Trong buổi sinh nhật của một em bé ở gần nhà, tôi đã vô tình chứng kiến một cảnh tượng đáng buồn khi cô bé mở gói quà và phàn nàn: 'Ôi, lại là quần áo à, sao chán thế!' làm cho cả bố mẹ lẫn người đưa quà đều cảm thấy ngượng ngùng. Trong tình huống như vậy, việc trách mắng trẻ không mang lại lợi ích gì cả, thậm chí có thể làm tình huống trở nên tồi tệ hơn.
Vì vậy, để tránh tình huống tương tự như trên, các bậc phụ huynh cần dạy trẻ biết bày tỏ lòng biết ơn, hiểu rõ giá trị của mọi món quà mà con nhận được.
Khi trẻ lớn lên, trước khi ăn, bạn có thể yêu cầu trẻ nói lời cảm ơn mẹ đã chuẩn bị bữa ăn, hoặc khi ai đó giúp đỡ, trẻ cũng nên tỏ lòng biết ơn.
Đừng quên khen ngợi và động viên mỗi khi con nói lời cảm ơn với người khác. Bé thích được khen và làm bố mẹ vui lòng, khi bạn thấy con nghe lời và tiến bộ hơn, hãy khen ngợi để con vui và cố gắng hơn vào lần sau.
Sau đó, khi nhận quà, hãy hướng dẫn con mỉm cười và nói lời cảm ơn. Nếu có thể, chuẩn bị những món quà nhỏ hàng ngày cho con và dạy trẻ biết cảm ơn, tập trung vào việc giáo dục lòng biết ơn.
Không chỉ trích khi con chưa đạt được
Con cần thời gian để thực hành nhiều lần trước khi làm thành thạo. Bố mẹ cần kiên nhẫn và đồng hành cùng con. Đừng ngần ngại lặp lại việc này khi bạn hiểu rằng đây là việc thực sự quan trọng.
Khoa học đã chứng minh rằng trẻ em không hiểu rõ ý nghĩa của lòng biết ơn cho đến khi 8-10 tuổi. Do đó, dưới độ tuổi này, con thường thể hiện cảm xúc cá nhân một cách thẳng thắn, vì vậy bạn cần nhẹ nhàng, từ tốn chỉ dạy con thay vì tỏ ra tức giận hoặc chỉ trích.
Tạo thói quen cho con từ mọi độ tuổi
Để con hình thành thói quen biết ơn, bạn cần tỏ ra biết trân trọng cuộc sống và những gì mình có. Trẻ học hỏi tốt nhất bằng cách bắt chước người lớn, vì vậy hãy làm gương cho con về lòng biết ơn. Cách đơn giản nhất là thường xuyên nói “cảm ơn” và “làm ơn” với những người xung quanh bạn.
Duy trì thói quen này hàng ngày giúp trẻ suy nghĩ về mọi khía cạnh của cuộc sống, đếm những niềm hạnh phúc, may mắn của mình, tránh thái độ tiêu cực và bồng bột khi còn trẻ và chưa hiểu biết đủ.