Dầu rái | |
---|---|
Tình trạng bảo tồn | |
Sắp nguy cấp (IUCN 3.1) | |
Phân loại khoa học | |
Giới (regnum) | Plantae |
(không phân hạng) | Angiospermae |
(không phân hạng) | Eudicots |
(không phân hạng) | Rosids |
Bộ (ordo) | Malvales |
Họ (familia) | Dipterocarpaceae |
Chi (genus) | Dipterocarpus |
Loài (species) | D. alatus |
Danh pháp hai phần | |
Dipterocarpus alatus Roxb. ex G.Don, 1831 | |
Danh pháp đồng nghĩa | |
|
Dầu dừa hay dầu con dừa, dầu nước (danh pháp hai phần: Dipterocarpus alatus) là loài thực vật thuộc họ Dầu.
Lịch sử phân loại
Năm 1814 William Roxburgh (1751-1815) đề cập tới D. alatus nhưng không kèm mô tả khoa học tại trang 42 sách Hortus Bengalensis. Tại trang 614 quyển 2 phiên bản in năm 1832 của sách Flora indica, or, Descriptions of Indian plants do Roxburgh viết và William Carey (1761-1834) biên tập thì người ta mới cung cấp mô tả khoa học cho D. alatus. Tuy nhiên, năm 1831 tại trang 813 quyển 1 sách A general history of the dichlamydeous plants thì George Don (1798-1856) đã mô tả loài này, với dẫn chiếu tới tên gọi của Roxburgh năm 1814.
Năm 1868, Alphonse Pyramus de Candolle (1806-1893) mô tả D. alatus tại trang 611 phần 2 quyển 16 sách Prodromus systematis naturalis regni vegetabilis. Tuy nhiên, loài mà ông mô tả dù dẫn chiếu tới mô tả của Roxburgh năm 1832, nhưng hiện nay được xác định là đồng nghĩa muộn của Dipterocarpus costatus C.F.Gaertn., 1805.
Phân bố
Cây dầu dừa phân bố trong rừng nhiệt đới ẩm ở Ấn Độ (Tây Bengal và quần đảo Andaman), Bangladesh, Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan, Philippines và Việt Nam.
Tại Việt Nam, loài cây này thường mọc tụ dọc bờ sông và là cây chủ yếu tại các khu rừng phục hồi dọc theo sông Đồng Nai và Vườn quốc gia Cát Tiên. Năm 2011, một quần thể cây Dầu dừa quý hiếm, nguyên sinh và thuần chủng lớn nhất Việt Nam đã được phát hiện tại vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng
Dầu dừa là cây gỗ lớn, thân tròn, thẳng, cao 40 – 50 m, có thể đạt đến 70 m. Gỗ màu nâu đỏ nhạt, thớ thô, bền. Dầu dừa là nguyên liệu chính để sản xuất sơn và vecni.