Khi thước lái ô tô có vấn đề, bạn sẽ nhận thấy tay lái trả chậm, tay lái nặng, dầu trợ lực rò rỉ, tiếng kêu lạ và thậm chí có mùi khét.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu nguyên nhân và các dấu hiệu nhận biết khi cơ cấu lái gặp sự cố. Các vấn đề thường gặp bao gồm tay lái trả chậm, tay lái nặng, rò rỉ dầu trợ lực, tiếng kêu khi đánh lái... và thậm chí là mùi khét từ dầu trợ lực. Đây là những vấn đề thường gặp trên hệ thống thước lái ô tô mà bạn cần biết.
Hộp thu lead lái thử - biên tập viên không chỉnh sửa tại đây!
Khái niệm thước lái là gì?
Trong các xe hiện đại, thường sử dụng hệ thống lái thanh răng - bánh răng. Đây là cơ cấu kết nối vô lăng với bánh xe trước, giúp người lái điều khiển bánh xe sang trái và phải. Khi quay vô lăng, thước lái sẽ di chuyển. Hệ thống trợ lực sẽ giúp người lái dễ dàng hơn, đặc biệt là khi lái những chiếc xe cũ không có hệ thống trợ lực lái.
Ngoài ra, đa số các dòng xe ô tô hiện đại đã chuyển sang sử dụng hệ thống lái trợ lực điện thay vì hệ thống thủy lực. Theo đó, thước lái biến đổi chuyển động tròn của vô lăng thành chuyển động tuyến tính để giúp bánh xe hướng sang trái và phải.
Cách nhận biết hệ thống thước lái bị hỏng
Dấu hiệu phổ biến nhất khi thước lái bị hỏng là vô lăng trở nên rời rạc và có độ trễ khi đánh lái. Khi cơ cấu lái thanh răng - bánh răng trợ lực bị mòn, tài xế có thể nhận thấy các biểu hiện khác như vô lăng không quay trở lại sau khi chuyển hướng.
Một số dấu hiệu thường gặp
Trong trường hợp cơ cấu lái thanh răng - bánh bị mòn, tài xế có thể cảm nhận vô lăng trở nên rời rạc, rung lắc. Khi di chuyển ở tốc độ cao, vô lăng có thể gặp hiện tượng nhảy lái, xe bị lệch tay lái.
Ngoài ra, chỉ cần điều kiện đường sá không tốt cũng có thể khiến xe chệch hướng từ trái sang phải thay vì di chuyển thẳng. Người lái cũng có thể nhận thấy vô lăng cứng hơn khi lái ở tốc độ thấp. Dấu hiệu dễ nhận thấy nhất là bánh xe không trở lại vị trí thẳng sau khi thực hiện đánh lái.
Tay lái cứng, trả chậm
Thước lái được kết nối với vô lăng qua các trục và khớp chữ U. Theo thời gian, những bộ phận này có thể bị mòn do việc lái xe hàng ngày. Nếu bạn cảm thấy tay lái cứng ngắc ngay sau khi bắt đầu xe, thì nguyên nhân chắc chắn là từ thước lái.
Sau đó, tay lái sẽ từ từ trở nên mềm mại hơn, điều này là do khi động cơ hoạt động, thước lái được bôi trơn tốt hơn. Bạn có thể tiếp tục lái xe trong tình trạng này, nhưng nếu kéo dài quá lâu sẽ gây hỏng thước lái.
Có thể bạn quan tâm:
Lốp xe mòn không đều
Nguyên nhân khiến lốp xe mòn không đều có thể là do sự căn chỉnh thước lái không đúng cách, hoặc là do các bộ phận khác của hệ thống lái bị mòn hoặc hỏng.
Rò rỉ dầu trợ lực
Thước lái không tốt có thể gây ra sự rò rỉ dầu ở hệ thống trợ lực tay lái từ các vòng đai và bộ phận khởi động. Dấu hiệu nhận biết, nếu tài xế để ý dưới gầm xe sẽ thấy những chỗ dầu bị rò rỉ trên mặt đất hoặc phải thường xuyên châm thêm dầu cho hệ thống lái trợ lực.
Lưu ý rằng các bộ phận khác có thể gây rò rỉ dầu ở hệ thống trợ lực tay lái như bơm trợ lực, bình dầu trợ lực lái hoặc ống dẫn dầu.
Tiếng kêu khi đánh lái
Đây là dấu hiệu dễ nhận biết nhất, thước lái hỏng sẽ kèm theo âm thanh lạch cạnh hoặc re re khi vào cua hay xoay vô lăng. Ngoài ra, người lái còn nghe thấy âm thanh cót két khi lái do ma sát của thước lái hoặc do thiếu chất bôi trơn. Khi thước lái bị mòn, các bộ phận khác sẽ bắt đầu trở nên lỏng lẻo.
Box thu lead lái thử - biên tập viên không chỉnh sửa tại đây!
Cách bảo dưỡng hệ thống thước lái
Theo kinh nghiệm chăm sóc bảo dưỡng từ các chuyên gia, hệ thống thước lái cần được bảo dưỡng sau mỗi 20.000 km (2 năm). Đồng thời, các chủ xe cũng cần nhớ kiểm tra định kỳ sau mỗi 8.000-10.000 km. Việc kiểm tra hệ thống thước lái đóng vai trò quan trọng để đảm bảo an toàn và tránh hỏng hóc cho các bộ phận khác.
Trong quá trình sử dụng xe, có nhiều yếu tố có thể làm thước lái bị lệch so với ban đầu. Các nguyên nhân thường gặp như va chạm vào lề đường, gặp ổ gà, va đập mạnh... Đối với các xe cũ, các chi tiết trên hệ thống treo có thể bị hao mòn dẫn đến thước lái bị lệch.
Do đó, cần kiểm tra và bảo dưỡng thước lái định kỳ, điều chỉnh nếu cần để tránh lốp mòn không đều, xe bị nhảy lái, lệch hướng...
(Nguồn ảnh: Internet)