn thuộc về một thể loại cụ thể với những quy ước riêng, cách thức của thể loại đó.
Câu 2 (trang 121 sgk Ngữ Văn 10 Tập 2): “hiểu tầng ngôn từ mới là bước đầu tiên cần thiết để đi vào chiều sâu của văn bản văn học” bởi :
- Ngôn từ là đối tượng đầu tiên khi tiếp xúc với văn bản văn học.
- Chiều sâu của văn bản văn học tạo nên từ tầng hàm nghĩa, tầng hàm nghĩa được ẩn sau bóng tầng hình ảnh, mà hình ảnh lại được hình thành từ sự khái quát của lớp nghĩa ngôn từ.
Câu 3 (trang 121 sgk Ngữ Văn 10 Tập 2): Phân tích ý nghĩa hình ảnh trong câu ca dao :
Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng
Tre non đủ lá đan sàng nên chăng?
Câu ca dao không chỉ mang nghĩa tả thực. “Tre non đủ lá” chỉ người đã trưởng thành, đủ tuổi, đủ lớn ; “đan sàng” có ám chỉ chuyện kết duyên, cưới xin. Câu ca dao là lời ngỏ ý của chàng trai hỏi cô gái có thuận tình đợi chàng mối lái chưa.
Câu 4 (trang 121 sgk Ngữ Văn 10 Tập 2):
Hàm nghĩa của văn bản văn học là ý nghĩa ẩn kín, nghĩa tiềm ẩn của văn bản. Đó là những điều nhà văn gửi gắm, tâm sự, kí thác, những trải nghiệm về cuộc sống.
Ví dụ :
- Bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương, mới đọc thì chỉ là miêu tả chiếc bánh trôi đơn thuần, nhưng nghĩa hàm ẩn mà tác giả muốn nói đến lại là vẻ đẹp cũng như số phận bi đát của người phụ nữ trong xã hội phong kiến bất công.
- Bài Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến kể về tình huống người bạn lâu không gặp đến chơi mà chủ nhà không có gì tiếp khách. Thực chất, tất cả những vật chất không đầy đủ đó chỉ để nổi bật lên tình bạn thắm thiết của nhà thơ với bạn mình.
Luyện tập
Câu 1 (trang 121 sgk Ngữ Văn 10 Tập 2): Văn bản 'Nơi dựa':
a. Hai đoạn có cấu trúc câu, hình ảnh tương tự nhau là mở bài - kết bài : người đàn bà và đứa nhỏ - người chiến sĩ và bà cụ.
b. Hình ảnh nhân vật được trình bày cốt làm nổi bật tính tương phản:
+ Người mẹ trẻ lấy điểm dựa tinh thần là đứa con mới chập chững biết đi.
+ Anh bộ đội : dựa vào cụ già bước run rẩy không vững.
=> Gợi suy ngẫm về 'nơi dựa' - chỗ dựa tinh thần - tìm thấy niềm tin, tình yêu và ý nghĩa cuộc sống. Con người phải biết ơn quá khứ và hi vọng tương lai.
Câu 2 (trang 121 sgk Ngữ Văn 10 Tập 2): Văn bản 'Thời gian':
a. Hàm nghĩa của các câu :
- Kỉ niệm trong tôi
Rơi
như tiếng sỏi
trong lòng giếng cạn. -> Sức tàn phá của thời gian : Thời gian trôi nhẹ nhàng “qua kẽ tay”, âm thầm “làm khô những chiếc lá” (sự sống rụng dần theo thời gian) . Kỉ niệm đời người cũng bị rơi vào quên lãng (hòn sỏi rơi vào giếng cạn đầy bùn cát thì chẳng có tiếng vang và chìm mãi). Cuộc đời và những kỉ niệm đều tàn tạ, đều bị thời gian xóa nhòa.
- Riêng những câu thơ
còn xanh
Riêng những bài hát
còn xanh -> Những giá trị bền vững tồn tại mãi với thời gian : câu thơ; bài hát (thi ca và âm nhạc)… còn xanh. Nghệ thuật khi đã đến độ kết tinh xuất sắc sẽ xanh mãi mãi, bất chấp quy luật thời gian.
'Và đôi mắt em/ như hai giếng nước' : Những kỉ niệm tình yêu sống mãi, đối lập với những kỉ niệm 'rơi' vào 'lòng giếng cạn' bị quên lãng.
b. Qua bài thơ 'Thời gian', Văn Cao muốn nói rằng : thời gian có thể xoá nhoà tất cả, chỉ có văn học nghệ thuật và tình yêu là có sức sống lâu bền.
