1. Dày sừng nang lông - Hiểu rõ và phân biệt
Dày sừng nang lông không phân biệt lứa tuổi và thường xuất hiện nhiều vào mùa đông. Để nhận biết, bạn chỉ cần kiểm tra các tổn thương ở nang lông, thường làm da trở nên sần sùi và thô ráp.
Dấu hiệu dày sừng nang lông dễ nhận biết
- Dấu hiệu của dày sừng nang lông
2. Nguyên nhân gây ra dày sừng nang lông
Keratin tích tụ là nguyên nhân chính dẫn đến dày sừng nang lông. Keratin là một loại protein cứng tồn tại ở lông và tóc, đóng vai trò bảo vệ da. Khi keratin tích tụ, nó tạo ra các nút tế bào chết, làm tắc nghẽn nang lông và gây ra vấn đề da như sần sùi.
Tích tụ Keratin - Nguyên nhân dẫn đến dày sừng nang lông
Tuy nhiên cho đến thời điểm hiện tại vẫn chưa xác định được nguyên nhân khiến keratin tích tụ dưới da gây ra hiện tượng da dày sừng nang lông là gì. Tuy nhiên, có một số yếu tố có thể gây ra tình trạng này như sau:
-
Do yếu tố di truyền: trong gia đình có người thân mắc bệnh da dày sừng nang lông;
-
Da bị khô;
-
Không khí bị ô nhiễm;
-
Cơ thể có cân nặng thừa cân;
-
Viêm da cơ địa (bệnh chàm);
-
Vệ sinh cơ thể không đảm bảo sạch sẽ;
-
Bị mắc bệnh sốt cỏ khô.
3. Phương pháp chữa trị dứt điểm bệnh da dày sừng nang lông là gì?
Về cơ bản, bệnh da dày sừng nang lông không gây ra tổn thương đáng kể đối với sức khỏe của người bệnh, do đó không nhất thiết phải điều trị. Mặc dù bệnh không thể được chữa trị hoàn toàn, nhưng nếu gây ra sự phiền toái do da khô, ngứa ngáy hoặc ảnh hưởng đến thẩm mỹ, người bệnh có thể điều trị để cải thiện tình trạng bằng các phương pháp sau:
Tẩy tế bào chết định kỳ:
Việc tẩy tế bào chết khoảng 1 lần/tuần sẽ giúp làn da của bạn trở nên mịn màng hơn, loại bỏ đi tình trạng da khô ráp, sần sùi. Bạn có thể chọn lựa phương pháp tẩy tế bào chết như sau:
-
Sử dụng phương pháp cơ học: sử dụng đá cuội để nhẹ nhàng massage lên bề mặt da (chú ý lựa chọn những viên đá có bề mặt mịn màng, và vệ sinh sạch sẽ trước khi sử dụng), hoặc sử dụng xơ mướp, các dụng cụ tẩy tế bào chết chuyên biệt,...
-
Lựa chọn phương pháp tẩy tế bào chết bằng các sản phẩm thiên nhiên: bột đậu đỏ, muối tắm,...
-
Sử dụng các sản phẩm chứa axit salicylic, axit alpha-hydroxy, axit lactic,... với công dụng tẩy da chết một cách an toàn và nhẹ nhàng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, axit có thể gây ra kích ứng, châm chích hoặc mẩn đỏ. Do đó, không nên sử dụng những sản phẩm này cho người có làn da nhạy cảm, đặc biệt là trẻ em.
Việc tẩy da chết có thể giúp cải thiện tình trạng da dày sừng nang lông
Dưỡng ẩm cho da:
Ngoài việc tẩy da chết, bạn cũng cần tập trung vào việc dưỡng ẩm cho da vì tình trạng da dày sừng có thể trở nên nghiêm trọng hơn nếu bạn có làn da quá khô. Các loại kem dưỡng ẩm có thể làm mềm da sần, giúp da giữ nước và làm dịu nhanh chóng những cơn ngứa.
Hiện nay, các loại kem dưỡng ẩm thường chứa thành phần Urea được ưa chuộng trong việc điều trị bệnh da dày sừng nang lông. Mỗi ngày, bạn nên thoa kem từ 1 - 2 lần lên vùng da bị dày sừng, đặc biệt là sau khi tắm vì lúc này da vẫn ẩm và lỗ chân lông mở rộng dễ hấp thụ các thành phần trong kem.
Sử dụng thuốc bôi:
Để giảm keratin tích tụ và nút tắc nang lông, bạn có thể sử dụng kem chứa Vitamin A (ví dụ như Retinoid). Nếu da bạn đỏ và sần nhiều, bạn có thể sử dụng corticoid.
Tuy nhiên, những loại thuốc này cần được sử dụng trong thời gian ngắn dưới sự hướng dẫn của bác sĩ vì có thể gây ra một số tác dụng phụ như làm khô da, gây kích ứng. Đặc biệt, phụ nữ có thai, đang cho con bú hoặc có kế hoạch mang thai không nên sử dụng.
Điều trị dày sừng nang lông bằng laser:
Trong trường hợp mắc phải tình trạng dày sừng nang lông nghiêm trọng và không giảm sau khi đã sử dụng thuốc bôi và kem dưỡng ẩm, người bệnh cần được hỗ trợ điều trị bằng phương pháp laser. Laser là một phương pháp giúp cải thiện cấu trúc của da, giảm tình trạng viêm sưng và mẩn đỏ.
Việc điều trị bệnh dày sừng nang lông đòi hỏi sự kiên nhẫn và thời gian. Các biện pháp điều trị chỉ mang tính tạm thời vì bệnh không thể chữa trị hoàn toàn, do đó bạn cần duy trì quá trình điều trị để cải thiện tình trạng này.
4. Các lưu ý chăm sóc da tại nhà khi mắc bệnh dày sừng nang lông
Dưới đây là một số cách giúp bạn giảm nhẹ các triệu chứng không thoải mái và nguy cơ tái phát của bệnh dày sừng nang lông:
-
Hãy tránh việc tắm nước quá nóng. Thay vào đó, hãy giữ nước tắm ở nhiệt độ ấm, vừa phải và mát dịu;
-
Hạn chế thời gian tắm quá lâu (không nên tắm quá 20 phút) để da không bị khô;
-
Tẩy tế bào chết một cách đúng đắn và dưỡng ẩm cho da thường xuyên;
-
Nên sử dụng sữa tắm hoặc xà phòng có nguồn gốc thiên nhiên, không gây kích ứng, đặc biệt là những loại dành cho da nhạy cảm;
-
Khi tắm, không chà xát da quá mạnh vì có thể làm cho tình trạng dày sừng nang lông trở nên nghiêm trọng hơn;
-
Mặc những bộ đồ thoải mái, thoáng khi. Hãy tránh mặc quần áo quá chật khiến da bị ma sát nhiều dẫn đến trầy xước;
-
Khi ra ngoài, hãy che chắn cẩn thận, tránh tiếp xúc trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời;
Chăm sóc da tận tình tại nhà sẽ giúp da bạn trở nên mịn màng hơn