1. Tiếng khóc là cách trẻ sơ sinh giao tiếp
Từ khi mới sinh, tiếng khóc của trẻ không chỉ là phản xạ tự nhiên mà còn mang theo nhiều thông điệp khác nhau. Theo các chuyên gia, trong những tháng đầu đời, trẻ thường ngủ nhiều hơn nên ít khi khóc. Từ tuần thứ sáu trở đi, trẻ sẽ khóc nhiều hơn, đặc biệt là vào buổi chiều, tối và thường giảm dần khi trẻ đạt 3 - 4 tháng tuổi. Tuy nhiên, tiếng khóc của trẻ không đơn thuần vì lý do trẻ còn nhỏ mà còn vì nhiều yếu tố khác.
Tiếng khóc: Ngôn ngữ đầu đời của trẻ
Vậy ý nghĩa của tiếng khóc của trẻ là gì? Nếu người lớn sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp, thì tiếng khóc là ngôn ngữ giao tiếp của trẻ sơ sinh. Bằng cách khóc, trẻ có thể diễn đạt nhu cầu, cảm xúc và tâm trạng của mình. Ngoài ra, tiếng khóc cũng là một loại tín hiệu với âm lượng khác nhau. Điều này có nghĩa là khi trẻ khóc mạnh, thường là do trẻ đang cảm thấy bất an. Nhờ đó, ba mẹ có thể hiểu được lý do khiến trẻ khóc.
2. Nguyên nhân khiến trẻ quấy khóc là gì?
Hầu hết các bậc phụ huynh đều cảm thấy bối rối khi không hiểu vì sao trẻ sơ sinh lại khóc. Trong thực tế, khi trẻ còn nhỏ, ba mẹ chỉ có thể dựa vào cử động cơ thể và tiếng khóc của trẻ để đoán và đáp ứng nhu cầu của trẻ. Có nhiều nguyên nhân có thể khiến trẻ khóc, và khi hiểu rõ ý nghĩa của tiếng khóc, ba mẹ có thể dễ dàng hỗ trợ và an ủi trẻ.
Hiểu ý nghĩa của tiếng khóc của trẻ sơ sinh
Vậy trẻ quấy khóc là do những lí do gì? Theo ý kiến của các bác sĩ, trẻ sơ sinh thường thể hiện nhu cầu và cảm xúc của mình bằng cách khóc khi:
2.1. Trẻ đang đói muốn bú sữa
Hầu hết trẻ sơ sinh đều khóc khi đói, tức là khi chúng cần được bú sữa. Điều này thường là suy nghĩ đầu tiên của các bậc phụ huynh khi nghe thấy tiếng khóc của trẻ. Ba mẹ có thể nhận biết dễ dàng bằng cách quan sát các biểu hiện khác như nhúp nhíp miệng, mút tay. Ngoài ra, sau khi bú sữa xong, nếu trẻ vẫn tiếp tục khóc có thể là do chúng cảm thấy còn đói, chưa no.
2.2. Trẻ đang buồn ngủ
Người lớn có thể dễ dàng chìm vào giấc ngủ bất cứ lúc nào buồn ngủ, nhưng trẻ sơ sinh lại thường quấy khóc khi cảm thấy buồn ngủ. Trẻ còn thể hiện bằng cách gãi đầu, gãi tai, mút tay, dụi mắt và gắt ngủ. Nếu môi trường xung quanh quá ồn ào khiến trẻ không ngủ được, trẻ sẽ khóc to và nhiều hơn. Lúc này, ba mẹ nên ôm ấp, vỗ về để trấn an trẻ và giúp trẻ dễ vào giấc ngủ.
2.3. Tã bị ướt hoặc bẩn
Trẻ thường khóc khi cảm thấy tã ướt hoặc bẩn sau khi đi ị hoặc tè, gây cảm giác khó chịu cho da. Tiếng khóc của trẻ trong trường hợp này báo hiệu rằng trẻ cần được vệ sinh và thay tã mới. Theo các chuyên gia, trẻ thường chỉ khóc mà không kèm theo dấu hiệu đặc biệt nào khác trong tình huống này.
Trẻ sơ sinh thường khóc khi tã bị ướt
Nếu ba mẹ không hiểu ý trẻ và để trẻ khó chịu trong thời gian dài, tiếng khóc có thể trở nên dữ dội hơn, kèm theo nước mắt dàn dụa. Vì vậy, khi chăm sóc trẻ, phụ huynh nên kiểm tra tã thường xuyên, vệ sinh và thay tã ngay sau khi trẻ tè hoặc ị. Đồng thời, cần lưu ý không nên mặc tã cho trẻ quá lâu để tránh hăm đỏ da.
