Phương pháp đầu tư vào tăng trưởng là gì?
Các nhà đầu tư theo phương pháp đầu tư vào tăng trưởng sẽ tìm kiếm các công ty có tiềm năng tăng trưởng cao về doanh thu và lợi nhuận, từ đó giá trị cổ phần mà cổ đông nhận được sẽ ngày càng tăng lên. Nhiều nhà đầu tư tăng trưởng tập trung đầu tư vào các công ty nhỏ hoặc trung bình có tiềm năng tăng trưởng cao hơn so với trung bình ngành.
Một số động lực thúc đẩy tăng trưởng phổ biến
Giá bán sản phẩm tăng: Nếu giá bán sản phẩm tăng mà chi phí đầu vào không thay đổi (hoặc tăng chậm hơn giá thành phẩm), biên lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ tăng, dẫn đến lợi nhuận sau thuế tăng đáng kể. Ví dụ như doanh nghiệp xuất khẩu cá tra Vĩnh Hoàn (VHC), khi giá xuất khẩu cá tra tăng vượt quá 5 USD/kg, biên lợi nhuận gộp của họ từ 15.24% (Q1/2021) lên 23.82% (Q1/2022), lợi nhuận sau thuế Q1/2022 tăng gấp hơn 4 lần so với cùng kỳ.
Dự án mới đi vào hoạt động: Sau khi dự án mới đi vào hoạt động, doanh nghiệp thường có doanh thu và lợi nhuận cao hơn nhiều do tăng sản lượng cung cấp cho thị trường. Ví dụ, Hòa Phát sau khi đưa khu liên hợp thép Dung Quất vào hoạt động với công suất 7 tấn, doanh thu năm 2021 tăng 65%, lợi nhuận sau thuế tăng 155%. Sự tăng này lớn một phần nhờ tăng sản lượng thép cung cấp cho thị trường. Đối với các doanh nghiệp bất động sản, sau khi hoàn thành và bàn giao dự án, tiền từ mục Người mua trả tiền trước trong bảng Cân Đối Kế Toán sẽ tăng doanh thu và lợi nhuận đáng kể.
Lựa chọn cổ phiếu tăng trưởng bằng phương pháp CANSLIM
Khi lựa chọn chiến lược đầu tư vào tăng trưởng, bạn có thể áp dụng phương pháp đầu tư CANSLIM. Đây là phương pháp được phát triển bởi William O’neil và khá phổ biến.
Các đặc điểm của CANSLIM:
C (Tỷ suất lợi nhuận trên cổ phiếu quý hiện tại - Current quarterly earnings per share): Thông thường, các nhà đầu tư áp dụng CANSLIM mong muốn tỷ suất lợi nhuận C tăng trên 20%.
A (Lợi nhuận hàng năm - Annual Earnings): Tăng trưởng lợi nhuận hàng năm của doanh nghiệp nên ở mức trên 20% trong 3-5 năm qua.
N (Sản phẩm mới, quản lý mới, mức giá mới - New products, new management, new highs): Những thay đổi mới trong sản phẩm, quản lý hoặc mức giá có thể là động lực tăng trưởng cho các năm tiếp theo.
S (Cung và cầu - Supply and demand): Cung và cầu của cổ phiếu là yếu tố quyết định giá cổ phiếu tăng/giảm. Ví dụ, khi doanh nghiệp mua lại cổ phiếu để làm cổ phiếu quỹ, họ giảm cầu và tăng cung, làm giá cổ phiếu tăng.
L (Cổ phiếu dẫn đầu ngành - Leader): Các cổ phiếu dẫn đầu trong các ngành có tăng trưởng cao thường mang lại cơ hội tốt hơn cho nhà đầu tư nhờ lợi thế cạnh tranh bền vững.
I (Sự tài trợ của các tổ chức - Institutional sponsorship): Các doanh nghiệp được đầu tư từ các tổ chức lớn thường có lợi thế hơn. Những tổ chức này cung cấp vốn, nguồn lực, công nghệ để doanh nghiệp phát triển hơn trong tương lai.
M (Xu hướng thị trường - Market direction): Theo dõi xu hướng dòng tiền giúp nhà đầu tư tránh bị kẹp hàng, dù tình hình kinh doanh của doanh nghiệp rất tốt nhưng giá cổ phiếu có thể giảm theo xu hướng thị trường chung.
Trong điều kiện thường, giá cổ phiếu sẽ tăng nếu lợi nhuận tăng. Đầu tư tăng trưởng là phương pháp được nhiều nhà đầu tư ưa chuộng vì lợi suất vượt trội. Tuy nhiên, cần thẩm định kỹ càng để tránh những dự án không mang lại doanh thu, lợi nhuận trong tương lai.