Quan sát phân của trẻ sơ sinh sau khi bú mẹ có thể cung cấp thông tin quan trọng về tình trạng sức khỏe của bé. Phần lớn trẻ sơ sinh bú sữa mẹ thường đi tiêu khoảng 5 đến 6 lần mỗi ngày hoặc thậm chí nhiều hơn. Một số bé có thể đi tiêu ngay sau mỗi lần bú. Theo dõi tần suất, số lượng, cấu trúc và tính chất của phân trẻ sơ sinh có thể giúp người chăm sóc hoặc cha mẹ biết bé có đủ dinh dưỡng không và có phát sinh vấn đề gì về sức khỏe không.
Luôn quan sát phân của bé trên tã là điều rất quan trọng, hãy nhớ là không bỏ qua bước này mỗi khi thay tã cho bé. Hãy đọc bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về phân của trẻ sơ sinh bú mẹ và khi nào cần phải đưa bé đến bác sĩ nhi khoa!
Hãy luôn quan sát phân của con hàng ngày. Nguồn ảnh: Momtastic
Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ đi ngoài bao nhiêu lần mỗi ngày?
Số lần trẻ đi ngoài có thể cho biết bé có được cung cấp đủ sữa hàng ngày không. Một em bé có thể đi tiêu hai hoặc ba lần mỗi ngày hoặc thậm chí nhiều hơn. Bé thường đi tiêu nhiều hơn từ 4 - 5 ngày tuổi đến khi bé khoảng 6 tuần tuổi.
Một số trẻ có thể đi tiêu sau mỗi lần bú, điều này là bình thường. Đây là một phản xạ tự nhiên của dạ dày, giúp hệ tiêu hóa hoạt động khi cần.
Bài viết liên quan: Mẹ có biết trẻ 0-36 tháng cần được cung cấp bao nhiêu sữa mỗi ngày?
Một đứa trẻ bú sữa mẹ bình thường đi tiêu như thế nào?
Khi vừa chào đời, phân của bé khá đặc biệt, và nó được gọi là 'phân su'. Phân su là loại phân đầu tiên bé thải ra trong khoảng 24 đến 48 giờ đầu sau khi sinh. Nó thường có màu xanh đen và có kết cấu dính. Không có mùi đặc biệt, bạn có thể không biết khi bé đi ị. Hãy kiểm tra thường xuyên và thay tã cho bé kịp thời.
Đôi khi, bé có thể đi ngoài phân su trước khi sinh do căng thẳng hoặc thiếu oxy. Phân su được thải ra trong túi ối, có thể gây hội chứng Hít phân su (MAS) và gây ra vấn đề về hô hấp ở trẻ sơ sinh.
Sau ba đến bốn ngày sau sinh, phân của bé sẽ nhạt màu hơn và ít dính hơn. Sự thay đổi màu sắc này xảy ra khi bé bắt đầu tiêu hóa sữa mẹ. Phân của bé sẽ màu xanh lục hoặc vàng mù tạt, có kết cấu sệt. Phân cứng và khô có thể là dấu hiệu bé đang mất nước hoặc sốt, ốm... Cần bù nước cho bé.
Thấy màu phân thay đổi là điều bình thường, thường liên quan đến thức ăn của bé hoặc khi bé bắt đầu ăn dặm.
Màu sắc của phân có thể thay đổi khi bé ăn dặm. Nguồn ảnh: Women Fitness
Phân bé thay đổi như thế nào khi bắt đầu ăn dặm?
Khi bé bắt đầu ăn thức ăn đặc hơn, màu sắc và độ cứng của phân cũng thay đổi. Phân trở nên cứng hơn và có màu nâu. Mùi của phân cũng trở nên nặng hơn khi bé ăn dặm. Có thể bạn sẽ tìm thấy một số thức ăn chưa tiêu hóa trong phân của bé (phân có hạt).
Phân của bé có thể có mùi nặng hơn khi bé bắt đầu ăn dặm. Nguồn ảnh: Mom365
- Màu xanh nâu: Phân màu xanh lục là điều bình thường và có thể do bé ăn thức ăn xanh.
- Màu xanh lá đậm: Có thể do sắt có trong thức ăn. Sắt có thể đến từ thực phẩm bổ sung hoặc sữa công thức.
- Màu vàng đậm: Thường thấy ở trẻ ăn sữa công thức. Màu có thể là vàng hoặc xanh lá.
Bài viết liên quan: Dinh dưỡng cho trẻ dưới 6 tháng
Khi nào cần thăm bác sĩ?
Nếu bạn thấy những dấu hiệu sau ở con:
- Phân màu đỏ: Có thể do bé ăn những thực phẩm màu đỏ như củ dền, thanh long,... Tuy nhiên, nếu không phải vậy, dấu hiệu màu đỏ trong phân có thể là máu. Máu trong phân có thể là dấu hiệu của táo bón ở trẻ sơ sinh hoặc vấn đề khác.
- Phân màu trắng: Có thể là dấu hiệu của vấn đề gan hoặc túi mật.
- Phân màu đen: Bình thường trong hai đến ba ngày đầu đời. Nếu tiếp tục sau một tuần, có thể có máu trong đường tiêu hóa.
- Phân có bọt/ sủi bọt: Xảy ra khi có nồng độ lactose cao trong sữa mẹ.
Nếu bạn thấy bất thường trong phân của bé, hãy đến gặp bác sĩ ngay. Nguồn ảnh: Belly Belly
Thay đổi phân hàng ngày là điều bình thường. Phân của bé có thể có nhiều màu sắc và kết cấu khác nhau, mỗi dấu hiệu đều có thể cho thấy sức khỏe và cách ăn uống của bé. Tuy nhiên, chúng không thể hiện chính xác tình trạng sức khỏe toàn diện. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ nhi khoa để phát hiện và điều trị vấn đề của bé.
Tổng hợp bởi Dạ Thắm.