Trong IELTS Listening Part 3, người dự thi sẽ được nghe một cuộc hội thoại giữa hai nhân vật về một chủ đề học thuật. Các nhân vật thường đưa ra quan điểm, ý kiến của mình để cùng thảo luận trước khi đi đến kết luận cuối cùng. Do đó việc nắm được những dấu hiệu về mặt ngôn ngữ và tông giọng khi nêu ra quan điểm, thái độ sẽ có ích cho việc tìm ra đáp án đúng.
Cách nhận diện qua ngôn ngữ trong IELTS Listening Part 3
Ngôn ngữ biểu thị thái độ
Trong IELTS Listening Part 3, người dự thi sẽ được nghe một cuộc hội thoại giữa hai nhân vật về một chủ đề cụ thể. Nội dung nói chuyện giữa hai nhân vật này thường xoay quanh về vấn đề học thuật, và họ thường đưa ra quan điểm, ý kiến của mình để cùng thảo luận trước khi đi đến kết luận cuối cùng. Vì vậy, để luyện tập tốt cũng như đạt điểm số cao trong IELTS Listening Part 3, người học cần phải nắm được những ngôn ngữ trình bày quan điểm, và thái độ.
Sau đây là bảng chỉ ra các ngôn ngữ thường được sử dụng để trình bày quan điểm và thái độ của các nhân vật trong IELTS Listening Part 3, kết hợp với mức độ của từng cách diễn đạt:
Đồng ý hoàn toàn | Không hoàn toàn đồng ý cũng không hoàn toàn phản đối | Phản đối hoàn toàn |
I think it’s a really valid/ good point. (Tôi nghĩ đây là một ý tưởng có giá trị) That is absolutely right. (Đây chắc chắn đúng) | I agree up to a point. (Tôi đồng ý một phần) I’m not so sure about that. (Tôi không chắc về điều đó) It’s hard to believe. (Nó thật khó tin) | It’s highly unlikely. (Nó khó có thể xảy ra) I don’t like the sound of that at all (Tôi không thích nó chút nào) |
Ngôn ngữ nhấn mạnh ý kiến
Xét hai câu ví dụ sau:
I signed up for the course because professor Kwan suggested it. (Tôi đăng ký khóa học này bởi vì giáo sư Kwan giới thiệu nó)
The reason why I signed up for the course was because professor Kwan suggested it. (Lý do tại sao tôi đăng ký khóa học này là bởi vì giáo sư Kwan giới thiệu nó)
Mặc dù, hai câu trên đều có chung một ý nghĩa nhưng có cách diễn đạt khác nhau. Ở câu đầu tiên, thông tin được đưa ra trực tiếp với mệnh đề chính của câu nằm ở đầu “I signed up for the course” (tôi đăng ký khóa học này), còn mệnh đề sau mang ý nghĩa bổ sung lý do cho mệnh đề phía trước.
Tuy nhiên, ở cách diễn đạt thứ hai, thông tin về lý do cho việc đăng ký khóa học được nhấn mạnh bằng cụm từ “the reason why” (lý do tại sao) đặt phía trước, và nội dung được nhấn mạnh nằm ở vế sau “because professor Kwan suggested it” (bởi vì giáo sư Kwan giới thiệu nó).
Các cấu trúc nhấn mạnh thường gặp trong IELTS Listening Part 3
Sử dụng mệnh đề quan hệ trong chủ ngữ
The reason why/The thing that The person who The place where | The day when |
Sử dụng mệnh đề What làm chủ ngữ
What + S + V + be …
Ví dụ: What you should do is (to) invest all your money in education companies. (Cái bạn nên làm là đầu tư toàn bộ tiền vào công ty giáo dục.)
Cách diễn đạt nhấn mạnh thường được sử dụng nhiều trong phần IELTS Listening Part 3 để tạo dấu hiệu cho người học thông tin sắp tới cần nghe sẽ nói về điều gì. Việc nắm được điểm ngữ pháp này sẽ giúp người học nhận biết được phần đáp án sắp được đưa ra, để từ đó tập trung vào đúng nội dung cần nghe.
Từ ngữ đệm
Một đoạn hội thoại giữa hai nhân vật thường có từ đệm ở trước mỗi câu nói với hai mục đích khác nhau: bắt đầu đưa ra một ý kiến, hoặc dùng để kết thúc một vấn đề đang được nói tới. Mặc dù những từ đệm này không làm ảnh hưởng đến nghĩa của câu, việc nắm bắt những dấu hiệu của từ đệm sẽ giúp người nghe biết được câu hỏi nào trong đoạn hội thoại được nói đến.
