1. Nguyên nhân gây cảm lạnh ở trẻ sơ sinh
Cảm lạnh là một căn bệnh do hơn 200 loại virus khác nhau gây ra, thường nhất là virus Rhinovirus. Ở giai đoạn sơ sinh, cơ quan và hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện. Do đó, các yếu tố gây hại có thể dễ dàng xâm nhập và gây nhiễm bệnh cho trẻ.
Hầu hết, trẻ sơ sinh khi bị cảm lạnh thường tự khỏi. Tuy nhiên, đối với trẻ có hệ miễn dịch yếu và không thể đối phó với virus mầm bệnh, có thể gây ra nhiều triệu chứng nguy hiểm nếu không được chăm sóc và điều trị kịp thời.
Trẻ sơ sinh rất dễ mắc phải virus cảm lạnh
Virus cảm lạnh có khả năng xâm nhập vào cơ thể trẻ dễ dàng qua mắt, mũi và miệng. Ngoài ra, chúng cũng có thể tồn tại trong không khí và trên bề mặt của các vật dụng xung quanh. Do đó, trẻ sơ sinh rất dễ mắc bệnh khi tiếp xúc với những người đang cảm cúm hoặc tiếp xúc với bề mặt của các vật dụng có chứa virus.
2. Dấu hiệu cha mẹ dễ nhận biết khi trẻ sơ sinh bị cảm lạnh
Dấu hiệu phổ biến nhất khi trẻ sơ sinh bị cảm lạnh là chảy nước mũi. Ban đầu, dịch này có thể trong và lỏng, sau đó sẽ đặc dần và chuyển sang màu vàng xanh sau vài ngày. Các biểu hiện khác bao gồm:
-
Cảm giác nóng bừng.
-
Tiếng hắt xì.
-
Ban đêm có thể bị hoặc hắng hớt.
-
Chảy nước mũi, nghẹt mũi.
Trẻ bị chảy nước mũi
3. Khi nào cần đưa trẻ sơ sinh bị cảm lạnh đến bệnh viện?
Thường thì, các triệu chứng của cảm lạnh ở trẻ sơ sinh có thể tự khỏi sau một vài ngày. Tuy nhiên, cần phải đưa bé đến bệnh viện ngay khi gặp các tình trạng sau:
-
Sốt cao trên 38,5 độ C.
-
Tình trạng sốt kéo dài hơn 2 ngày.
-
Ho tăng dần và khó thở.
-
Li bì hoặc quấy khóc.
-
Bỏ bú hoặc bú kém.
-
Xuất hiện các nốt ban đỏ trên da.
-
Các triệu chứng của bệnh càng ngày càng nặng và không có biểu hiện chứng tỏ tình trạng thuyên giảm.
4. Biến chứng của cảm lạnh ở trẻ sơ sinh
Bệnh cảm lạnh ở trẻ sơ sinh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu hệ miễn dịch của bé quá yếu và không được chữa trị kịp thời. Cụ thể là:
-
Viêm tai giữa cấp tính: Đây là một biến chứng thường gặp nhất của cảm lạnh ở trẻ sơ sinh khi không được điều trị kịp thời và có thể dẫn đến viêm tai.
-
Viêm họng: Cảm lạnh cũng làm cho trẻ sơ sinh dễ bị viêm họng với các triệu chứng như sốt cao, ho và đau rát họng.
-
Gặp phải cơn hen suyễn: Khi bị cảm lạnh, trẻ rất dễ bị khò khè và tức ngực. Đặc biệt, đối với trẻ bị hen suyễn bẩm sinh, cảm lạnh có thể khởi phát cơn hen.
-
Viêm phổi: Khi trẻ sơ sinh xuất hiện các tình trạng nặng như sốt cao, ớn lạnh và đổ mồ hôi,… có thể dẫn đến viêm phổi nếu không được chữa trị kịp thời. Đây là biến chứng nguy hiểm nhất của cảm lạnh ở trẻ sơ sinh.
Cảm lạnh có thể gây ra các cơn hen suyễn ở trẻ
5. Cha mẹ cần làm gì khi trẻ có dấu hiệu cảm lạnh
Khi phát hiện dấu hiệu trẻ sơ sinh bị cảm lạnh, cha mẹ cần thực hiện các biện pháp điều trị kịp thời và phù hợp để tránh các biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến trẻ. Có thể giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh cảm lạnh cho bé bằng cách:
-
Giảm sốt cho bé bằng cách mặc quần áo thoáng mát, chườm khăn ấm. Trong trường hợp sốt không giảm, hãy đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất để bác sĩ xử lý, tránh tình trạng co giật.
-
Nên kê đầu bé cao lên để giúp bé thở dễ dàng hơn.
-
Cho bé bú sữa nhiều và chia thành nhiều bữa để cung cấp đủ năng lượng, giúp bé mau hồi phục. Bú nhiều cũng giúp hạn chế tình trạng mất nước.
-
Làm sạch mũi cho bé bằng nước muối sinh lý hoặc dụng cụ hút mũi để loại bỏ chất nhầy.
-
Duy trì độ ẩm của không khí trong phòng bằng cách đặt khăn ẩm hoặc sử dụng máy làm ẩm.
Cần giảm sốt cho trẻ sơ sinh khi mắc cảm lạnh
6. Lưu ý quan trọng khi trẻ sơ sinh bị cảm lạnh
Có nhiều điều cần lưu ý về bệnh cảm lạnh ở trẻ sơ sinh mà bố mẹ cần biết, như sau:
-
Không nên sử dụng kháng sinh để điều trị bệnh trừ khi có chỉ định từ bác sĩ.
-
Cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng các loại thuốc giảm sốt cho trẻ.
-
Tránh sử dụng Aspirin và thuốc ho cho trẻ sơ sinh.
-
Không nên để trẻ nằm sấp vì có thể gây nghẽn đường thở.
-
Khi bị cảm lạnh, có thể tắm cho trẻ sơ sinh trong phòng tắm ấm bằng nước ấm.
-
Tránh tiếp xúc trẻ em với những người đang bị cảm lạnh.
-
Duy trì vệ sinh tay và đồ chơi của trẻ thường xuyên.
-
Rửa mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý ấm đều đặn.