Dâu tằm trắng | |
---|---|
Một nhánh dâu tằm với quả còn xanh | |
Phân loại khoa học | |
Giới (regnum) | Plantae |
(không phân hạng) | Angiospermae |
(không phân hạng) | Eudicots |
Bộ (ordo) | Rosales |
Họ (familia) | Moraceae |
Chi (genus) | Morus |
Loài (species) | M. alba |
Danh pháp hai phần | |
Morus alba L. 1753 |
Morus alba, hay dâu tằm trắng, dâu tằm thường, dâu trắng, dâu ta là loài thực vật có hoa trong chi Dâu tằm (Morus) họ Moraceae. Loài này được Carl Linnaeus mô tả khoa học đầu tiên năm 1753.
Phân bố
Có nguồn gốc ở khu vực phía đông châu Á. Dâu tằm được trồng phổ biến tại các khu vực có nhiệt độ thích hợp là 25-32 °C, như các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới của Bắc bán cầu, cũng như được tự nhiên hóa trong các khu vực dân cư của Hoa Kỳ, tại đây nó được lai giống với dâu tằm đỏ Morus rubra là loại cây có nguồn gốc ở Mỹ. Điều này dẫn đến việc một số người lo ngại về khả năng tồn tại về mặt di truyền dài hạn của cây dâu tằm đỏ do việc lai giống tích cực tràn lan trong một số khu vực Hoa Kỳ.
Đặc điểm
Đây là một loài cây gỗ từ nhỏ đến vừa, sinh trưởng nhanh, có thể cao tới 15–20 m. Thông thường cây sống từ 8-12 năm, nhưng nếu được trồng trên đất tốt và chăm sóc đầy đủ thì có thể sống lâu hơn đến 50 năm. Thân cây không có gai, lá cây mọc nhiều, bao gồm cả mầm đầu cành, mầm chéo cành và khi bị cắt tỉa, cây có khả năng đâm chồi từ các mầm này. Lá rụng hàng năm vào mùa đông. Rễ của cây rất sâu và rộng khoảng 2–3 m, phân bố nhiều ở tầng đất 10–30 cm và lan ra theo chiều rộng của tán cây. Quả dâu tằm chín có vị ngọt nhẹ, hơi chua, không quá đậm đà như hương vị của dâu đỏ và dâu đen. Màu sắc của quả dao động từ trắng đến hồng đối với các cây trồng, nhưng màu sắc tự nhiên của loài này khi mọc hoang thường là màu tím đậm.
Trên các cây non và khỏe mạnh, lá dâu tằm có thể dài lên đến 20 cm, có dạng lá sâu và phức tạp, với các thùy lá tròn. Trên các cây già, chiều dài trung bình của lá là khoảng 8–15 cm, hình trái tim ở phần gốc, nhọn ở phần đỉnh và có các răng cưa ở mép lá.
Các nhị của Morus alba duỗi thẳng và các lá bắc phản xạ, được biết đến là có tốc độ di chuyển nhanh nhất trong số các loài thực vật đã được nghiên cứu, đạt tới một nửa tốc độ âm thanh (Taylor et al. 2006).
Sử dụng
Lá của cây dâu tằm là món ăn yêu thích của ấu trùng tằm dâu (Bombyx mori). Đó là nguồn gốc của tên gọi cây dâu tằm. Nó cũng được dùng làm thức ăn cho gia súc (bò, dê vv) trong các khu vực mà thiếu thốn thức ăn như cỏ trong mùa khô.
Loài cây trồng có cành rủ xuống của dâu tằm Morus alba 'Pendula' là một loại cây cảnh phổ biến. Cây cảnh này được nhân giống bằng cách ghép cành từ cây có cành rủ xuống lên phần thân cây của loại không có cành rủ xuống.
Cây dâu tằm có tác dụng lợi gan, thận, mát phổi và có thể được dùng làm thuốc.
Cây dâu tằm nổi tiếng với chuyển động thực vật nhanh nhất trong khoa học. Hoa của nó phóng tán phấn hoa vào không khí với tốc độ rất nhanh (25 μs) bằng cách giải phóng năng lượng từ nhị hoa. Tốc độ này đạt trên một nửa vận tốc âm thanh trong không khí, làm cho nó trở thành loài thực vật chuyển động nhanh nhất trong tự nhiên.
Dâu trong văn hóa Việt Nam
Gỗ của cây dâu được cho là có khả năng chống lại ma quỷ, do đó, các nhà thầy pháp thường sử dụng cây roi làm từ gỗ dâu trong các nghi lễ phù chú theo truyền thống dân gian.
Văn học
Trích đoạn từ văn Nôm Chinh phụ ngâm khúc với bản dịch của Đoàn Thị Điểm có câu:
- Ngàn dâu xanh thẫm một màu
- Lòng anh ý ai buồn hơn ai?
Thơ của Nguyễn Bính có câu:
- Em ơi! Em ở lại nhà
- Vườn dâu em đốn mẹ già em thương
Bản nhạc 'Trăng sáng vườn chè' của Văn Phụng thì nhắc đến:
- Vì tôi phải chạy như dâu
- Vì chồng tôi phải qua cầu đắng cay