Đạo Công giáo là một thuật ngữ rộng được sử dụng đặc biệt trong ngữ cảnh Kitô giáo, xuất phát từ chữ Hy Lạp καθολικός (katholikos) có nghĩa 'chung' hay 'phổ quát'. Thuật ngữ Đạo Công giáo trong tiếng Việt được dùng để dịch chữ καθολικός, catholicus hoặc catholique, với ý nghĩa là đạo chung, đạo phổ quát, đón nhận mọi người, chứ không riêng cho dân tộc hay quốc gia nào. Đạo Công giáo được dùng với một số nghĩa như sau:
- Do ảnh hưởng lịch sử và hiện tại của Giáo hội Công giáo Rôma, 'Đạo Công giáo' thường được dùng để chỉ hệ thống niềm tin tôn giáo của giáo hội.
- Sau cuộc Đại Ly giáo năm 1054, Đông phương dần thường được gọi là Chính thống giáo trong khi Tây phương gắn với tên gọi Công giáo.
- Thuật ngữ này cũng được dùng để đề cập đến các giáo hội Đạo Công giáo về bản chất qua việc họ tuyên bố giữ niềm tin Công giáo và có tính tông truyền như Giáo hội Chính thống giáo Đông phương, Giáo hội chính thức của Anh hay các Giáo hội Công giáo Cổ và một số giáo hội khác.
- Được dùng để phân biệt giáo hội Kitô giáo tiên khởi (Duy nhất, Thánh thiện, Thiên Chúa Giáo và Tông truyền) với các nhóm lạc giáo.
'Duy nhất, Thánh thiện, Đạo Công giáo và Tông truyền'
Văn kiện sớm nhất sử dụng thuật từ 'Giáo hội Công giáo' được tìm thấy trong thư của thánh Ignatius thành Antiochia gửi các tín hữu ở Smyrna vào năm 107. Khi kêu gọi các Kitô hữu giữ vững sự hiệp nhất với giám mục của mình, ông viết: 'Ở đâu có giám mục hiện diện, là ở đó có cộng đoàn; cũng thế, ở đâu có Chúa Giêsu Kitô, là ở đó có Đạo Công giáo'.
Thuật ngữ
- Các giáo hội như Đạo Công giáo Rôma, Chính thống giáo Đông phương và Chính thống giáo Đông phương phi Chalcedon, Đạo Công giáo Cổ (Old Catholic, gồm cả Đạo Công giáo Thượng cổ Ancient Catholic), Đạo Công giáo Độc lập và Đạo Công giáo Anh tuyên bố có tính tông truyền từ giáo hội tiên khởi; và
- Các giáo hội tin rằng họ là hậu duệ tinh thần của các Tông đồ mà không cần có nguồn gốc tổ chức từ giáo hội lịch sử.
Nhìn chung, từ 'đạo công giáo' thường được các thành viên của nhóm đầu dùng để chỉ chính họ. Thành viên của nhóm sau thường không tự gọi mình là công giáo, mặc dù họ vẫn xem mình là một phần của giáo hội 'đạo công giáo' vô hình.
Các tín đồ Kitô giáo của hầu hết các giáo phái, trong đó có hầu hết các giáo phái Tin Lành, xác nhận niềm tin vào Đạo Công giáo Duy nhất, Thánh thiện và Tông truyền. Đối với những người Tin Lành, mà hầu hết tự xem là hậu duệ tinh thần của các Tông đồ (nhóm thứ 2 nhắc tới ở trên), sự xác định rõ ràng này cho thấy niềm tin của họ vào sự hợp nhất cuối cùng của mọi giáo hội dưới một Thiên Chúa và Đấng Cứu Độ duy nhất, hơn là một giáo hội hợp nhất hữu hình. Trong cách dùng này, đạo công giáo thường được viết với chữ 'c' thường; đây cũng là cách viết được dùng trong Kinh Tin Kính Nicea và Kinh Tin Kính của các Tông đồ.
Các giáo hội tuyên bố mình là 'đạo công giáo'
Giáo hội Đạo Công giáo Rôma
Giáo hội Đạo Công giáo Rôma là giáo hội lớn nhất trong số các nhóm tự gọi mình là Công giáo. Một số người cũng dùng cách gọi 'Đạo Công giáo Rôma' để đề cập tới thành phần chiếm đa số trong giáo hội và theo nghi thức Latinh, là Giáo hội Latinh. Như trên có đề cập, thuật ngữ 'Công giáo' thường được dùng để nói về 'Đạo Công giáo Rôma'. Từ 'Rôma' dùng để chỉ vai trò trung tâm của Giáo hoàng Rôma đối với giáo hội này và theo định nghĩa mọi tín đồ Đạo Công giáo Rôma có sự hiệp thông trọn vẹn với vị Giáo hoàng này khi là thành phần của Giáo hội Latinh (Tây phương) chiếm đa số hay thuộc 22 Giáo hội Đạo Công giáo Đông phương nhỏ hơn, chấp nhận 'quyền bính trọn vẹn. tối cao, phổ quát trên Hội thánh' của Giáo hoàng tại Rôma (Điều 882 Giáo lý Hội thánh Công giáo).
