Hãy đọc bài văn dưới đây và chọn phương án đúng cho từng câu hỏi (từ câu 1 đến câu 5), sau đó trả lời câu hỏi (từ câu 6 đến câu 10):
Câu 1
Trả lời Câu hỏi 1 trang 45 Sách Giáo Khoa Văn 12 'Cánh Diều'
Ý nghĩa của việc tóm tắt đoạn văn in nghiêng là gì?
A. Giúp người đọc hình dung được bối cảnh câu chuyện
B. Giúp người đọc hiểu quan hệ giữa Tổng Bá và lũ cọp
C. Giúp người đọc hình dung được vùng đất U Minh ngày nay
D. Giúp người đọc hiểu mối quan hệ của Cai Thoại và Tổng Bá
Phương pháp giải:
Đọc kĩ phần tóm tắt đoạn văn in nghiêng để đưa ra nhận xét.
Lời giải chi tiết:
A. Giúp người đọc hình dung được bối cảnh câu truyện
Câu 2
Trả lời Câu hỏi 2 trang 45 Sách Giáo Khoa Văn 12 'Cánh Diều'
Đoạn nào sau đây tóm tắt nội dung chính của bài văn?
A. Truyện kể về việc lũ cọp làm loạn xóm mới, bắt trâu bò, lợn gà…
B. Truyện kể về Tống Bá áp bức dân làng nhưng sợ Cai Thoại
C. Truyện viết về Cai Thoại chiến thắng lũ cọp và câu chuyện về ông
D. Truyện tả cảnh dân làng bỏ Tổng Bá đi U Minh kiếm sống
Phương pháp giải:
Đọc lại đoạn văn trích.
Lời giải chi tiết:
C. Truyện viết về Cai Thoại chiến thắng lũ cọp và câu chuyện về ông
Câu 3
Trả lời Câu hỏi 3 trang 46 Sách Giáo Khoa Văn 12 'Cánh Diều'
Truyện được kể từ góc nhìn nào?
A. Ông Tổng Bá - chủ đất ven bờ U Minh
B. Người kể chuyện, tự xưng là “chúng tôi”
C. Vợ của ông Cai Thoại
D. Tổng Bá và Cai Thoại
Phương pháp giải:
Đọc lại đoạn văn trích.
Lời giải chi tiết:
B. Người kể chuyện, tự xưng là “chúng tôi”
Câu 4
Trả lời Câu hỏi 4 trang 46 Sách Giáo Khoa Văn 12 'Cánh Diều'
Nguyên nhân gì khiến cho truyện có sắc thái kỳ ảo nhưng cũng thực tế?
A. Câu chuyện huyền bí, giống như truyền thuyết
B. Câu chuyện phản ánh thực tế về cuộc sống ở vùng U Minh
C. Câu chuyện phê phán chủ nghĩa tư bản ở vùng U Minh xưa
D. Quá trình mở đất U Minh được kể dưới hình thức có nhiều yếu tố kỳ ảo, huyền bí
Phương pháp giải:
Đọc lại đoạn văn trích.
Lời giải chi tiết:
D. Quá trình mở đất U Minh được kể dưới hình thức có nhiều yếu tố kỳ ảo, huyền bí
Câu 5
Trả lời Câu hỏi 5 trang 46 Sách Giáo Khoa Văn 12 'Cánh Diều'
Ý nào dưới đây làm tăng giá trị nhận thức về tác phẩm Hai cõi U Minh?
A. Giúp người đọc hiểu về cuộc sống và con người thời mới mở ra ở vùng đất U Minh
B. Giúp người đọc yêu mến và tôn trọng con người thời mới mở ra ở vùng đất U Minh
C. Giúp người đọc cảm nhận vẻ đẹp của vùng đất U Minh qua những rung động, cảm xúc
D. Giúp người đọc có niềm vui trong việc khám phá và tham quan vùng đất U Minh
Phương pháp giải:
Đọc lại đoạn văn trích.
Lời giải chi tiết:
A. Giúp người đọc hiểu về cuộc sống và con người thời mới mở ra ở vùng đất U Minh
Câu 6
Trả lời Câu hỏi 6 trang 46 Sách Giáo Khoa Văn 12 'Cánh Diều'
Tác dụng của yếu tố kỳ ảo mà tác giả sử dụng trong truyện là gì?
Phương pháp giải:
Tìm các chi tiết kỳ ảo được tác giả sử dụng để đưa ra nhận xét.
