Có những biến đổi trong sinh hoạt hàng ngày của bé như quấy khóc, sốt, không chịu bú mẹ... làm các mẹ lo lắng và nghĩ rằng con mình bị ốm. Tuy nhiên, những dấu hiệu này cũng có thể là bé của bạn chuẩn bị mọc răng sữa đấy. Khi đó, bé sẽ luôn cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu và muốn nhai vào bất cứ thứ gì có trong tay.
1. Chảy dãi: Quá trình mọc răng có thể kích thích nước dãi trong miệng chảy ra nhiều hơn. Tuy nhiên, chảy dãi là hiện tượng phổ biến ở các bé từ 10 tuần đến khoảng 4 tháng tuổi. Vì vậy, bạn có thể nhầm lẫn dấu hiệu này với chảy dãi bình thường, không phải do sắp mọc răng.
Chảy nước dãi là một dấu hiệu khó phân biệt để nhận biết bé sắp mọc răng
2. Bé bị ho: Nước dãi có thể làm bé nghẹn và gây ra ho. Nếu bé bị ho mà không kèm theo các triệu chứng khác của cảm hoặc dị ứng, điều đó chứng tỏ bé sắp mọc răng.
3. Thích cắn: Sự áp lực khi mầm răng chuẩn bị nảy lên từ dưới nướu làm cho bé rất bứt rứt. Lúc đó, bé sẽ tìm cách giảm bớt sự không thoải mái bằng cách nhai. Một ngón tay sạch, một mảnh khăn sạch được nhúng vào nước mát, hay thậm chí là thức ăn mát... đều là những lựa chọn phù hợp để bé nhai.
4. Bực bội dễ dàng: Đau răng và đau lợi là nguyên nhân khiến bé mệt mỏi, quấy khóc. Có bé quấy trong vài giờ, cũng có bé quấy vài ngày, thậm chí vài tuần.
5. Từ chối ăn: Đau trong miệng khiến bé từ chối những thứ được mẹ đưa vào miệng, dù là “ti mẹ” hay bình sữa.
6. Sốt: Mọc răng không phải là nguyên nhân gây sốt cao ở bé. Hệ miễn dịch của bé thay đổi khi mọc răng, dễ bị nhiễm khuẩn từ bên ngoài. Lợi bị đỏ cũng có thể khiến bé sốt nhẹ. Nếu bé sốt cao, kéo dài, cha mẹ nên đưa bé đi khám.
Dấu hiệu trẻ sắp mọc răng rất giống với dấu hiệu của bé bị ốm7. Khó ngủ và ngủ không sâu: Đau răng không chỉ làm bé khó chịu vào ban ngày mà còn khiến bé bất an vào ban đêm. Nếu bé tỉnh giấc, có thể vỗ về, hát ru nhưng không nên cho bé ăn đêm, vì hành vi này có thể trở thành phản xạ có điều kiện ngay cả khi bé không bị đau vì mọc răng.
8. Lợi nhô lên: Nếu nhìn kỹ, các mẹ sẽ thấy mờ mờ ở dưới lợi là phần trên của răng sắp mọc. Để kiểm tra kỹ hơn, các mẹ có thể dùng ngón tay sạch ấn nhẹ lên lợi của bé xem có thấy phần nào gồ lên không. Trong một số trường hợp, phần lợi nhô lên của bé có thể có màu hơi tái. Điều này xảy ra là do chảy máu nhẹ phía dưới lợi khi mọc răng. Hiện tượng này sẽ sớm biến mất, các mẹ không cần lo lắng quá.
9. Kéo tai, sờ má: Lợi, tai và má có cùng một đường dây thần kinh và tác động qua lại, khiến bé cảm thấy khó chịu ở vùng tai, má. Bé thường xuyên lấy tay kéo tai và sờ vào má khi răng sắp nhú. Tuy nhiên, nếu bé kéo tai thường xuyên mà không liên quan đến mọc răng, bạn nên đưa bé đi khám.
10. Đi ngoài nhiều: Trong giai đoạn mọc răng, bé có thể đi ngoài nhiều hơn bình thường. Mọc răng không phải là nguyên nhân gây tiêu chảy, nhưng nếu bé bị tiêu chảy nặng, cha mẹ nên đưa bé đi khám sức khỏe.
- Bí kíp nuôi con: Các mẹ có thể áp dụng bí kíp cho trẻ ăn váng sữa đúng cách, làm việc tại nhà để có thêm thu nhập, và pha chế 9 loại sữa ngon, bổ dưỡng giúp con cao lớn, thông minh hơn.