Câu 3 (trang 121 sgk Ngữ Văn 10 Tập 2): Văn bản 'Mình và ta':
a. Quan niệm của Chế Lan Viên về mối quan hệ người đọc – nhà văn ở câu 1, 2 :
Mình là ta đấy thôi, ta vẫn gửi cho mình.
Sâu thẳm mình ư? Lại là ta đấy!
Nhà văn (ta) và bạn đọc (mình) luôn có sự đồng cảm trong quá trình sáng tạo cũng như quá trình tiếp nhận. Sự đồng cảm phải ở nơi tận cùng 'sâu thẳm' thì tác phẩm mới thực sự là tiếng nói chung, là nơi gặp gỡ của tâm hồn, tình cảm mình – ta.
b. Quan niệm của Chế Lan Viên về văn bản văn học và tác phẩm văn học trong tâm trí của người đọc trong câu 3, 4 :
Ta gửi tro, mình nhen thành lửa cháy,
Gửi viên đá con, mình dựng lại nên thành.
Để hiểu được lời gửi gắm, thông điệp của nhà văn, người đọc phải tái tạo, tưởng tượng, suy ngẫm, phân tích sao cho từ bếp 'tro' tưởng như tàn lại có thể 'nhen thành lửa cháy', từ 'viên đá con' có thể dựng nên thành, nên luỹ.

2. Bài tham khảo số 3
I. Hướng dẫn soạn bài
Câu 1 (trang 121 sgk Ngữ văn 10 Tập 2):
Những tiêu chí chủ yếu của văn bản văn học:
- Văn bản văn học được gọi là nghệ thuật văn chương. Nó sâu sắc phản ánh hiện thực, khám phá thế giới tình cảm, tư tưởng, thỏa mãn nhu cầu tinh thần và thẩm mỹ của con người.
- Ngôn từ trong văn bản văn học là ngôn từ nghệ thuật, hàm chứa hình ảnh, mang tính thẩm mỹ cao, sáng tạo, biểu cảm và đa nghĩa.
- Mỗi văn bản thuộc một thể loại nhất định và tuân theo quy ước của thể loại đó.
Câu 2 (trang 121 sgk Ngữ văn 10 Tập 2):
Hiểu tầng ngôn từ mới là bước cần thiết để hiểu sâu về văn bản văn học, bởi:
- Trong tác phẩm văn học, nhà văn thường truyền đạt tư tưởng, tình cảm, thái độ thông qua hình tượng.
- Hình tượng nghệ thuật hình thành từ sự tổng hợp của các lớp nghĩa ngôn từ.
⇒ Do đó, chỉ hiểu tầng ngôn từ mà không tổng hợp ý nghĩa của hình tượng, không hiểu các ý nghĩa ẩn của văn bản, không thể coi là đã nắm vững nội dung tác phẩm.
Câu 3 (trang 121 sgk Ngữ văn 10 Tập 2):
Cho câu thơ sau:
“Một ngày lạ thói sai nha
Làm cho khốc hại chẳng qua vì tiền”
- Tầng ngôn từ:
+ “Thói” là lối sống, hành vi thường xấu, trở thành thói quen.
+ “Sai nha” là hành vi tham ô, thủ đoạn của quan lại phong kiến.
+ “Khốc lại” có nghĩa là đau khổ, đáng sợ, đau thương.
- Tầng hình tượng:
Bức tranh của bọn sai nha trong xã hội phong kiến: Vì tiền mà họ làm tan nát gia đình Vương Ông, gây đau khổ. Gia đình Kiều hạnh phúc bỗng chốc tan hoang, người tù tội, người bán mình chuộc cha! ⇒ Xã hội chủ nghĩa tiền tệ, “đồng tiền đâm toạc tờ giấy”.
- Tầng hàm nghĩa:
Nguyễn Du lên án bọn quan lại, lũ sai nha với thái độ căm ghét, khinh bỉ. Ông cũng thể hiện sự đồng cảm sâu sắc với nhân dân - những con người bị đối xử “khốc hại” “vì tiền”. Đây là những vần thơ giàu giá trị tố cáo hiện thực và nhân đạo.
Câu 4 (trang 121 sgk Ngữ văn 10 Tập 2):
- Hàm nghĩa của văn bản văn học chính là các lớp nghĩa ẩn kín, tiềm tàng được gửi gắm qua hình tượng.
Ví dụ câu ca dao:
“Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng
Tre non đủ lá đan sàng nên chăng”
⇒ Hàm nghĩa: chỉ chuyện tình yêu nam nữ, ướm hỏi, cưới xin.
II. Luyện tập
Câu 1 (trang 121 - 122 sgk Ngữ văn 10 Tập 2): cấu trúc hai đoạn tương tự
- Câu đầu như là câu hỏi về hiện tượng trên đường.