2.4. Trẻ cần được ôm ấp
Trẻ sơ sinh thường có nhu cầu được ôm ấp và âu yếm từ cha mẹ. Do đó, khi trẻ ở một mình, thường hay làm nũng bằng cách quấy khóc để thu hút sự chú ý và được vỗ về. Những dấu hiệu cho thấy trẻ muốn được vỗ về bao gồm tiếng khóc lúc to lúc nhỏ, ánh mắt nhìn xung quanh, tay chân múa máy liên tục và có thể khóc mà không có nước mắt.
Nhiều phụ huynh lo lắng rằng việc ôm ấp, bế trẻ nhiều có thể khiến trẻ trở nên phụ thuộc và khó tách rời sau này. Tuy nhiên, trong những tháng đầu đời, ngoài việc tương tác, việc âu yếm là rất cần thiết để trẻ cảm nhận được tình thương yêu. Vì vậy, ba mẹ nên gần gũi và đáp ứng nhu cầu ôm ấp của trẻ trong giai đoạn này.
2.5. Trẻ khóc do bệnh lý
Tiếng khóc của trẻ không chỉ báo hiệu các nhu cầu sinh lý bình thường mà còn có thể bắt nguồn từ một số vấn đề bệnh lý. Vì vậy, để hiểu rõ tiếng khóc của trẻ, phụ huynh nên tìm hiểu kỹ các nguyên nhân bệnh lý có thể khiến trẻ quấy khóc, chẳng hạn như:
-
Trẻ bị đau bụng: ba mẹ thường thấy trẻ quấy khóc nhiều sau khi bú, tiếng khóc khó chịu và không thể dỗ dành được. Tình trạng này thường xảy ra ít nhất 3 giờ mỗi ngày, ít nhất 3 ngày mỗi tuần và kéo dài nhiều tuần.
-
Trẻ bị đầy hơi: đầy hơi khiến trẻ khó chịu và dễ quấy khóc. Trong trường hợp này, ba mẹ có thể giúp trẻ đẩy hơi ra ngoài bằng cách vỗ ợ hơi, massage bụng hoặc xì hơi.
Trẻ quấy khóc do cảm thấy nóng bức
-
Cơ thể quá nóng hoặc quá lạnh: khi nhiệt độ cơ thể quá cao hoặc quá thấp cũng khiến trẻ khó chịu. Ví dụ, mặc quá nhiều quần áo hoặc quấn khăn quá dày khi trời nóng sẽ làm nhiệt độ cơ thể trẻ tăng lên, hoặc trẻ cảm thấy quá lạnh sau khi tắm.
-
Trẻ khóc khi mọc răng: hầu hết trẻ sơ sinh đều cảm thấy khó chịu và đau đớn khi mọc răng nên thường quấy khóc trong giai đoạn này. Để giúp trẻ dễ chịu hơn, ba mẹ nên tìm các biện pháp giảm đau cho trẻ.
3. Phụ huynh nên làm gì khi trẻ quấy khóc?
Ngoài việc thắc mắc về ý nghĩa tiếng khóc của trẻ, nhiều ba mẹ còn quan tâm đến cách xử lý khi trẻ quấy khóc. Thực tế, cách ba mẹ phản ứng khi con khóc không chỉ hỗ trợ và đáp ứng nhu cầu của trẻ mà còn tạo sự gắn kết tình cảm. Dưới đây là một số gợi ý giúp ba mẹ xoa dịu cơn khóc của trẻ và chăm sóc bé tốt hơn:
-
Vuốt ve và dỗ dành con: Hành động âu yếm, vuốt ve và dỗ dành có thể giúp trẻ nhanh chóng vượt qua cảm giác bất an và lo lắng để lấy lại bình tĩnh. Do đó, khi trẻ khóc, ba mẹ không nên bỏ mặc mà hãy ẵm bồng và ôm ấp con nhiều hơn.
Xoa dịu trẻ bằng cách ôm ấp và dỗ dành
-
Giữ bình tĩnh và tự trấn an: Khi trẻ quấy khóc quá nhiều, ba mẹ có thể cảm thấy mệt mỏi, khó chịu. Trong những tình huống này, ba mẹ cần giữ bình tĩnh để nhận biết nhu cầu của trẻ và xử lý phù hợp.
-
Nếu bé thường xuyên khóc kèm theo các biểu hiện như nôn trớ, lười bú, khó nuốt, ba mẹ nên giúp bé ợ hơi sau mỗi lần bú và đặt đầu bé cao hơn khi nằm. Nếu tình trạng này kéo dài, ba mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ sớm.