1. Trầm cảm và những hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra
1.1. Trầm cảm là gì?
Trầm cảm là thuật ngữ chỉ rối loạn tâm trạng gây ra cảm giác buồn bã và mất hứng thú kéo dài. Do đó, người bệnh khó tìm thấy niềm vui trong công việc và cuộc sống, thậm chí có thể nghĩ đến việc tự tử.
1.2. Những hậu quả do trầm cảm gây ra
Bệnh trầm cảm nếu không được điều trị kịp thời có thể mang đến những hậu quả nghiêm trọng cho cuộc sống của người bệnh:
- Khả năng tập trung kém
Vì bị trầm cảm, khả năng tập trung của người bệnh bị suy giảm, ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt, học tập và công việc. Người bệnh thường dễ quên, khó tập trung, thậm chí có thể bị mất trí nhớ hoặc gia tăng nguy cơ mắc Alzheimer từ sớm.
Người bị trầm cảm thường gặp khó khăn lớn trong việc tập trung vào bất cứ công việc nào
- Mất ngủ và đau đầu
Đến 50% người bị trầm cảm khi đến gặp bác sĩ thường cho biết họ cảm thấy đau nửa đầu mạnh và tình trạng này kéo dài gây khó ngủ cho họ.
- Tiểu đường
Người bị trầm cảm có nguy cơ mắc tiểu đường loại 2 cao hơn nếu từ trước đã có tiền sử với bệnh này. Nguyên nhân là do trầm cảm thay đổi thói quen ăn uống, khiến họ ăn nhiều đồ ngọt hơn và khó kiểm soát khẩu phần ăn, dinh dưỡng hàng ngày. Hơn nữa, vì luôn ở trạng thái cảm xúc tiêu cực nên họ có thói quen ăn nhiều hơn để giải tỏa stress.
- Giảm ham muốn tình dục
Nam giới mắc bệnh này dễ gặp vấn đề yếu sinh lý, rối loạn cương dương; phụ nữ thường bị khô âm đạo dẫn đến đau rát trong quan hệ. Do đó, trầm cảm kéo dài làm giảm ham muốn tình dục, gây ảnh hưởng lớn đến hạnh phúc gia đình.
- Lạm dụng chất gây nghiện
Người bị trầm cảm dễ dàng bị kích thích bởi các chất gây nghiện như thuốc lá, rượu bia và thậm chí là ma túy. Đây là những chất làm tâm trạng họ cảm thấy hưng phấn và thoải mái, dẫn đến việc lạm dụng. Sử dụng những chất này không chỉ làm gia tăng khó khăn trong điều trị mà còn khiến tình trạng trầm cảm trở nên nghiêm trọng hơn.
- Thu hẹp mạch xã hội
Người bị trầm cảm thường có xu hướng tự thu mình lại, thích ở những nơi tối tăm và ở một mình. Điều này khiến họ cô lập bản thân và làm đổ vỡ những mối quan hệ xung quanh.
- Bệnh tim
Nhiều nghiên cứu cho thấy có mối liên hệ giữa bệnh tim và trầm cảm. Trầm cảm có thể làm bệnh tim trở nên nghiêm trọng hơn, do sự chán nản gây thiếu oxy cho cơ tim, gây co thắt và viêm cơ tim. Điều này cũng có thể dẫn đến đột quỵ hoặc nhồi máu cơ tim.
- Ung thư
Bệnh trầm cảm có thể ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch và làm cho bệnh ung thư trở nên nghiêm trọng hơn. Có nghiên cứu cho thấy những người ung thư mắc trầm cảm thường có khối u phát triển nhanh hơn.
