Đảo Chồng là một cảnh quan tự nhiên ở Nha Trang, thuộc khu vực Đảo Chồng, phường Vĩnh Phước. Nơi này có các khối đá chồng lên nhau tự nhiên, và gần đó còn có Đảo Vợ và Hội quán vịnh Nha Trang với kiến trúc nhà rường Huế.
Thông tin chi tiết
Hòn Chồng gồm hai cụm đá lớn nằm sát biển dưới chân đồi La-san, có thể hình thành do sự xâm thực của thủy triều. Cụm đá ngoài biển gọi là Hòn Chồng, bao gồm một khối đá vuông lớn nằm trên một tảng đá phẳng rộng hơn, mặt đá quay ra biển có vết lõm hình bàn tay rất lớn. Theo truyền thuyết, xưa kia có một người khổng lồ ngồi câu cá tại đây, khi một con cá lớn cắn câu, ông phải kéo lại, tay cầm cần câu, tay kia tì vào đá để lấy đà, để lại vết tay trên đá. Một truyền thuyết khác kể rằng có một người khổng lồ đến đây ngắm cảnh, thấy các tiên nữ tắm, ông say sưa ngắm và vô tình trượt chân ngã, ông bám vào núi khiến núi sụp, đá văng xuống, để lại vết tay. Dấu chân trượt ngã cũng để lại vết tích ở khu vực Suối Tiên.
Đi giữa bãi đá có nhiều tảng đá chồng lên nhau kỳ lạ, như cảnh hai hòn đá dựng đứng, giữa có một hòn đá lớn như cái cổng. Cụm đá thứ hai có hình dáng người phụ nữ ngồi trông ra biển - gọi là Hòn Vợ, cụm đá này ít được chú ý hơn.
Từ Hòn Chồng nhìn ra xa là Hòn Yến, quay phải là Cảng Cầu Đá, Hòn Tre và bờ biển Nha Trang dài 6 km. Khuất bên mũi đồi Lasan là cửa sông Nha Trang, bến cá Cù Lao. Từ Hòn Chồng nhìn rõ Hòn Đỏ (nơi có ngôi chùa) ở phía xa.
Trên đường xuống Hòn Chồng còn có Hội quán Vịnh Nha Trang, nơi trưng bày nhiều tranh ảnh về Hòn Chồng và các thắng cảnh Nha Trang. Hội quán thiết kế theo phong cách nhà rường Huế.