Hiện nay có nhiều chiến lược đầu tư trên thị trường chứng khoán giúp nhà đầu tư tìm được lợi nhuận từ thị trường, ví dụ như: đầu tư theo dòng tiền, đầu tư theo phân tích kỹ thuật…. nhưng chiến lược đầu tư phát triển tỏ ra an toàn và hiệu quả hơn. Vậy thế nào là đầu tư phát triển
Khái niệm đầu tư phát triển
Đầu tư phát triển là chiến lược đầu tư tập trung vào sự phát triển vốn của nhà đầu tư. Nhà đầu tư theo trường phái này thường đầu tư vào các cổ phiếu phát triển hoặc công ty có thu nhập trong tương lai tăng hơn mức tăng trung bình ngành.
Thế nào là cổ phiếu phát triển
Cổ phiếu phát triển là cổ phiếu của các công ty có tiềm năng phát triển lợi nhuận cao trong tương lai. Các doanh nghiệp phát triển có tốc độ phát triển nhanh hơn so với mức phát triển trung bình của ngành. Phần lợi nhuận giữ lại thường được tái đầu tư để mở rộng sản xuất kinh doanh, mở rộng quy mô doanh nghiệp hơn là trả cổ tức. Nhà đầu tư kiếm được lợi nhuận là sự thặng dư vốn khi giá cổ phiếu tăng và bán chúng đi
Đầu tư dài hạn giúp nhà đầu tư bảo toàn số vốn và lợi nhuận
Vậy làm thế nào để chọn cổ phiếu phát triển
Trong số các cách lựa chọn cổ phiếu phát triển tốt nhất hiện nay, phương pháp CANSLIM của William J.O’Neil được chọn làm tiêu chuẩn để sử dụng.
CANSLIM là viết tắt của 7 tiêu chí lựa chọn cổ phiếu là:
1. C (Lãi ròng mỗi cổ phần quý hiện tại)
Lãi ròng mỗi cổ phần quý hiện tại là lợi nhuận gộp trên mỗi cổ phần trong quý hiện tại (EPS quý hiện tại). Cổ phiếu phát triển có EPS tăng dần và càng cao càng tốt, khoảng 25% so với cùng kỳ năm trước.
2. A (Tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận hàng năm)
Tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận hàng năm là tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận trong suốt một năm. Cổ phiếu phát triển là cổ phiếu của:
Doanh nghiệp hoạt động có lãi và liên tục trong 3 năm liên tiếp; tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận hàng năm tăng đều trong 3 năm.
Tăng trưởng EPS hàng năm trung bình >= 20 – 25%
Tỷ suất lợi nhuận ROE >= 17%
3. N (Sản phẩm mới, Quản lý mới, Đỉnh cao mới)
Có sản phẩm mới, được hưởng lợi từ bộ máy quản lý mới hoặc những điều kiện kinh doanh mới. Giá cổ phiếu thường tăng khi có sự mới mẻ từ công ty
4. S (Cung cầu)
Cung cầu là mối quan hệ giữa cung và cầu của cổ phiếu. Nếu một cổ phiếu giảm giá nhưng khối lượng giao dịch không tăng, điều này cho thấy không có áp lực bán đáng kể. Ngược lại, khi giá tăng và khối lượng giao dịch tăng dần, điều đó cho thấy cổ phiếu đang được mua vào
5. L (Dẫn đầu/Đội sổ)
Xem xét cổ phiếu là “dẫn đầu” hay “đội sổ”. Nhà đầu tư nên mua những doanh nghiệp thực sự tốt, dẫn đầu trong ngành và lĩnh vực chuyên môn. Tránh những cổ phiếu đang suy giảm
6. I (Sự bảo trợ của các tổ chức)
Tìm kiếm những doanh nghiệp có sự tham gia của các quỹ đầu tư, ngân hàng, và các công ty bảo hiểm
Nên mua những cổ phiếu có số lượng tổ chức bảo trợ ngày càng tăng.
Nhà đầu tư cần tìm hiểu về các giải thưởng, thành tích mà doanh nghiệp đạt được, cũng như tiêu chí và quan điểm đầu tư của họ để tự đánh giá.
Xem xét nội bộ có thường xuyên giao dịch cổ phiếu không
7. M (Xu hướng thị trường)
Xu hướng thị trường là yếu tố quan trọng quyết định thành bại của kế hoạch đầu tư. Nhà đầu tư cần xác định xu hướng chung của thị trường và sự vận động của các dòng cổ phiếu để lập kế hoạch giao dịch hiệu quả.
Thực tế cho thấy việc tìm kiếm một cổ phiếu đáp ứng đủ cả 7 tiêu chí CANSLIM là rất khó khăn, đôi khi cần phải đánh đổi một vài tiêu chí. Vì vậy, nhà đầu tư cần phải đặc biệt chú tâm để tìm được doanh nghiệp đáp ứng đủ cả 7 tiêu chí này, từ đó mới có thể đầu tư theo chiến lược tăng trưởng.