Ở mức độ nghiêm trọng nhất, người bị trầm cảm có thể tự tử để tìm sự giải thoát cho bản thân
- Xu hướng tự tổn thương
Trong giai đoạn nghiêm trọng của bệnh, người bị trầm cảm có xu hướng tự gây tổn thương cho bản thân và người khác do suy nghĩ tiêu cực gia tăng. Cảm xúc tiêu cực đó thúc đẩy họ tự làm tổn thương, gây đau thương cho bản thân hoặc thậm chí có ý định tự sát để kết thúc mọi thứ và tìm sự giải thoát cho chính mình.
2. Các dấu hiệu nhận biết sự xuất hiện của bệnh trầm cảm
Người mắc trầm cảm thường có những dấu hiệu sau đây:
- Rối loạn vận động
Khi mắc bệnh trầm cảm, người bệnh thường có vận động chậm chạp hoặc dễ bị kích động, nói ít và nhỏ tiếng, lời nói nghèo nàn. Họ có thể nằm lì suốt ngày trên giường hoặc di chuyển nhiều mà không có mục đích rõ ràng.
- Mất sở thích hoặc mất hứng thú với các hoạt động
Hầu hết những người mắc bệnh này sẽ không còn thích thú với những sở thích trước đây và hoàn toàn mất hứng thú với các hoạt động tình dục.
- Thay đổi cân nặng
Vì không có cảm giác ngon miệng, người mắc bệnh trầm cảm thường buộc phải ăn, thậm chí ít ăn hoặc nhịn ăn. Điều này dễ dẫn đến sự sụt cân. Cũng có một vài trường hợp ngược lại, khi người bị trầm cảm cảm thấy ngon miệng và thèm ăn, dẫn đến nguy cơ béo phì.
- Ngủ quá nhiều hoặc mất ngủ
Rối loạn giấc ngủ là phổ biến nhất ở người bị trầm cảm, thường là mất ngủ vào ban đêm hoặc khó ngủ. Họ thường trằn trọc suốt đêm, làm cho đêm dài dường như không có hồi kết và cảm thấy căng thẳng. Cũng có trường hợp ngủ quá nhiều, khiến họ có thể ngủ từ 10 đến 12 giờ mỗi ngày hoặc hơn.
Buồn rầu, cảm thấy vô nghĩa và có tội lỗi là những dấu hiệu nổi bật của bệnh trầm cảm
- Năng lượng giảm sút
Dù công việc rất nhẹ nhàng với người bình thường, đối với những người bị trầm cảm lại đòi hỏi sự tập trung lớn vì họ luôn cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức mà không biết nguyên nhân.
- Suy giảm tập trung và suy nghĩ
Đây là dấu hiệu rất phổ biến ở người bị trầm cảm. Vì suy giảm tập trung và khả năng suy nghĩ kém, họ mất nhiều thời gian hơn để hoàn thành công việc, việc đưa ra quyết định cũng trở nên khó khăn hơn. Ngoài ra, trí nhớ suy giảm dẫn đến việc họ thường xuyên quên những gì mình cần làm.
Cảm thấy bất lực và có lỗi về bản thân.
Hầu hết những người mắc bệnh trầm cảm thường cảm thấy mình vô ích hoặc mang tội lỗi. Họ cho rằng mọi việc họ làm đều thất bại, là gánh nặng cho gia đình và những người xung quanh. Đôi khi, họ còn tự trách mình về những lỗi nhỏ nhoi. Ở mức nặng hơn, cảm giác này có thể trở thành hoang tưởng, khiến bệnh nhân từ chối điều trị và suy nghĩ đến tự tử.
Có suy nghĩ muốn chết, tự tử
Ở mức độ nặng, những người mắc bệnh trầm cảm thường có suy nghĩ về cái chết hoặc hành động tự tử. Họ cho rằng đây là cách duy nhất để kết thúc mọi đau khổ và không làm phiền người thân.
Nói chung, trầm cảm là một bệnh không thể tự chữa do có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Nếu bạn nghi ngờ mình bị trầm cảm, hãy chia sẻ với người thân hoặc tìm kiếm sự hỗ trợ chuyên môn từ bác sĩ để có liệu pháp phù hợp nhất.