1. Bệnh Parkinson là gì?
Parkinson thuộc nhóm bệnh rối loạn vận động, có nguyên nhân từ sự thoái hóa của hệ thần kinh trung ương. Bệnh ảnh hưởng đến khả năng vận động, thăng bằng và kiểm soát cơ thể.
Người mắc bệnh thường gặp tình trạng run tay chânHiện chưa có loại thuốc điều trị bệnh Parkinson một cách triệt để, do đó, phần lớn bệnh nhân sẽ được áp dụng các phương pháp tập trung vào kiểm soát triệu chứng để giúp họ dễ dàng hơn trong việc sống chung với bệnh trong nhiều năm.
2. Nguyên nhân của bệnh Parkinson là gì?
Y học hiện đại vẫn chưa xác định được nguyên nhân cụ thể gây ra bệnh Parkinson. Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy trong cơ thể của người mắc bệnh, hàm lượng Dopamine giảm đi đáng kể.
Dopamine là một chất dẫn truyền thần kinh, nó tập trung nhiều ở vùng hạch của đáy não và có vai trò quan trọng trong việc giữ thăng bằng và vận động của cơ thể. Khi tế bào não giảm khả năng sản xuất Dopamine do thoái hóa, cơ thể dễ mất thăng bằng và khó khăn trong vận động.
Ngoài những nguyên nhân trên, bệnh Parkinson cũng có thể do một số yếu tố khác gây ra:
Tuổi tác: Người già thường giảm lượng Dopamine và có nguy cơ cao mắc bệnh.
Môi trường: Tiếp xúc với các chất độc hại như thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ... có thể gia tăng nguy cơ mắc bệnh Parkinson so với những người sống trong môi trường trong lành.
Chấn thương sọ não: Những người từng bị chấn thương sọ não cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
Di truyền: Nếu trong gia đình có người mang bệnh thì nguy cơ mắc bệnh Parkinson cũng cao hơn.
3. Triệu chứng của bệnh Parkinson
3.1. Triệu chứng cảnh báo sớm
Bệnh thường xuất hiện ở người cao tuổi, nhưng cũng có thể phát hiện triệu chứng cảnh báo ở độ tuổi trung niên. Do đó, nếu bạn gặp vấn đề này ở độ tuổi trung niên, hãy cẩn trọng với bệnh Parkinson.
Hàm lượng Dopamine trong não của người bệnh giảm mạnhKhứu giác suy giảm: Khoảng 90% bệnh nhân Parkinson gặp vấn đề về khứu giác. Người bệnh thường cảm nhận sự thay đổi này trước khi phát hiện các triệu chứng khác như run rẩy và khó khăn trong vận động.
Rối loạn giấc ngủ: Người bệnh có thể nói chuyện, la hét trong khi ngủ hoặc tự gây tổn thương cho cơ thể mà không hề biết. Mức độ rối loạn giấc ngủ càng nặng, nguy cơ mắc bệnh Parkinson càng cao.
Vấn đề tiêu hóa và ruột: Táo bón không chỉ là một bệnh lý mà còn có thể là dấu hiệu của nhiều vấn đề khác. Đây cũng là một trong những dấu hiệu cảnh báo sớm của bệnh Parkinson.
Lo lắng thường xuyên: Sự mất cân bằng hoạt động não bộ có thể gây ra lo lắng, bất an cho người bệnh. Triệu chứng này có thể xuất hiện trước khi chẩn đoán bệnh từ 10 năm.
3.2. Triệu chứng nhận biết bệnh
Ở giai đoạn đầu, người bệnh có thể cảm nhận sự mệt mỏi và khả năng vận động chậm hơn bình thường. Triệu chứng sẽ trở nên rõ ràng hơn khi bệnh phát triển nặng. Cụ thể, những dấu hiệu sau:
Run: Đây là biểu hiện đặc trưng của bệnh. Tay, chân, môi hoặc lưỡi của bệnh nhân thường bị run khi họ không vận động. Mức độ run càng rõ khi bệnh nhân tập trung hoặc xúc động. Dù run có thể tạm thời mất khi ngủ hoặc vận động, nhưng sẽ quay trở lại sau đó.
Cơ co cứng: Cổ, vai hoặc lưng của người bệnh thường bị cứng, hay chảy nước dãi, đồng thời giọng nói cũng thay đổi. Họ ít khi chớp mắt, khuôn mặt dễ bị đơ và khó biểu đạt cảm xúc.
Khó khăn trong vận động: Bệnh nhân Parkinson thường gặp khó khăn trong vận động do cơ bị cứng. Bước đi ngắn lại, tốc độ giảm và họ thấy khó khăn. Nhiều khi phải nhờ sự giúp đỡ từ người khác và ảnh hưởng đáng kể đến sinh hoạt hàng ngày.
Người bệnh gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạtTư thế gập: Bệnh nhân thường có dáng đi không bình thường và thường bị dồn cơ thể về phía trước, dẫn đến nguy cơ ngã khi bị tác động nhẹ từ phía sau.
Ngoài ra, người bệnh cũng có thể trải qua suy giảm trí nhớ, đổ mồ hôi liên tục, hạ huyết áp, tiểu không tự chủ,...
4. Phương pháp điều trị bệnh
Parkinson không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày. Vì vậy, việc phát hiện và điều trị bệnh sớm là rất quan trọng để ngăn chặn nguy cơ bệnh trở nặng hơn.
Tùy vào từng trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định cho bệnh nhân sử dụng một số loại thuốc đặc trị. Nếu không đạt hiệu quả tốt, có thể áp dụng phương pháp phẫu thuật, như phẫu thuật định vị hoặc kích thích điện vùng liềm đen - thể vận và ghép mô thần kinh.
Nên thường xuyên tập luyện để cải thiện tình trạng bệnh
Một phương pháp điều trị khác là phục hồi chức năng. Bệnh nhân có thể được chữa bệnh thông qua phương pháp vật lý trị liệu để cải thiện tình trạng rối loạn thăng bằng, tăng cường khả năng vận động. Phương pháp trị liệu ngôn ngữ giúp cải thiện giọng nói và khả năng nuốt. Ngoài ra, bệnh nhân cũng nên tập luyện bài tập thái cực quyền hoặc yoga, cũng như các bài tập dưỡng sinh để cải thiện khả năng vận động.