– | |
---|---|
Dấu gạch ngang |
Bài viết này có chứa ký tự đặc biệt. Nếu không thích hợp hỗ trợ dựng hình, bạn có thể sẽ nhìn thấy dấu chấm hỏi, hộp, hoặc ký hiệu khác. |
Dấu gạch ngang (–) là một dấu câu có hình dạng tương tự như dấu gạch nối và dấu trừ, nhưng khác biệt về chiều dài và đôi khi chiều cao trên đường cơ sở trong một số phông chữ.
Biểu tượng và ứng dụng
Dấu gạch ngang được sử dụng trong các danh sách, nhóm từ, liên số, để chỉ các phần chú thích, và để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật. Cần phải có khoảng cách trắng giữa dấu gạch ngang và các từ xung quanh.
Lưu ý, dấu gạch ngang thường bị nhầm với dấu gạch nối (-). Dấu gạch nối không phải là dấu câu, ngắn hơn dấu gạch ngang và không có khoảng trắng với các từ trong từ phiên âm và dữ liệu ngày giờ. Ví dụ như: Lê-nin, Ê-đi-xơn, Ma-ri Quy-ri, 31-01-2020.
Một điểm khác biệt dễ nhận thấy nhưng thường bị bỏ qua là dấu gạch nối không có khoảng trắng với chữ cái, trong khi dấu gạch ngang có khoảng trắng. Ví dụ: văn-thể-mỹ (dấu gạch nối), văn hóa – giáo dục (dấu gạch ngang)
Ví dụ minh họa
Những ứng dụng của dấu gạch ngang bao gồm:
- Liệt kê (dấu gạch ngang được đặt ở đầu dòng)
- Ví dụ: Danh sách học sinh lớp 1A:
- – Nguyễn Văn A
- – Trần Thị B
- – Phan Ngọc C
- Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật
- Ví dụ:
- Bà hỏi:
- – Cháu tên gì?
- – Thưa bà, cháu tên A ạ! – A trả lời.
- Chỉ các phần chú thích, giải thích trong câu (dấu gạch ngang đặt giữa câu)
- Ví dụ: Sầm Sơn – một thành phố biển xinh đẹp của tỉnh Thanh Hóa.
- Liên kết các từ trong một chuỗi liên danh
- Ví dụ: Chuyến tàu từ Hà Nội đến Hải Phòng sắp xuất phát.
- Được đặt giữa hai con số để chỉ một phạm vi số hoặc một khoảng thời gian
- Ví dụ:
- Hồ Chí Minh (1890–1969)
- Trong giai đoạn 1945–1975, gia đình tôi bị tách biệt.
- Ví dụ:
- Để biểu thị sự ngang hàng trong mối quan hệ
- Ví dụ: Quan hệ láng giềng hữu nghị giữa Việt Nam và Lào,...
Một số địa danh ở Việt Nam sử dụng dấu gạch ngang: Bà Rịa – Vũng Tàu, Phan Rang – Tháp Chàm, Quảng Nam – Đà Nẵng, Gia Lai – Kon Tum.