1. Tại sao gối trái đau?
1.1. Chấn thương
Một số chấn thương phổ biến như vấp ngã, tai nạn giao thông,... có thể gây ra đau ở khớp gối trái do làm tổn thương cấu trúc xương khớp và các mô xung quanh.
Đau gối trái có thể do chấn thương bên ngoài
Ngoài ra, hoạt động lao động hàng ngày cũng có thể gây chấn thương tại vùng đầu gối, đặc biệt là khi phải mang vác vật nặng, đứng hoặc ngồi lâu.
1.2. Khớp gối bị thoái hóa
Khớp gối bị thoái hóa xảy ra khi lớp đệm tự nhiên tại khớp gối mòn đi, gây ra cảm giác đau khi khớp xương cọ xát vào nhau. Người bị thoái hóa khớp gối thường cảm thấy đau nhức và cứng gối khi cử động.
Người già thường gặp vấn đề về thoái hóa khớp
Khi lớn tuổi hơn, nguy cơ bị thoái hóa khớp tăng cao hơn. Thường thì tỷ lệ mắc thoái hóa khớp ở nam giới cao hơn so với nữ giới.
1.3. Viêm gân
Chức năng chính của hệ thống gân là kết nối cơ và xương với nhau. Viêm gân đầu gối thường xảy ra khi cơ thể hoạt động quá sức hoặc gặp chấn thương từ bên ngoài, làm cho khớp gối không thể hoạt động bình thường.
Ngoài ra, đau ở đầu gối sẽ thường xuyên hơn, đặc biệt khi thực hiện các hoạt động như đi lên hoặc xuống cầu thang, đứng dậy hoặc ngồi xuống. Nếu không được điều trị kịp thời, việc viêm nhiễm gân gối có thể trở nên nghiêm trọng hơn, thậm chí làm cho hệ thống gân lão hóa, gây đau nhức, sưng tấy và cứng cơ.
1.4. Một số bệnh lý khác
Cơn đau ở đầu gối bên trái cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý phổ biến khác như bệnh gout, viêm khớp dạng thấp, viêm túi dịch khớp gối,...
Người mắc bệnh gout thường gặp vấn đề về đau đầu gối
- Bệnh gout: Bệnh này liên quan đến sự rối loạn chuyển hóa axit uric, gây ra hiện tượng tinh thể urat tích tụ tại các khớp, bao gồm cả khớp gối, làm cho đầu gối sưng đau.
- Viêm túi dịch khớp gối: Tình trạng viêm túi dịch chứa chất lỏng gây đau nhức, khó di chuyển. Nếu lượng chất lỏng tăng, dịch có thể tràn ra khớp gối, gây tình trạng tràn dịch.
- Viêm khớp dạng thấp: Gây cảm giác đau nhức đầu gối và có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau như lưng, tay, chân.
2. Triệu chứng thường gặp khi đau đầu gối bên trái
Ngoài cảm giác đau, người bệnh còn có thể trải qua một số triệu chứng khác như:
- Khu vực đầu gối có cảm giác ngứa ngáy, tê bì khó chịu.
- Khớp gối nóng rát.
- Khớp gối cứng lại, khó di chuyển.
- Thường cảm thấy mệt mỏi.
Khó co duỗi do khớp gối cứng
3. Phải làm gì khi đau đầu gối bên trái?
3.1. Đi khám kịp thời và tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ
Khi cảm thấy đau đầu gối, khó di chuyển, hãy đi khám ngay. Bác sĩ sẽ dựa trên tiền sử bệnh, kiểm tra lâm sàng và xét nghiệm để chẩn đoán và đề xuất phương pháp điều trị phù hợp.
Quan trọng tuân thủ hướng dẫn điều trị của bác sĩ
Nếu tình trạng đau đầu gối không nghiêm trọng, bác sĩ thường chỉ định liệu pháp, thuốc uống hoặc tiêm.
Khi không thể điều trị bằng phương pháp thông thường, phẫu thuật có thể là lựa chọn. Các phương pháp như phẫu thuật nội soi, thay khớp gối hoặc đục xương có thể được thực hiện tùy theo tình trạng của từng bệnh nhân.
Trong quá trình điều trị, cần tuyệt đối tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ.
3.2. Điều chỉnh sinh hoạt và tập luyện
Ngoài việc đi khám kịp thời và tuân thủ hướng dẫn điều trị của bác sĩ, người bệnh cần điều chỉnh một số thói quen trong sinh hoạt và tập luyện. Cụ thể như:
- Bảo đảm chế độ dinh dưỡng cân đối: Cung cấp đầy đủ vitamin, khoáng chất để thúc đẩy sự phát triển của xương khớp. Đồng thời, tránh tiêu thụ quá nhiều chất béo, đồ ăn giàu dầu mỡ.
- Quản lý thời gian nghỉ ngơi hợp lý: Sau giờ làm việc, nên để cơ thể được nghỉ ngơi, đi ngủ sớm và đảm bảo giấc ngủ đủ.
- Thực hiện linh hoạt các bài tập trị liệu: Theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc dưới sự giám sát của chuyên gia.
4. Một số biện pháp phòng tránh tình trạng đau đầu gối bên trái
Tình trạng đau đầu gối bên trái có thể được phòng tránh thông qua một số biện pháp đơn giản như:
- Thực hiện thường xuyên các bài tập thể dục phù hợp.
- Khi tham gia thể thao, nên đeo đồ bảo hộ như đệm đầu gối.
- Tránh làm việc quá sức, duy trì thời gian nghỉ ngơi phù hợp, không thức khuya.
- Không nên đứng hoặc ngồi trong thời gian dài.
- Giảm mang vác đồ nặng.
- Chọn lựa giày, dép phù hợp không tạo áp lực lên đầu gối.
- Bổ sung các thực phẩm tốt cho sụn khớp như hạt óc chó, đậu, xương ống, trái cây,...
- Giữ cân nặng ở mức vừa phải, tránh tăng cân quá nhanh.