Tại Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc, dầu thừa từ nồi lẩu cay có thể được tái chế thành nhiên liệu máy bay.
Vì vậy, dầu ăn thừa đã được tái chế thành sản phẩm hữu ích.
Tại một nhà hàng sang trọng ở Thành Đô, nhiều thực khách đang thưởng thức lẩu cay mà không biết rằng dầu thừa mà họ để lại có thể được chuyển hóa thành nhiên liệu máy bay.
Mỗi năm, khoảng 150.000 tấn dầu ăn đã qua sử dụng từ các nhà hàng trong Thành Đô được chuyển đến doanh nghiệp địa phương Jinshang để chế biến thành nhiên liệu hàng không.
Vào buổi tối, người thu gom sẽ thu thập dầu thừa từ hàng trăm nhà hàng và chuyển đến nhà máy ở ngoại ô Thành Đô để chế biến thành dầu công nghiệp trong suốt.
Ông Ye Bin, Chủ tịch Công ty công nghệ môi trường Jinshang, nói: 'Lẩu Tứ Xuyên của chúng tôi được biết đến trên toàn thế giới và chúng tôi sử dụng nó triệt để. Chúng tôi thu gom hàng ngày khoảng 300 đến 400 tấn dầu thải, và đây chỉ là một phần nhỏ của tổng lượng dầu được thu gom'.
Dầu thải sau khi được tinh chế được xuất khẩu đến chủ yếu ở châu Âu, Mỹ và Singapore để tiếp tục chế biến thành nhiên liệu hàng không bền vững.
Anh Dong, một trong số các thực khách, cho biết: 'Tôi nghĩ việc tái chế chất thải thực phẩm có lợi cho môi trường'.
Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế, nhiên liệu sinh học đóng vai trò quan trọng trong việc giảm lượng khí thải CO2 của ngành hàng không. Mặc dù nhiên liệu máy bay từ dầu thải chiếm ít, nhưng nếu áp dụng rộng rãi, nó có thể giảm 65% phát thải của ngành hàng không để đạt được net zero vào năm 2050.