- 3 câu tiếp theo mô tả chi tiết hai nhân vật: khuôn mặt, cử chỉ…
- Câu cuối vừa là câu hỏi vừa là sự băn khoăn về nơi dựa.
b/ hình ảnh tương phản:
người đàn bà – em bé,
người chiến sĩ – bà cụ
⇒ Người mẹ dựa vào đứa bé chập chững, anh bộ đội dựa vào bà cụ đang run rẩy bước đi. Đứa bé là niềm vui, niềm tin, nguồn động viên cho người mẹ.
⇒ Bà cụ già yếu chính là nơi con cháu gửi gắm lòng kính yêu, là sức mạnh cho người lính chiến đấu và chiến thắng.
⇒ Nơi dựa, theo Nguyễn Đình Thi, là điểm tựa tinh thần, tình cảm: tình yêu, hy vọng về tương lai, biết ơn quá khứ.
Câu 2 (trang 122 sgk Ngữ văn 10 Tập 2):
a. Các câu chứa ý nghĩa:
- Thời gian trôi qua nhẹ nhàng, chầm chậm, tưởng như yếu đuối “thời gian qua kẽ tay”, thời gian “làm khô những chiếc lá”. Chiếc lá là biểu tượng cuộc sống trôi theo nhịp thời gian. Cuộc sống, như chiếc lá, tạm dừng và tan biến theo thời gian. Những chiếc lá khô, như cuộc đời, sẽ bị thời gian xóa nhòa.
⇒ Cuộc sống và những kỷ niệm đều phải đối mặt với vòng xoáy thời gian.
- Tuy nhiên, trong cuộc sống, có những điều tồn tại mạnh mẽ với thời gian:
Riêng những câu thơ
còn xanh
Riêng những bài hát
còn xanh
- Hình ảnh “đôi mắt em”: đôi mắt của người yêu (kỷ niệm tình yêu); “giếng nước”: giếng nước không cạn, gợi lên những điều trong lành, ngọt ngào.
b. Tác phẩm “Thời gian” của Văn Cao muốn nói rằng: thời gian có thể làm mờ tất cả, chỉ văn học nghệ thuật và tình yêu mới có sức sống vĩnh cửu.
Câu 3 (trang 123 sgk Ngữ văn 10 Tập 2):
a.
- Hai câu thơ thể hiện quan điểm sâu sắc của Chế Lan Viên về mối quan hệ giữa người đọc (mình) và nhà văn (ta).
- Trong quá trình sáng tác, nhà văn luôn đồng cảm với bạn đọc, ngược lại, bạn đọc cũng cảm nhận được tâm hồn của nhà văn.
- Đồng cảm phải đạt đến độ sâu “thẳm” để tác phẩm thực sự là tiếng nói chung, là nơi gặp gỡ của tâm hồn và tình cảm con người.
b.
- Nhà văn sáng tạo nghệ thuật theo đặc điểm riêng. - Tác phẩm văn học mang tính chất sáng tạo và thường không nói rõ, chỉ gợi mở giá trị nghệ thuật.
- Người đọc cần tái tạo, tưởng tượng, suy ngẫm và phân tích để từ “tro” có thể “nhen thành lửa cháy”, từ “viên đá con” có thể trở thành kiệt tác.

5. Bài giảng tham khảo số 4
Câu 1 (trang 121 SGK Ngữ văn 10 tập 2)
- Văn bản văn học không chỉ là gương phản ánh sâu sắc thế giới, mà còn là hành trang tâm hồn khám phá văn chương, tình cảm, và tri thức, đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ của con người.
- Sử dụng ngôn từ nghệ thuật, văn bản văn học không chỉ là một dạng diễn đạt, mà là bức tranh tinh tế, chứa đựng hàm nghĩa sâu sắc, kích thích trí tưởng tượng và liên kết nhiều ý trong đọc giả.
- Mỗi văn bản văn học là một thế giới độc đáo, thuộc về một thể loại cụ thể với những đặc điểm riêng và quy ước độc đáo của nó.
Câu 2 (trang 121 SGK Ngữ văn 10 tập 2)
- Văn học là nghệ thuật của ngôn từ, nơi chúng ta không chỉ hiểu ngữ nghĩa bề ngoài mà còn đi sâu vào tầng hình tượng và hàm nghĩa, khám phá nguyên bản và tượng trưng.
- Để thấu hiểu văn bản văn học, không chỉ cần nắm vững ngôn từ, mà còn cần chiêm nghiệm tầng hình tượng và nhận biết tầng hàm nghĩa, một quá trình đòi hỏi sự suy luận, phân tích, và tư duy sáng tạo.
- Tầng ngôn từ thường thể hiện rõ hình ảnh, trong khi tầng hàm nghĩa là thách thức, đòi hỏi độc giả phải tiếp cận với sự tương tác phức tạp của ý nghĩa.