Lời giải chi tiết:
Tác dụng của yếu tố kỳ ảo mà tác giả sử dụng:
- Thể hiện cách kể chuyện mang tính truyền kỳ → tạo sự hấp dẫn với độc giả
- Góp phần xây dựng hình ảnh các nhân vật
Câu 7
Trả lời Câu hỏi 7 trang 46 Sách Giáo Khoa Văn 12 'Cánh Diều'
Hãy chỉ ra phẩm chất và tính cách của nhân vật Cai Thoại qua một số từ khóa.
Phương pháp giải:
Đọc lại đoạn văn trích, tìm ra các chi tiết mô tả nhân vật Cai Thoại. Từ đó nhận xét phẩm chất, tính cách của nhân vật Cai Thoại.
Lời giải chi tiết:
Phẩm chất và tính cách của nhân vật Cai Thoại: là người có trách nhiệm cao, dũng cảm, can đảm, nhân từ, tốt bụng, hoà nhã với thiên nhiên…
Câu 8
Trả lời Câu hỏi 8 trang 46 SGK Văn 12 Cánh diều
Đánh giá tổng quan về cách diễn đạt trong đối thoại của các nhân vật trong truyện.
Phương pháp giải:
Đọc lại phần văn trích và đưa ra đánh giá tổng quan về cách diễn đạt trong đối thoại của các nhân vật.
Lời giải chi tiết:
Đánh giá tổng quan về cách diễn đạt trong đối thoại của các nhân vật trong truyện:
- Đối thoại là phương tiện giao tiếp giữa hai bên, sử dụng lời nói để truyền đạt ý kiến, quan điểm của mình.
- Đối thoại xuất hiện trong tác phẩm qua cuộc trò chuyện giữa ông Cai với dân làng, giữa ông Cai với “anh chàng cảm tử”, bà Cai với dân làng U Minh...
- Nhận xét về cách diễn đạt trong đối thoại:
+ Làm cho câu chuyện trở nên sống động, gần gũi với cuộc sống thực
+ Giúp tạo dựng hình ảnh các nhân vật trong truyện:
Trong cuộc trò chuyện giữa ông Cai với “anh chàng cảm tử” khi đuổi cọp, ông Cai thể hiện sự bình tĩnh, thông minh hơn người khi đối mặt với cọp. Điều này trái ngược hoàn toàn với “anh chàng cảm tử” run rẩy, lo lắng, được thể hiện qua các lời nói như “Trời ơi! Làm sao tôi đốn tre bứt mây làm cần câu cho kịp?”, “Anh coi chừng, nó lại gần tôi..”
→ Sự dũng cảm, bình tĩnh, tốt bụng của ông Cai hiện rõ
Câu 9
Trả lời Câu hỏi 9 trang 46 SGK Văn 12 Cánh diều
Chỉ ra thông điệp mà tác giả Sơn Nam muốn truyền đạt trong Hai cõi U Minh bằng một hoặc hai câu.
Phương pháp giải:
Đọc lại nội dung văn trích để suy luận ra thông điệp của tác giả
Lời giải chi tiết:
Thông điệp mà tác giả Sơn Nam muốn truyền đạt trong Hai cõi U Minh: Sự đẹp đẽ của con người trong hành trình khám phá, xây dựng cuộc sống mới của nhân dân Nam Bộ.
Câu 10
Trả lời Câu hỏi 10 trang 46 SGK Văn 12 Cánh diều
Điều nào trong Hai cõi U Minh làm cho bạn ấn tượng nhất? Tại sao?
Phương pháp giải:
Đọc lại đoạn văn trích.
Lời giải chi tiết:
Trong văn bản Hai cõi U Minh, ở đoạn kết, sau vài chục năm, ông Cai biến mất, mọi người đều tin rằng ông đã chết, thậm chí “mấy ông kì lão trong xóm bàn bạc, muốn hùn tiền cất giấu ngôi miếu nhỏ thờ ông” nhưng sau đó nghe tin ông Cai Thoại vẫn còn sống. Vào đêm, có người đi bắt trăn lại gặp ông “thấp thoáng bên đống lửa, trong sương mù, kế bên có con bạch quỳ xuống chầu chức”. Đây là chi tiết ấn tượng với tôi nhất, bởi:
- Miêu tả hình ảnh con người hòa mình với thiên nhiên rộng lớn
- Đây là chi tiết kỳ ảo, tạo nên hình ảnh huyền thoại bất tử của nhân vật ông Cai. Tác giả không miêu tả cái chết của ông, không để dân làng lập bàn thờ, mà để ông xuất hiện vĩnh cửu cùng lời đồn, lời kể. Trong hình ảnh đó ẩn chứa ước mơ của dân về anh hùng, người có công với dân tộc, sẽ mãi sống trong lòng mỗi người.