1. Dấu hiệu trẻ chậm tiêu
1.1. Nguyên nhân gây chậm tiêu, cảm giác đầy bụng ở trẻ
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng khó tiêu, cảm giác đầy bụng ở trẻ. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến mà các bậc phụ huynh có thể tham khảo:
- Thói quen ăn uống không hợp lý: Điều này được xem là nguyên nhân chính gây ra tình trạng chậm tiêu ở trẻ. Khi cho trẻ ăn quá nhiều thức ăn giàu chất béo, dầu mỡ hoặc ăn quá no, quá nhanh,… sẽ làm hệ tiêu hóa của trẻ bị quá tải, gặp nhiều áp lực và cuối cùng dẫn đến chướng bụng, tiêu chậm.
- Tác dụng phụ của thuốc: Các loại thuốc điều trị, đặc biệt là thuốc chống viêm hoặc có chứa nitrat, có tác dụng chữa bệnh hiệu quả nhưng cũng có thể gây ra tình trạng tiêu chậm, bụng đầy ở trẻ.
- Bệnh lỵ dạ dày thực quản: Đây là một nguyên nhân khá phổ biến gây ra tình trạng tiêu chậm, bụng đầy ở cả người lớn và trẻ em. Khi mắc bệnh này, axit và dịch vị trong dạ dày sẽ trào ngược lên thực quản, gây ra các triệu chứng như ợ nóng, nôn mửa và tiêu chậm.
Trẻ béo phì có nguy cơ mắc phải các vấn đề liên quan đến dạ dày
- Béo phì: Dấu hiệu của trẻ chậm tiêu cũng có thể xuất hiện ở những trẻ em béo phì. Do thừa cân, béo phì có thể gây áp lực lên vùng bụng của bé và tăng nguy cơ trào ngược axit lên thực quản, từ đó gây ra trào ngược dạ dày thực quản.
- Căng thẳng: Yếu tố tâm lý có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe của đường tiêu hóa. Nếu trẻ thường xuyên gặp căng thẳng trong học tập, thi cử hoặc cuộc sống hàng ngày, có thể gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh tiêu hóa của cơ thể. Điều này có thể làm giảm khả năng tiêu hóa thức ăn và tăng nguy cơ mắc các bệnh đường ruột.
- Nhiễm khuẩn Hp: Nếu chế độ ăn uống của trẻ không đảm bảo vệ sinh, chẳng hạn như thực phẩm không được chế biến sạch sẽ, nước uống bị ô nhiễm,... trẻ có nguy cơ bị nhiễm khuẩn vi khuẩn Hp. Đây là một loại khuẩn có thể gây hại cho hệ tiêu hóa của trẻ.
- Bệnh về dạ dày: Nếu trẻ mắc phải một số bệnh lý liên quan đến dạ dày như viêm dạ dày, xuất huyết dạ dày,... thì tiêu hóa của trẻ có thể gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là triệu chứng đầy bụng, tiêu chậm.
Ăn nhanh, nhai không kỹ cũng có thể gây ra tình trạng đầy hơi, khó tiêu
- Những nguyên nhân khác: Ngoài những nguyên nhân đã đề cập, dấu hiệu của trẻ chậm tiêu cũng có thể xuất phát từ một số nguyên nhân khác như thiếu ngủ, thói quen ăn đêm, sử dụng đồ uống chứa cafein, cơ thể phản ứng khi uống sữa chứa đường lactose, hoặc ăn các loại hải sản,...
1.2. Một số biểu hiện của trẻ chậm tiêu
Khi bị đầy bụng, tiêu chậm, trẻ có thể phát hiện một số triệu chứng sau:
-
Khó chịu ở vùng bụng trên.
-
Cảm giác đau, nặng ở bụng.
-
Đầy hơi, khó tiêu.
-
Ợ nóng hoặc ợ hơi, ợ chua: Thường xảy ra ở những trường hợp trào ngược dạ dày.
-
Buồn nôn và nôn thường xuyên.
-
Sau khi ăn đã lâu nhưng vẫn cảm thấy no, không muốn ăn.
Triệu chứng đầy hơi, cảm giác no không muốn ăn có thể là do tiêu chậm
Mẹ nên đưa trẻ đi kiểm tra sớm nếu nhận thấy một số dấu hiệu của việc tiêu chậm ở trẻ như sau:
-
Tình trạng tiêu chậm kéo dài hơn hai tuần và thường xảy ra sau mỗi bữa ăn.
-
Trẻ có triệu chứng đau bụng nghiêm trọng.
-
Trẻ không muốn ăn và giảm cân.
-
Khó khăn khi nuốt thức ăn.
-
Đổ mồ hôi nhiều, kèm theo khó thở.
-
Thường xuyên buồn nôn và thậm chí có máu trong nôn.
-
Trong phân của trẻ có máu.
-
Trẻ từng được chẩn đoán mắc một số bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa.
2. Mẹ cần làm gì khi phát hiện dấu hiệu của việc tiêu chậm ở trẻ?
Nếu tình trạng của bé không quá nghiêm trọng, mẹ có thể thực hiện chăm sóc bé tại nhà theo một số gợi ý sau:
-
Cho bé nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc.
-
Đảm bảo bé uống đủ nước.
-
Chia nhỏ các bữa ăn cho bé, tránh cho bé ăn quá nhiều một lúc.
-
Nhắc bé ăn chậm, nhai kỹ để kích thích tiết nước bọt hỗ trợ tiêu hóa và hạn chế tình trạng đầy bụng, chậm tiêu.
-
Chọn thực phẩm dễ tiêu hóa cho bé.
-
Chọn quần áo rộng rãi cho bé để bé thoải mái hơn và quên đi cảm giác khó chịu ở bụng.
-
Thường xuyên trò chuyện với bé, giúp giảm căng thẳng cho bé.
-
Có thể cho bé nhai lá bạc hà hoặc đun vài lát gừng với nước sôi, sau đó pha thêm mật ong để giảm tình trạng đầy hơi cho bé.
-
Trong thời gian bé bị chậm tiêu, mẹ không nên cho bé ăn những thực phẩm có nhiều dầu mỡ, chất béo, đồ ăn nhiều gia vị, thực phẩm chế biến sẵn, nước ngọt có gas, đồ ăn cay nóng,... để tránh làm tình trạng đầy bụng, chậm tiêu trở nên nghiêm trọng hơn.
Mẹ cần đưa bé đi khám ngay khi thấy biểu hiện nghiêm trọng
Nếu đã thực hiện những biện pháp chăm sóc tại nhà như trên mà dấu hiệu bé chậm tiêu vẫn không cải thiện, mẹ nên đưa bé đi khám sớm nhất có thể.
Để đưa ra chẩn đoán chính xác, các bác sĩ cần tiến hành khám bụng hoặc yêu cầu trẻ làm một số xét nghiệm như xét nghiệm máu, siêu âm bụng, nội soi dạ dày,... Sau đó, các bác sĩ sẽ lập phác đồ điều trị và kê đơn thuốc phù hợp với tình trạng sức khỏe của trẻ.