1. Đại học Luật Hà Nội
Đại học Luật Hà Nội là trường đào tạo Luật lâu đời và quy mô lớn nhất Việt Nam, với đội ngũ giảng viên chất lượng cao. Trường có các chuyên ngành chính: Luật, Luật kinh tế và Luật thương mại quốc tế, với nhiều khối đầu vào khác nhau. Đây là trường có điểm chuẩn cao, tăng dần qua các năm.
Học tại Đại học Luật Hà Nội, sinh viên sẽ được đào tạo sâu về luật dân sự Việt Nam, tham gia phiên tòa thực tế để phát triển kỹ năng luật sư. Năm 2020, trường tuyển 2.265 chỉ tiêu, với điểm trúng tuyển cao nhất là 29 ở ngành Luật Kinh tế, tổ hợp C00.
Đại học Luật Hà Nội mang đến tấm bằng đỏ uy tín và chất lượng nhất trong lĩnh vực Luật học tại Việt Nam.
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Địa chỉ: 87 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: 024 3835 2630 & 024 3834 3226
Email: [email protected]
Website: hlu.edu.vn/
Fanpage: www.facebook.com/admin.hlu.edu.vn
Giờ mở cửa: 08:00 – 17:00


2. Đại Học Ngoại Thương
Đội ngũ giảng viên tại Đại học Ngoại Thương đào tạo ngành Luật thương mại quốc tế là những chuyên gia có kinh nghiệm, tận tâm và đa dạng về chuyên môn, nhiều người được đào tạo ở nước ngoài (Anh, Pháp, Nhật, Thụy Sỹ…). Sinh viên sẽ không chỉ học lý thuyết mà còn có cơ hội thực hành nghề ngay từ khi còn là sinh viên.
Điều đặc biệt tại ngành Luật Đại học Ngoại Thương là việc tăng cường đào tạo Tiếng Anh pháp lí và Tiếng Anh thương mại, giúp sinh viên dễ dàng làm việc trong môi trường quốc tế.
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể trở thành luật sư chuyên về luật thương mại quốc tế, làm việc tại các văn phòng luật sư trong và ngoài nước; cán bộ pháp chế tại các doanh nghiệp Việt Nam và quốc tế; cán bộ pháp chế tại các cơ quan quản lý nhà nước; chuyên gia tại các tổ chức quốc tế như WTO, IMF, WB…
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Địa chỉ: 91 Chùa Láng, Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: 024 3259 5158
Email: [email protected]
Website: www.ftu.edu.vn/
Fanpage: www.facebook.com/ftutimesofficial/
Giờ mở cửa: 08:00 - 17:00


3. Khoa Luật - Đại Học QGHN
Khoa Luật thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội đứng ở vị trí thứ 2 về đào tạo luật tại miền Bắc, ngay sau Đại học Luật Hà Nội. Để trở thành sinh viên của Khoa Luật Đại học Quốc Gia Hà Nội, bạn sẽ phải vượt qua kỳ thi đánh giá năng lực do trường tổ chức.
Ngành Luật tại đây bao gồm 3 khối chính: Luật học, Luật kinh doanh và Luật chất lượng cao. Đối với khối chất lượng cao, học phí và yêu cầu ngoại ngữ cao hơn. Trường có đội ngũ giảng viên giỏi và nhiều năm kinh nghiệm. Hàng năm, Khoa Luật thiết lập các chương trình hợp tác với doanh nghiệp để hỗ trợ sinh viên thực tập và tìm việc làm ngay sau khi tốt nghiệp. Một số sinh viên thậm chí đã được nhận thực tập từ năm thứ 3 tại các doanh nghiệp lớn.
Ngoài chất lượng giảng dạy, Khoa Luật cũng chú trọng đầu tư vào cơ sở vật chất để tạo điều kiện học tập tốt nhất. Hiện nay, Khoa Luật hợp tác với nhiều cơ quan, tổ chức và đơn vị uy tín trên thế giới, mang lại cơ hội học tập quốc tế cho sinh viên.
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Địa chỉ: Nhà E1, 144 Xuân Thủy, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: 024 3754 7787 & 0437 547 081
Email: [email protected]
Website: law.vnu.edu.vn/
Fanpage: www.facebook.com/SchoolOflaw.Vnu
Giờ mở cửa: 07:00 – 21:00