Dưới đây là bảng chỉ ra các từ đệm được sử dụng với mục đích để bắt đầu hoặc kết thúc một ý kiến đưa ra trong đoạn hội thoại của IELTS Listening Part 3
Từ đệm bắt đầu quan điểm | Từ đệm kết thúc quan điểm |
Well, | Oh right. |
So, | Great. |
Let’s | That’s good. |
Now, | Ok. |
You know, | Yeah, sure. |
Ví dụ:
Teacher: So, how did you approach your presentation, Hiroko? (Em đã tiếp cận bài thuyết trình của mình như thế nào, Hiroko?)
Hiroko: Well, to speak frankly, I read my notes too! (Nói thật, em cũng đọc ghi chú của mình ạ.)
(Cambridge 9 – Test 1 – Section 3: Course Feedback)
Từ nối mang tính tương phản trong IELTS Listening Part 3
Trong quá trình thảo luận giữa hai nhân vật trong IELTS Listening Part 3, họ thường đóng góp ý kiến tích cực (constructive criticism) trước khi đưa đến sự đồng ý cuối cùng. Những ý kiến tích cực này thường bắt đầu bằng một lời khen, sau đó từ tương phản sẽ được đưa ra để nối với quan điểm chính của người nói. Ngoài ra, nhân vật trong IELTS Listening Part 3 cũng thường làm giảm quan điểm tiêu cực của họ bằng cách chèn thêm từ tương phản cùng với một ý khen sau lời chê. Những từ nối tương phản trong tiếng Anh bao gồm: Although (mặc dù), But (nhưng), However (tuy nhiên).
Ví dụ 1: Yes, but remember we’re only supposed to write a short paper, so it’s probably best if we don’t go into funding in any detail.(Đúng vậy, nhưng nhớ rằng chúng ta chỉ được viết một văn bản ngắn, vì vậy tốt nhất nếu chúng ta không nói về tiền quỹ quá chi tiết.)
(Cambridge 12 – Test 5 – Section 3: Paper on Public Libraries)
Từ tích cực | Từ nối tương phản | Nội dung chính |
Yes | but remember we’re only supposed to write a short paper | Yes, but remember we’re only supposed to write a short paper, so it’s probably best if we don’t go into funding in any detail. |
Ví dụ 2: My reading speed is still quite slow, though I’m much better at dealing with vocabulary than I used to be. (Tốc độ đọc của tôi vẫn chậm, mặc dù tôi đã tiến bộ hơn với phần từ vựng so với trước đây.)
Từ tiêu cực | Từ nối tương phản | Nội dung chính |
My reading speed is still quite slow | though | I’m much better at dealing with vocabulary than I used to be |
(Cambridge 9 – Test 1 – Section 3: Course Feedback)
Đây là những “cái bẫy” của bài thi IELTS Listening Part 3 nếu người học chỉ quan tâm tới phần đồng tình phía trước, mà quên nội dung tương phản ở phía sau. Do đó, việc nhận ra được những từ nối tương phản này sẽ giúp người học tránh được việc chọn vào đáp án bẫy.
Cách nhận diện qua tông giọng trong IELTS Listening Part 3
Tông giọng | Nâng cao | Hạ thấp |
Ví dụ | HELEN: I’ve brought my notes on our Biology Field Trip to Rocky Bay, Colin, so we can work on our report on the research we did together. COLIN: OK. I've got mine too. Let’s look at the aims of the trip first. HELEN: Right. What did you have? (Cambridge 11 – Test 2 – Section 3: Rocky Bay Field Trip) | COLIN: In our aims? But we weren’t really looking at that. HELEN: I suppose not. OK, now there’s the list of equipment we all had to bring on the field trip. What did they tell us to bring a ruler for? (Cambridge 11 – Test 2 – Section 3: Rocky Bay Field Trip) |
Phân tích | Khi nâng tông giọng, người nói (Helen) đồng ý với ý kiến của Collin về việc cùng xem mục đích của chuyến đi đầu tiên. Như vậy, trong IELTS Listening Part 3, các nhân vật đưa ra sự đồng ý hoặc những thông tin mang nghĩa khẳng định, họ sẽ nói với tông giọng cao hơn. | Với một tông giọng được hạ xuống, người nói (Helen) đưa ra một nhận định mang nghĩa phủ định. Như vậy, trong IELTS Listening Part 3, các nhân vật thường có xu hướng xuống giọng và nhấn mạnh vào những phần mà họ không đồng ý, hoặc mang nghĩa phủ định |
Việc nhận ra ngữ điệu lên giọng hay xuống giọng của nhân vật trong đoạn hội thoại gợi ý cho người học biết được thái độ của người nói cũng như nhận ra những dấu hiệu cho câu trả lời.
Kết luận
Trang Trịnh