Các nhóm Đạo Công giáo khác
Trong Kitô giáo Tây phương các nhóm chính tự xem là 'Đạo Công giáo' mà không có sự hiệp thông đầy đủ với Giáo hoàng là Đạo Công giáo Thượng cổ (Ancient Catholic, Giáo hội Đạo Công giáo Cổ tại Hà Lan), các Giáo hội Đạo Công giáo Cổ (Old Catholic, tách khỏi Giáo hội Đạo Công giáo Rôma năm 1870), Hội Đạo Công giáo Yêu nước Trung Quốc, các Giáo hội Đạo Công giáo Độc lập (Independent Catholic) như các nhóm ở Philippines, Brazil, Ba Lan và một số thành phần của Anh giáo (Thượng Giáo hội hay Đạo Công giáo Anh). Các nhóm này giữ các niềm tin tinh thần và thực hành nghi lễ tôn giáo tương tự như Đạo Công giáo Rôma nghi lễ La-tinh mà từ đó họ xuất phát, nhưng từ chối địa vị và thẩm quyền của Giáo hoàng. Một số nhóm Đạo Công giáo Truyền thống chủ nghĩa không chấp nhận một phần hoặc toàn bộ các cải cách của Đại Hội Đồng Vatican II cũng ở tình trạng tương tự.
Các sách nhập môn về Anh giáo thường đề cập đến đặc tính của truyền thống Anh giáo là bao gồm cả 'Đạo Công giáo và Cải cách', Anh giáo (Anglicanism) về thực hành có thể được chia thành 2 cánh chính: Thượng Giáo hội (High Church), còn được gọi là Đạo Công giáo Anh (Anglo-Catholicism), và Hạ Giáo hội (Low Church), còn được gọi là trường phái Tin lành. Mặc dù tất cả các thành tố bên trong Anh giáo đều áp dụng các tín điều như nhau nhưng Anh giáo Hạ Giáo hội xem chữ 'Đạo Công giáo' theo ý nghĩa lý tưởng, còn Anh giáo Thượng Giáo hội xem đó là tên gọi cho toàn thể Giáo hội hoàn vũ mà họ là một bộ phận cùng với Đạo Công giáo Rôma và các giáo hội Chính thống giáo.
Công giáo Anh giữ nhiều nét tương đồng với nghi lễ La-tinh của Công giáo Rôma cũng như nhiều yếu tố tinh thần liên quan, như niềm tin và thực hành 7 bí tích, tin vào sự Hiện diện thực sự của Chúa Kitô trong Tiệc thánh, tôn kính Nữ Đồng trinh Maria và các thánh, gọi người đã được truyền chức là 'linh mục' – được xưng hô là 'cha' – mặc lễ phục trong các nghi thức lễ nhà thờ, và đôi khi gọi hy lễ Tạ ơn là lễ 'Missa'. Cánh Công giáo Anh của Anh giáo phát triển chủ yếu vào thế kỷ 19 và có liên hệ mạnh mẽ với Phong trào Oxford. Hai nhân vật lãnh đạo nổi bật của phong trào, John Henry Newman và Henry Edward Manning, đều là giáo sĩ Anh giáo, sau đó gia nhập Giáo hội Công giáo Rôma và trở thành Hồng y.
Chính thống giáo Đông phương
Giáo hội Chính thống giáo Đông phương và Chính thống giáo Đông phương phi Chalcedon xem mình là giáo hội Công giáo chân thực và hoàn vũ, và xem các giáo hội Công giáo Tây phương như Giáo hội Công giáo Rôma là lạc giáo và rời bỏ Giáo hội Duy nhất, Thánh thiện, Công giáo và Tông truyền. Giáo hội Chính thống Đông phương duy trì quan điểm rằng sự hiệp thông của họ thực sự tạo nên Giáo hội Duy nhất, Thánh thiện, Công giáo và Tông truyền. Những người theo Chính thống giáo Đông phương coi mình là người thừa kế cơ cấu phụ hệ trong thiên niên kỷ 1 đã được phát triển thành mô hình ngũ chế, được các Hội đồng Đại kết công nhận.
Kể từ khi những tranh chấp thần học xảy ra từ thế kỷ 9 đến thế kỷ 11, đỉnh điểm là sự chia rẽ cuối cùng vào năm 1054, các nhà thờ Chính thống Đông phương đã coi Rome như một giáo hội ly giáo của người Latin và đã vi phạm tính công giáo thiết yếu của đức tin Kitô giáo bằng cách đưa ra những sửa đổi về giáo lý. Mặt khác, mô hình ngũ chế chưa bao giờ được áp dụng đầy đủ trong các Giáo hội Phương Tây, vốn theo đuổi lý thuyết Quyền tối cao của Giám mục Rome (tự xác nhận là Giáo hoàng từ thế kỷ 11), mong muốn Chủ nghĩa quyền tối thượng hơn là Chủ nghĩa Công đồng.
Bốn đặc tính của Giáo hội: Duy nhất, Thánh thiện, Công giáo, Tông truyền