Dark joke là gì? Hiện nay, các thuật ngữ như “dark joke”, “meme lord”, và “trmúa hmề” đang phổ biến trên các mạng xã hội. Đa số các thuật ngữ này được sử dụng để chỉ những trò đùa nhạy cảm hoặc có tính tế nhị.
Trong các cuộc trò chuyện, chúng ta thường ưa chuộng sự hài hước để mang lại niềm vui và tiếng cười. Tuy nhiên, dark joke gây nhiều tranh cãi khi sử dụng nội dung liên quan đến thảm họa, cái chết, màu da và nhiều vấn đề “không tiện nói” khác để trêu chọc, giễu cợt.
Điều này đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng, nhiều trường hợp bị ảnh hưởng tiêu cực, thậm chí dark jokes đã trở thành một trong số những nguyên nhân rơi vào tình trạng trầm cảm, tự tử. Vấn đề đặt ra ở đây là: “Dark joke chỉ là trò đùa hay là sự xúc phạm có quy mô lớn hơn?”
Trong những năm gần đây, Thế Hệ Z đang sống chung với sự cô đơn, đây cũng là nỗi lo lắng bởi thảm họa liên tục ập đến, cụ thể là biến đổi khí hậu, phân cực chính trị và sự xuất hiện của nhiều chủng loại virus khác nhau.
Trước những nguy hiểm xảy ra hàng ngày, Thế Hệ Z không hề e dè mà còn tìm cách giải quyết, bất chấp thách thức. Đối với các thế hệ đi trước họ cho rằng Thế Hệ Z là thế hệ chưa trưởng thành, không có khả năng xử lý thực tế và những trò đùa này được xem là kỳ quặc và quái dị.
Tuy nhiên, đứng trên khía cạnh của dark jokes nó chính là “đùa cợt trên nghiêm túc”. Có những sự thật rất tệ hại nhưng khi được phóng đại và thêm chút “muối” vấn đề đó được thu nhỏ lại và cho chúng ta một cái nhìn tích cực và mới mẻ hơn. Chính vì thế ở thế hệ Thế Hệ Z dark jokes trở nên phổ biến và được xem nhẹ như chuyện thường tình.
Vì tính nhạy cảm, dark joke thường bị chỉ trích và lên án, đặc biệt là khi liên quan trực tiếp đến con người. Mặc dù chỉ là trò đùa, nhưng sự hài hước đen tối có thể thúc đẩy sự bất công và bình thường hóa sự áp bức trong xã hội hiện nay. Điều này có thể là trò đùa với một số người, nhưng họ quên rằng nó có thể gây ra sự đau đớn cho một số nhóm người.
Khi nhắc đến vấn đề hiếp dâm, một tài khoản trên TikTok đã bày tỏ: “Nếu cô ấy mạnh mẽ như thế, vì sao cô ấy không chống lại?”. Điều này được cho là một bình luận châm biếm nhằm nhạo báng phong trào nữ quyền và ủng hộ văn hóa hiếp dâm bằng cách đổ lỗi cho nạn nhân, giống như: “Nếu cô ấy không mặc váy ngắn, việc này sẽ không xảy ra”.
Các vấn đề về tự tử, phân biệt chủng tộc, giới tính, vv là những vấn đề rất nặng nề. Biến chúng thành trò đùa không chỉ là việc coi thường mà còn khiến chúng ta không nhận ra sức nặng của chúng. Điều này có thể làm tổn thương những người bị ảnh hưởng mà không hề hay biết.