4. Đại học Thương Mại
Trường Đại học Thương mại là một trong những trường đại học hàng đầu đào tạo lĩnh vực kinh tế tại Việt Nam. Ngành Luật kinh tế tại đây đồng thời là một lựa chọn hấp dẫn cho sinh viên.
Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Luật kinh tế tại trường này sẽ phát triển tính độc lập, tự chủ, kỹ năng làm việc nhóm, và có phẩm chất đạo đức cao, đặc biệt là đạo đức nghề nghiệp. Họ cũng sẽ có kỹ năng giao tiếp tốt và khả năng sử dụng tiếng Anh trong hoạt động nghề nghiệp, đồng thời đạt trình độ về tin học và ngoại ngữ theo chuẩn đầu ra của trường Đại học Thương mại.
Theo khảo sát, tỷ lệ sinh viên có việc làm sau 12 tháng ra trường là trên 90%, với thu nhập và vị trí làm việc khá ổn định. Với chương trình đào tạo chuyên sâu và ứng dụng cao, sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Luật kinh tế có thể làm việc tại các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, và tổ chức quốc tế, đặc biệt trong lĩnh vực lập pháp, hành pháp, và tư pháp liên quan đến kinh tế và thương mại.
Năm 2020, chuyên ngành Luật kinh tế thuộc Khoa Kinh tế - Luật, Trường Đại học Thương mại tuyển sinh trên 3 tổ hợp môn thi tốt nghiệp: Toán-Lý-Hóa (A00), Toán-Lý-Anh(A01), Toán-Văn-Anh (D01). Học sinh đạt 3 môn này có thể đăng ký nguyện vọng vào chuyên ngành này.
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Địa chỉ: 79 Hồ Tùng Mậu, Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: 024 3764 3219 & 024 3795 0057
Email:
Website: tmu.edu.vn/
Fanpage: www.facebook.com/thuongmaiuniversity
Giờ mở cửa: 06:30 – 18:00


5. Đại học Văn hóa Hà Nội
Trường Đại học Văn hóa Hà Nội là nơi đào tạo, nghiên cứu khoa học hàng đầu trong lĩnh vực văn hóa ở Việt Nam. Đây là ngôi trường được phát triển theo hướng là cơ sở đào tạo và nghiên cứu khoa học đa ngành, đa cấp thuộc khoa học xã hội nhân văn, được xếp hạng ngang tầm với các đại học tiên tiến trong khu vực Châu Á, trong đó có một số ngành và nhiều chuyên ngành được kiểm định bởi các tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục đại học có uy tín trên thế giới trong đó có ngành luật.
Khoa Luật của trường đại học Văn hóa Hà Nội xét tuyển thí sinh theo 3 khối thi như sau:
- Khối C00 với điểm chuẩn năm 2020 là 26.5
- Khối D01; D78, D96 có điểm chuẩn giống nhau trong năm 2020 là 25.25
Đại học Văn hóa Hà Nội đào tạo ngành luật thu học phí theo từng kỳ dựa vào tổng số tín chỉ mà sinh viên đăng ký trong kỳ đó. Nên tùy vào ngành học và số tín chỉ mà học phí sẽ khác nhau cho từng sinh viên. Mức học phí cho một tín chỉ của trường này là 216.000đ/01 tín chỉ được tính từ năm học 2015-2016 đến năm học 2020-2021. Do vậy sinh viên thường sẽ phải đóng học phí tầm hơn 8 triệu trên một năm.
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Địa chỉ: 418 La Thành, Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: 024 3851 1971 & 024 3514 1629
Email: [email protected]
Website: www.huc.edu.vn/
Fanpage: www.facebook.com/HUC1959/
Giờ mở cửa: 07:00 – 18:00


6. Đại học Lao động Xã hội
Trường Đại học Lao động – Xã hội là cơ sở giáo dục đại học công lập duy nhất của ngành LĐTBXH trong đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao theo định hướng ứng dụng với thế mạnh là các ngành Quản trị nhân lực, Công tác xã hội, Bảo hiểm, Kế toán và Quản trị kinh doanh; là trung tâm nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực kinh tế - lao động - xã hội đáp ứng yêu cầu phát triển của Ngành, đất nước và hội nhập quốc tế
Ngành Luật Kinh tế Chương trình đào tạo ngành Luật kinh tế của trường Đại học Lao động - Xã hội được thiết kế theo hướng đào tạo sinh viên phát triển toàn diện các “kỹ năng cứng” và “kỹ năng mềm” để nhanh chóng thích ứng với môi trường hội nhập kinh tế. Bên cạnh những kiến thức cơ bản về pháp luật nói chung, chương trình tập trung chuyên sâu kiến thức pháp luật thuộc lĩnh vực kinh doanh nói riêng, đồng thời, chú trọng đến các kỹ năng nghề nghiệp như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng đàm phán và soạn thảo hợp đồng, kỹ năng tư vấn hợp đồng, kỹ năng giải quyết tranh chấp thương mại, kỹ năng xử lý công việc hành chính, kỹ năng nghề luật…
Vị trí việc làm của sinh viên sau khi ra trường Cử nhân tốt nghiệp ngành Luật kinh tế có thể trở thành chuyên viên tư vấn pháp luật, chuyên viên pháp lý, chuyên viên lập pháp, hành pháp, tư pháp làm việc trong các cơ quan, tổ chức sau: Cơ quan tư pháp và bổ trợ tư pháp như Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Thi hành án, Văn phòng Công chứng, Văn phòng Luật sư, Văn phòng Thừa phát lại; Cơ quan quyền lực và quản lý nhà nước như Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Chính phủ, Bộ, Ủy ban nhân dân, Sở, Phòng, Ban; Đơn vị sự nghiệp như Trung tâm, Trường học, Văn phòng, Viện nghiên cứu; Doanh nghiệp trong nước và nước ngoài; Tổ chức Chính phủ, Phi Chính phủ của nước ngoài và quốc tế
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Địa chỉ: 43 Trần Duy Hưng, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: 024 3556 4584
Website: www.ulsa.edu.vn/
Fanpage: www.facebook.com/ULSAHaNoi/


