Đề cương ôn tập giữa kì 2 môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật lớp 11 năm 2023 - 2024 là tài liệu hữu ích cho các bạn học sinh. Bao gồm đề cương giữa kì 2 môn GDKT&PL 11 sách Cánh diều và Kết nối tri thức.
Đề cương giữa học kì 2 GDKT&PL 11 giúp học sinh làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi giữa kì 2 lớp 11. Mời các bạn theo dõi để có phương pháp học tập hiệu quả.
Đề cương ôn tập giữa học kì 2 GDKT&PL 11 Cánh diều 2024
TRƯỜNG THPT ………… BỘ MÔN: KHOA HỌC XÃ HỘI | ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ II |
I. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
Câu hỏi 1: Bình đẳng được áp dụng trong những lĩnh vực nào?
A. chính trị, kinh tế
B. lao động
C. giáo dục và đào tạo, gia đình.
D. Tất cả các đáp án trên
Câu hỏi 2: Bình đẳng giữa nam và nữ được thực hiện như thế nào trong chính trị?
A. Tham gia quản lí nhà nước, hoạt động xã hội, ứng cử đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân.
B. Thành lập doanh nghiệp, sản xuất, kinh doanh, quản lí, tiếp cận thông tin, nguồn vốn, thị trường.
C. Được đảm bảo về tiêu chuẩn, độ tuổi tuyển dụng, tiền công, bảo hiểm xã hội, điều kiện làm việc.
D. Có quyền lựa chọn ngành, nghề học tập, tiếp cận chính sách về giáo dục.
Câu hỏi 3: Trong lĩnh vực kinh tế, bình đẳng giữa nam và nữ được thực hiện ra sao?
A. Trong tham gia quản lí nhà nước, hoạt động xã hội, ứng cử đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân
B. Trong việc thành lập doanh nghiệp, sản xuất, kinh doanh, quản lí, tiếp cận thông tin, nguồn vốn, thị trường.
C. Về tiêu chuẩn, độ tuổi tuyển dụng, tiền công, bảo hiểm xã hội, điều kiện làm việc.
D. Về độ tuổi, lựa chọn ngành, nghề học tập, tiếp cận chính sách về giáo dục.
Câu hỏi 4: Trong lĩnh vực lao động, bình đẳng giữa nam và nữ là như thế nào?
A. Trong tham gia quản lí nhà nước, hoạt động xã hội, ứng cử đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân
B. Trong việc thành lập doanh nghiệp, sản xuất, kinh doanh, quản lí, tiếp cận thông tin, nguồn vốn, thị trường.
C. Về tiêu chuẩn, độ tuổi tuyển dụng, tiền công, bảo hiểm xã hội, điều kiện làm việc.
D. Về độ tuổi, lựa chọn ngành, nghề học tập, tiếp cận chính sách về giáo dục.
Câu hỏi 5: Trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, bình đẳng giữa nam và nữ như thế nào?
A. Trong tham gia quản lí nhà nước, hoạt động xã hội, ứng cử đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân
B. Trong việc thành lập doanh nghiệp, sản xuất, kinh doanh, quản lí, tiếp cận thông tin, nguồn vốn, thị trường.
C. Về tiêu chuẩn, độ tuổi tuyển dụng, tiền công, bảo hiểm xã hội, điều kiện làm việc.
D. Về độ tuổi, lựa chọn ngành, nghề học tập, tiếp cận chính sách về giáo dục.
Câu hỏi 6: Trong mối quan hệ gia đình, quyền lợi và trách nhiệm của vợ chồng được coi là bằng nhau.
A. Trong việc sở hữu tài sản chung, việc chăm sóc và giáo dục con cái, cả con trai và con gái đều nhận được sự chăm sóc và tạo điều kiện như nhau để phát triển.
B. Trong việc thành lập doanh nghiệp, sản xuất, kinh doanh, quản lí, tiếp cận thông tin, nguồn vốn, thị trường.
C. Về tiêu chuẩn, độ tuổi tuyển dụng, tiền công, bảo hiểm xã hội, điều kiện làm việc.
D. Về độ tuổi, lựa chọn ngành, nghề học tập, tiếp cận chính sách về giáo dục.
Câu hỏi 7: Bình đẳng giới mang ý nghĩa gì đối với cuộc sống của con người và xã hội?
A. Bình đẳng giới đảm bảo rằng nam và nữ có cơ hội cùng tham gia và có tiếng nói trong quyết định và hoạt động của cả gia đình và xã hội.