Câu 3 (trang 121 SGK Ngữ văn 10 tập 2)
VD: Hình tượng tấm lụa đào trong bài ca dao.
Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai
- Thông qua tấm lụa đào, cô gái miêu tả về bản thân mình, nhấn mạnh tính quý giá, đẹp đẽ, nhưng đồng thời ám chỉ lo lắng về tương lai không biết sẽ đi vào tay người nào trong chợ đời.
- Tầng ngôn từ: Mô tả chi tiết hình ảnh tấm lụa đào, mô phỏng đặc điểm và tình trạng của cô gái.
- Tầng hình tượng: Sự tương đồng giữa tấm lụa đào và thân phận của cô gái, thể hiện qua hình ảnh quý phái nhưng đồng thời không chắc chắn về tương lai.
- Tầng hàm nghĩa: Thể hiện sự lo ngại và bất an về tương lai, tạo nên sự đan xen giữa giá trị bản thân và lo ngại về sự không chắc chắn của cuộc đời.
Câu 4 (trang 121 SGK Ngữ văn 10 tập 2)
- Hàm nghĩa của văn bản văn học là khả năng làm nảy mầm nhiều ý nghĩa tiềm ẩn, ẩn khuất mà đòi hỏi sự nhạy bén và tinh tế từ phía độc giả.
- Quá trình nhận thức hàm nghĩa của văn bản không phải lúc nào cũng dễ dàng, đòi hỏi sự tập trung và suy ngẫm sâu sắc từ người đọc.
Ví dụ:
Xiên ngang mặt đất rêu từng đám
Đâm toạc chân mây đá mấy hòn
(Trích “Tự tình” II- Hồ Xuân Hương)
- Hình ảnh rêu mọc xiên ngang và hòn đá đâm toạc chân mây tạo nên tình cảm bất bình, phản đối của Hồ Xuân Hương về số phận nhỏ bé và bấp bênh của người phụ nữ trong xã hội xưa.
- Hàm nghĩa: Bản lĩnh độc đáo và mạnh mẽ của Hồ Xuân Hương, thể hiện qua hình ảnh đơn giản nhưng sâu sắc của thi ca.
Luyện tập
Câu 1 (trang 121 SGK Ngữ văn 10 tập 2)
Văn bản “Nơi dựa”
a. Cấu trúc câu và hình ảnh giống nhau trong hai đoạn của bài thơ:
- Câu mở đầu và câu kết của mỗi đoạn có cấu trúc giống nhau, tạo sự đồng đều và liên kết trong bài thơ.
- Hai nhân vật trong mỗi đoạn có đặc điểm chung, thể hiện sự tương đồng trong cuộc sống và sự kết nối giữa họ.
b. Hình ảnh trong bài thơ thúc đẩy suy nghĩ về nơi dựa trong cuộc sống:
- Người đàn bà dẫn đứa nhỏ, nhưng thực tế là đứa nhỏ lại là 'Nơi dựa' cho người đàn bà.
- Bà cụ già không còn vững bước, nhưng chính là nơi dựa cho người chiến sĩ.
Văn bản “Thời gian”
a.
- Kỉ niệm 'Rơi / như tiếng sỏi / trong lòng giếng cạn', thể hiện quy luật băng hoại của thời gian.
- Sức mạnh vượt thời gian của thi ca và âm nhạc, nhấn mạnh sức sống lâu bền của nghệ thuật.
- Câu kết 'Và đôi mắt em/ như hai giếng nước' là nơi chứa đựng kỉ niệm tình yêu, nổi bật sự sống mãi và khác biệt với sự quên lãng của thời gian.
b. Thông điệp của Văn Cao về thời gian:
- Thời gian có thể làm mờ tất cả, thậm chí tàn phá cuộc đời, nhưng chỉ có văn học nghệ thuật và ký ức về tình yêu giữ lại sức sống lâu dài.
Văn bản “Mình và ta”
a. Quan niệm sâu sắc về mối quan hệ giữa người đọc và nhà văn:
- Sự đồng cảm giữa người đọc và nhà văn cần phải sâu thẳm, tận cùng, để tạo ra tác phẩm thực sự là điểm gặp gỡ tâm hồn và tình cảm.
b. Quan niệm về văn bản văn học và tác phẩm trong tâm trí người đọc:
- Một tác phẩm chỉ thực sự trở thành tác phẩm khi nó đến tay độc giả.
- Quá trình chuyển đổi từ văn bản của nhà văn thành tác phẩm trong tâm trí độc giả không chỉ là sao chép, mà là một quá trình động đối với sự sáng tạo và cuốn hút của tác phẩm văn chương.

