“Đặt mình vào vị trí của người khác” có nghĩa là gì?
Đồng cảm, đặt mình vào hoàn cảnh của ai đó.
Theo Oxford Dictionary, “put yourself in someone's shoes” được định nghĩa là “to imagine how someone else feels in a difficult situation”.
Phân biệt “đặt mình vào vị trí của người khác” và “hiểu người khác”
“Put yourself in someone’s shoes" có nghĩa là tưởng tượng mình trong hoàn cảnh hoặc tình huống của một người khác, để hiểu cảm giác hoặc những gì họ đang trải qua. Điều này liên quan đến cảm thông với những trải nghiệm và cảm xúc của họ để có được cái nhìn sâu sắc hơn về quan điểm của họ.
"Understand someone" chỉ đơn giản là hiểu hoặc nắm bắt được suy nghĩ, cảm xúc hoặc hành vi của một người. Điều này liên quan đến việc có được kiến thức hoặc hiểu biết về tình huống hoặc tư duy của người khác, mà không nhất thiết phải chia sẻ, đồng cảm với cảm xúc hoặc trải nghiệm của họ.
Tóm lại, "put yourself in someone’s shoes" liên quan đến việc đồng cảm với những trải nghiệm và cảm xúc của người khác để hiểu thế giới quan của họ, trong khi "understand someone" chỉ đơn giản là có được kiến thức hoặc hiểu biết về tình huống hoặc tư duy của người khác.
At first, John couldn’t understand his sister and why she’s always stressed, but after he grew up and got a job, he finally put himself in her shoes and gained a deeper understanding of her.
Lúc đầu, John không thể hiểu chị gái mình và tại sao cô ấy luôn căng thẳng, nhưng sau khi lớn lên và có một công việc, anh ấy cuối cùng đã đặt mình vào vị trí của cô ấy và hiểu sâu hơn về cô ấy.
“Understand” được dùng để cho thấy việc John không nắm bắt được suy nghĩ và cảm xúc của chị gái mình vì John không phải trải quá những gì mà chị gái cậu trải qua để khiến cô ấy trở nên hay căng thẳng.
“Put yourself in someone’s shoes” được dùng để cho thấy rằng, sau khi John lớn lên và gặp những thử thách và trải nghiệm từ việc có một công việc, anh ta đã bắt đầu không chỉ hiểu, mà đồng cảm và hiểu rõ chị mình.
“Đặt mình vào vị trí của người khác” trong bối cảnh thực tế
Tình huống 1
James: Mr. White, please, it was just a prank, don’t call my parents! Mr. White: That’s not good enough, James, you’ve disrupted the classroom too much. James: Oh, come on! I was just trying to have fun! Don’t you want fun in the class too? Can’t you just bend the rules a little bit for me? Mr. White: You have to put yourself in my shoes. If I allow you to run free, I’ll be considered too soft. I’m sorry, but it’s the only way. Wait for your parents in my office. James: …fine. | James: Thầy White, làm ơn đấy thầy, đó chỉ là một trò đùa thôi, đừng gọi cho bố mẹ em! Thầy White: Không được, James ạ, con đã phá rối lớp học quá nhiều. James: Thôi mà thầy! Con chỉ cố gắng để vui chơi thôi mà? Thầy không muốn vui vẻ trong lớp à? Thầy lách luật tí cho con thôi? Thầy White: Con phải đặt mình vào vị trí của thầy. Nếu thầy cho phép con tự do, thầy sẽ bị coi là quá mềm yếu. Thầy xin lỗi, nhưng đây là cách duy nhất. Chờ cha mẹ của bạn trong văn phòng của thầy đi em. James: …được thôi ạ. |
Tình huống 2
Terry: Hey, Mai! I heard you had a disagreement with your roommate. What happened? Mai: Yeah, it was about cleaning the apartment. I always end up doing most of the work, and it's starting to frustrate me. Terry: Have you talked to your roommate about it? Mai: I did, but it didn't seem to make a difference. They don't seem to understand how much it bothers me. Terry: Maybe they just don't realize the impact it has on you. Have you tried putting yourself in their shoes? Mai: Huh, I haven't really thought about it that way. What do you mean? Terry: Well, maybe they have different standards of cleanliness or a different approach to household chores. Mai: I guess I never did. Thanks Mai, I’ll have a talk with them again today. Terry: You’re welcome. | Terry: Này Mai! Tôi nghe nói cô có bất đồng với bạn cùng phòng của cô. Chuyện gì đã xảy ra thế? Mai: Ừ, nó liên quan đến việc dọn căn hộ ý. Tôi luôn làm hầu hết công việc, và giờ đây tôi đang thấy khá tức. Terry: Cô đã nói chuyện với bạn cùng phòng của cô về điều đấy chưa? Mai: Rồi, nhưng chả tạo ra được sự khác biệt gì cả. Họ dường như chả hiểu điều đó làm phiền tôi đến mức nào cả. Terry: Có lẽ họ không nhận ra tác động của nó đối với cô thôi. Cô đã thử đặt mình vào vị trí của họ chưa? Mai: Hả, tôi chưa thực sự nghĩ về nó theo cách đó. Ý anh là gì? Terry: Thì, có thể họ có những tiêu chuẩn khác về sự sạch sẽ hoặc cách tiếp cận việc nhà khác ý. Mai: Tôi đoán tôi chưa bao giờ nghĩ như thế. Cảm ơn Mai, hôm nay tôi sẽ nói chuyện với họ một lần nữa. Terry: Không có chi. |
Bài tập ứng dụng
Mark studied Maths and finally managed to complete the assignments. | Yes | No |
John thought about how his decision to move would affect his parents before he made a decision. | Yes | No |
James’ brother offered him some valuable life advice because he too experienced the same childhood as James. | Yes | No |
Mason’s parents didn’t think his stress was something that important. | Yes | No |
Leslie took the users’ needs into account before designing the website so that it’s easy to use. | Yes | No |
Với mỗi tình huống có thể sử dụng “put yourself in someone’s shoes”, mở rộng tình huống đó bằng 2-3 câu, trong đó có sử dụng thành ngữ “put yourself in someone’s shoes”.
Gợi ý về đáp án
TH1: No vì đây là tình huống nói về sự hiểu biết về một vấn đề, thay vì là sự thông cảm.
TH2: YesBecause John thought about how moving would affect his family members, he put himself in their shoes and gained a deeper understanding, as well as empathy, for them.
TH3: Yes
James’ brother went through the same childhood as James, so, by giving his brother advice, he put himself in his shoes and understood his brother’s problems.
TH4: Không vì đây là tình huống mô tả sự thiếu sáng suốt.
TH5: Có
Nhờ việc đặt mình vào tư duy của họ và suy nghĩ về nhu cầu của họ, Leslie đã tạo ra một trang web thân thiện với người dùng đáp ứng đầy đủ nhu cầu của mọi người.