B. Bình đẳng giới mang lại những thay đổi tích cực trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, giáo dục, chăm sóc sức khỏe và các lĩnh vực khác của xã hội.
C. Bình đẳng giới đảm bảo mỗi người, không phụ thuộc vào giới tính, đều có vai trò và quyền lợi tương đương trong quyết định vấn đề chung của cộng đồng, cơ quan, tổ chức và gia đình.
D. Cả 3 câu trên
Câu hỏi 8: Quá trình làm cho các quy định pháp luật trở thành hành vi hợp pháp của cá nhân và tổ chức là phần nào của khái niệm nào dưới đây?
A. Ban hành pháp luật.
B. Thực hiện pháp luật.
C. Xây dựng pháp luật.
D. Phổ biến pháp luật.
Câu 9:
A. Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo là việc công nhận tôn giáo bình đẳng về quyền và nghĩa vụ pháp lý.
B. Tôn giáo và không tôn giáo đều được coi là bình đẳng về quyền và nghĩa vụ, và cần phải tôn trọng lẫn nhau.
C. Các tổ chức tôn giáo được công nhận có quyền bình đẳng trong hoạt động tôn giáo và sở hữu tài sản hợp pháp.
D. Cả ba phát biểu trên
Câu 10: Pháp luật về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo
A. Các tổ chức tôn giáo được công nhận có quyền bình đẳng trong hoạt động tôn giáo và sở hữu tài sản hợp pháp.
B. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, đối xử bình đẳng giữa các tôn giáo và cấm mọi hành vi lợi dụng tôn giáo để phá hoại đoàn kết dân tộc.
C. Công dân cần tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng và tham gia các hoạt động tôn giáo theo quy định của pháp luật.
D. Cả ba phát biểu trên
...........
II. PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1: Hành vi của các chủ thể trong những trường hợp sau có tuân thủ quy định của pháp luật về bình đẳng giới không? Tại sao?
Trường hợp a. T có một em gái, mẹ là giáo viên và bố là doanh nhân. Hằng ngày, mọi công việc trong nhà đều do mẹ và em gái đảm nhận. Chỉ những ngày kỷ niệm Quốc tế Phụ nữ 8 - 3 hay ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam 20 - 10, bố và T mới bàn nhau mua hoa, tặng quà và chia sẻ việc nhà với mẹ và em gái.
Trường hợp b. Bố A làm việc trong một công ty may mặc. Bố rất yêu thương, quan tâm và chăm sóc A và em gái. Bố thường xuyên nhắc nhở A không được bắt nạt em và cùng bố mẹ làm những công việc nội trợ trong nhà.
Câu 2: Hãy liệt kê những công việc mà bạn hoặc gia đình bạn thực hiện để hỗ trợ việc thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
Câu 3: Hãy đưa ra nhận xét và đánh giá về hành động/công việc của các cá nhân sau:
Tình huống a.
Anh M năm nay đã đủ 18 tuổi nhưng cán bộ xã T không cho anh ấy tên vào danh sách cử tri để anh ấy tham gia bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, với lý do anh M không đọc viết tiếng Việt thành thạo.
Câu hỏi: Hành động của cán bộ xã T có tuân thủ đúng quy định về quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật hay không? Tại sao? Trong tình huống này, anh M nên thực hiện những hành động gì để bảo vệ quyền bình đẳng của mình?
Tình huống b.
Anh V là người từ tỉnh A đã học nghề làm gốm sứ tại làng nghề gốm truyền thống ở tỉnh B. Dựa vào kiến thức, kinh nghiệm và việc áp dụng công nghệ vào sản xuất, quảng bá sản phẩm, anh V đã mở xưởng sản xuất riêng tại tỉnh B, thu hút nhiều lao động địa phương vào làm việc, giúp cộng đồng nơi đây thoát nghèo. Những người đã từng dạy nghề làm gốm sứ cho anh V cũng phải điều chỉnh phương thức sản xuất, kinh doanh để cạnh tranh và phát triển chung với anh V trên lãnh địa quê hương.
Câu hỏi: Việc anh V mở xưởng sản xuất tại tỉnh B có thể coi là việc thực hiện quyền bình đẳng của công dân trong lĩnh vực kinh tế không? Tại sao?
Câu 4: Hãy kể về những hành động mà bạn và gia đình đã thực hiện, tuân thủ đúng các quy định của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo.
..........
