1. Đau bụng dữ dội có thể là dấu hiệu của những bệnh nào?
Đau bụng dữ dội có thể báo hiệu nhiều bệnh khác nhau tùy vào mức độ, thời gian và vị trí đau. Phần lớn các cơn đau bắt nguồn từ các bệnh lý tiêu hóa như dạ dày, thực quản, ruột non, ruột già, gan, mật,...
Đau bụng dữ dội ở vùng thượng vị có thể liên quan đến viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày, viêm thực quản và bệnh gan mật,... Đôi khi, nhiễm giun cũng có thể gây tổn thương nghiêm trọng đến các cơ quan ở khu vực này.
Những cơn đau bụng dữ dội kéo dài liên tục mà không thuyên giảm thường là dấu hiệu của các bệnh lý nghiêm trọng, đặc biệt khi bệnh đã trở nặng. Các bệnh như sỏi mật, ung thư túi mật, xơ gan, ung thư gan, viêm loét dạ dày cấp, hay thậm chí ung thư dạ dày đều rất đáng lo ngại vì ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người.
Đau bụng dữ dội nhưng chỉ xuất hiện thoáng qua có thể là do mất cân bằng trong quá trình tiêu hóa, như tắc nghẽn thức ăn hay hoạt động mạnh ngay sau khi ăn no.
Đau bụng dưới ở nữ giới thường liên quan đến các bệnh lý về cơ quan sinh dục như tử cung hay buồng trứng, nhưng đôi khi chỉ là triệu chứng của chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng.
Tình trạng đau bụng dữ dội ở phụ nữ có thể chỉ là do kỳ kinh nguyệt.
2. Triệu chứng của bệnh sỏi mật có phải chỉ là hiện tượng đau bụng dữ dội?
Sỏi túi mật (hay sỏi mật) là một bệnh rất phổ biến, đặc biệt ở phụ nữ trung niên, người béo phì hoặc có nồng độ cholesterol cao. Khi sỏi mới hình thành ở dạng nhỏ và ít, triệu chứng thường không rõ ràng và không quá nguy hiểm. Chỉ khi sỏi kẹt trong ống mật, gây viêm hoặc biến chứng thì triệu chứng mới rõ ràng.
Đau bụng hạ sườn phải (thượng vị bên phải) là dấu hiệu phổ biến của bệnh sỏi mật. Mức độ đau bụng khác nhau tùy thuộc vào mức độ bệnh và vị trí sỏi: có thể là đau dữ dội theo từng cơn, đau âm ỉ hoặc quặn bụng kéo dài. Đau cũng có thể lan sang vai hoặc lưng.
Đau bụng dữ dội là triệu chứng điển hình của sỏi mật. Tuy nhiên, cần xác định vị trí đau để chẩn đoán chính xác bệnh sỏi mật. Ngoài ra, bệnh còn có thể được nhận biết qua các dấu hiệu khác như:
Rối loạn tiêu hóa: Buồn nôn, nôn mửa, tiêu hóa kém, chướng bụng, phân nhạt màu, nước tiểu sẫm màu.
Sụt cân nhanh do chán ăn và sợ mỡ.
Da và mắt vàng, gây ngứa ngáy, dị ứng - triệu chứng rõ ràng nhất của bệnh sỏi mật.
Ớn lạnh, sốt cao trên 38 độ, đổ mồ hôi nhiều.
Đau bụng dữ dội là triệu chứng của bệnh sỏi mật.
3. Làm thế nào để giảm đau hiệu quả?
Đau bụng không phải lúc nào cũng là dấu hiệu của bệnh nguy hiểm nhưng chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến sinh hoạt và tâm lý người bệnh. Nếu bị đau bụng dữ dội, có thể gây tổn thương cho các vùng lân cận và cơ quan khác trong hệ tiêu hóa.
Tùy vào mức độ, vị trí và vùng bị đau mà có thể áp dụng các biện pháp giảm đau khác nhau. Người bệnh có thể giảm đau hiệu quả bằng cách: Sử dụng khăn ấm hoặc túi nhiệt để chườm, uống nước ép từ rau củ quả giàu vitamin, xoa nhẹ vùng đau,...
Khi bệnh nhân xuất hiện cơn đau bụng dữ dội kèm theo các dấu hiệu khác, nên nhanh chóng liên hệ với các cơ sở y tế uy tín để chẩn đoán chính xác và xác định phương pháp giảm đau hiệu quả nhất.
Nếu người bệnh được chẩn đoán bị sỏi mật bởi các bác sĩ chuyên khoa, có thể sẽ được chỉ định dùng một số loại thuốc giảm đau. Trong trường hợp sỏi mật đã nặng, bác sĩ có thể phải thực hiện các thủ thuật lấy sỏi hoặc cắt túi mật. Với công nghệ y tế hiện đại, các phẫu thuật này hiện nay khá dễ dàng và người bệnh hồi phục nhanh chóng.
Chườm nóng bằng khăn ấm hoặc túi nhiệt có thể giúp giảm đau bụng hiệu quả.