7. Học viện Phụ nữ Việt Nam
Học viện Phụ nữ Việt Nam hoàn thành sứ mệnh đào tạo và bồi dưỡng cán bộ Hội, cán bộ nữ, cán bộ tham gia công tác phụ nữ và đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước, đáp ứng yêu cầu và tiêu chuẩn trong từng giai đoạn phát triển; thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, công nghệ để tham mưu, đề xuất chính sách liên quan đến phụ nữ và bình đẳng giới cho Đảng, Nhà nước và Hội LHPN Việt Nam. Những giá trị cốt lõi như Đoàn kết, Tận tụy, Sáng tạo, và Chất lượng là nền tảng của toàn bộ cộng đồng giảng viên, nghiên cứu viên, viên chức hành chính và học viên.
Khoa Luật tại Học viện Phụ nữ Việt Nam là đơn vị quản lý chuyên môn về đào tạo và nghiên cứu khoa học cho một hoặc một số ngành, chuyên ngành hoặc quản lý các bộ môn, môn học của Học viện, có nhiệm vụ xây dựng và hoàn thiện chương trình đào tạo, chuẩn đầu ra, tổ chức giảng dạy, và thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của Điều lệ trường đại học.
Nhiệm vụ cụ thể của Khoa bao gồm:
- Xây dựng, hoàn thiện chương trình đào tạo, chuẩn đầu ra cho ngành, chuyên ngành thuộc khoa quản lý, trình Hội đồng Khoa học & Đào tạo góp ý, thẩm định, và trình Giám đốc Học viện phê duyệt;
- Tổ chức và quản lý quá trình giảng dạy các chương trình đào tạo được giao cho khoa; kiểm tra, giám sát công tác giảng dạy của các bộ môn trực thuộc;
- Xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động khoa học và công nghệ cho giảng viên, sinh viên thuộc khoa theo phân cấp quản lý;
- Tổ chức xây dựng, thẩm định/ đánh giá các đề cương chi tiết môn học, tài liệu, giáo trình do khoa, bộ môn trực thuộc biên soạn;
- Quản lý nhân sự của khoa; lên kế hoạch đề nghị tuyển dụng nhân sự cho khoa hàng năm; tổ chức đánh giá viên chức hàng năm, thực hiện công tác thi đua khen thưởng, kỷ luật trong phạm vi phân cấp của khoa; thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống cho đội ngũ viên chức nhằm thực hiện nhiệm vụ của Khoa và chính sách phát triển nguồn nhân lực của toàn Học viện;
- Xây dựng đội ngũ giảng viên thỉnh giảng, mạng lưới các tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước tham gia vào quá trình đào tạo, nghiên cứu khoa học; Giới thiệu và tham gia đào tạo giảng viên, chuyên gia đầu ngành;
- Thực hiện quy trình, nội dung đảm bảo chất lượng đào tạo theo hướng dẫn của Học viện;
- Phối hợp với phòng đào tạo, phòng Công tác sinh viên và các đơn vị có liên quan tổ chức đánh giá kết quả rèn luyện, học tập của sinh viên, học viên;
- Quản lý và sử dụng có hiệu quả tài sản được giao theo quy định của pháp luật hiện hành và của Học viện;
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Địa chỉ: 68 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: 024 3775 9907 & 024 3775 1750
Email: [email protected]
Website: hvpnvn.edu.vn/
Fanpage: www.facebook.com/TUYENSINHHOCVIENPHUNUVN/
