Để giải thích cho giảm nhu cầu săn bắt cá voi, Svandís Svavarsdóttir nói: “Nhật Bản, quốc gia nhập khẩu lớn nhất của thịt cá voi từ Iceland, đang giảm tiêu thụ loại thịt này theo thời gian. Vì vậy, tại sao Iceland phải mạo hiểm tiếp tục đánh bắt cá voi khi chúng không mang lại lợi ích kinh tế và nhu cầu ngày càng thấp.”
Năm 1986, Uỷ ban Quốc tế về Đánh bắt Cá voi (IWC) đã cấm đánh bắt cá voi vì mục đích thương mại. Tuy nhiên, Iceland vẫn duy trì hoạt động này ở quy mô nhỏ. Sau 30 năm tuân thủ lệnh cấm, Nhật Bản rút khỏi IWC vào cuối năm 2018 và tiếp tục đánh bắt cá voi thương mại trong vùng biển của họ từ năm 2019.
Ngoài ra, việc săn bắt cá voi tại Iceland đòi hỏi nhiều chi phí hơn do vùng cấm biển mở rộng, buộc những người săn bắt phải đi xa hơn để đánh bắt. Yêu cầu về an toàn đối với thịt cá voi nhập khẩu cũng ngày càng nghiêm ngặt, làm cho xuất khẩu thịt cá voi của Iceland trở nên khó khăn.
Theo thông tin từ WDC, từ năm 1986 đến nay, hơn 1.700 con cá voi đã bị giết tại Iceland. Điều đáng chú ý, cá voi vây (fin whale) nằm trong danh sách các loài đang đe doạ được Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế quan tâm. Chúng thuộc loài dễ bị tổn thương, và một số loài đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.
Không chỉ ở Iceland, hoạt động đánh bắt cá voi diễn ra rộng rãi tại nhiều quốc gia trên thế giới, bao gồm cả Nhật Bản và Đan Mạch. Năm ngoái, sự kiện đánh bắt hàng năm tại quần đảo Faroe, lãnh thổ tự trị của Đan Mạch, đã thu hút nhiều sự chú ý, chủ yếu là sự chỉ trích vì cảnh tượng kinh khủng. Trong sự kiện diễn ra vào ngày 12/9, hơn 1.400 con cá heo và cá voi đã bị giết hại chỉ trong một ngày. Để tìm hiểu thêm, bạn có thể đọc chi tiết tại:
Theo CNN