Đề cương ôn tập giữa kỳ 2 GDKT&PL 11 - Kết nối tri thức năm 2024
TRƯỜNG THPT ………… BỘ MÔN: KHOA HỌC XÃ HỘI | ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ II |
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM:
1.1. Mọi công dân đều bình đẳng về cơ hội học tập nếu đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật là biểu hiện của sự bình đẳng về
A. phong tục.
B. quyền.
C. trách nhiệm.
D. nghĩa vụ.
1.2. Theo quy định của pháp luật, quyền và nghĩa vụ của công dân không phân biệt dựa trên
A. trách nhiệm pháp lí.
B. trạng thái tâm thần.
C. địa vị xã hội.
D. tâm lý và yếu tố thể chất.
1.3. Bình đẳng về nghĩa vụ trước pháp luật là việc mọi doanh nghiệp đều cần
A. chia sẻ nguồn ngân sách quốc gia.
B. duy trì mọi phương thức sản xuất.
C. bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
D. thực hiện san bằng lợi nhuận.
2.1. Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 quy định mọi công dân đều
A. bình đẳng về quyền lợi.
B. bình đẳng về công việc.
C. bình đẳng trước pháp luật.
D. bình đẳng trước nhân dân.
2.2. Bình đẳng về trách nhiệm pháp lí là khi mọi công dân vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm về
A. lời khai nhân chứng cung cấp.
B. dấu hiệu nghi ngờ phạm tội.
C. tiến trình phục dựng hiện trường.
D. hành vi vi phạm của mình.
2.3. Công dân ở bất kỳ cương vị nào, khi vi phạm pháp luật đều bị xử lí theo quy định là
A. công dân bình đẳng về kinh tế.
B. công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.
C. công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý.
D. công dân bình đẳng về chính trị.
3.1. Bình đẳng về việc hưởng quyền trước pháp luật là mọi công dân đều được
A. tìm kiếm việc làm theo quy định.
B. miễn, giảm mọi loại thuế.
C. ủy quyền bỏ phiếu bầu cử.
D. công khai danh tính người tố cáo.
3.2. Theo quy định của pháp luật, nội dung nào sau đây thể hiện công dân bình đẳng trong việc hưởng quyền?
A. Hoàn thiện hồ sơ đăng kiểm.
B. Đăng kí đi nghĩa vụ quân sự.
C. Lựa chọn giao dịch dân sự.
D. Đăng kí hồ sơ thi đấu.
3.3. Quyền và nghĩa vụ của công dân không bị phân biệt bởi dân tộc, địa vị, giới tính, tôn giáo là thể hiện quyền bình đẳng nào dưới đây?
A. Bình đẳng về thành phần xã hội.
B. Bình đẳng dân tộc.
C. Bình đẳng trước pháp luật.
D. Bình đẳng tôn giáo.
4.1. Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật thể hiện ở việc, khi tiến hành hoạt động kinh doanh, mọi công dân phải thực hiện nghĩa vụ nào sau đây?
A. Nộp thuế đầy đủ theo quy định.
B. Thành lập quỹ bảo trợ xã hội.
C. Lắp đặt hệ thống phần mềm quản lí.
D. Cổ phần hóa tài sản doanh nghiệp.
4.2. Bất kì công dân nào đủ điều kiện theo qui định của pháp luật đều được bình đẳng về hưởng quyền và phải
A. ủy quyền lập di chúc thừa kế.
B. thực hiện nghĩa vụ trước Nhà nước.
C. truyền bá các nghi lễ tôn giáo.
D. chia đều các nguồn thu nhập.
4.3. Theo quy định của pháp luật, quyền và nghĩa vụ của công dân không
A. liên quan với nhau.
B. tác động nhau.
C. ảnh hưởng đến nhau.
D. tách rời nhau.
5.1. Theo quy định nội dung nào sau đây thể hiện sự bình đẳng của công dân trong việc thực hiện nghĩa vụ trước Nhà nước và xã hội?
A. Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
B. Chủ động mở rộng quy mô ngành nghề.
C. Chia sẻ bí quyết gia truyền.
D. Dùng tiếng nói, chữ viết riêng.
5.2. Trường hợp nào dưới đây thể hiện công dân bình đẳng về hưởng quyền?
A. Tiếp cận các giá trị văn hóa.
B. Chấp hành quy tắc công cộng.
C. Giữ gìn an ninh trật tự.
D. Giữ gìn bí mật quốc gia.
5.3. Nội dung nào sau đây thể hiện quy định của pháp luật về sự bình đẳng của công dân trong việc thực hiện nghĩa vụ trước nhà nước và xã hội?
A. Tự chuyển quyền nhân thân.
B. Trung thành với Tổ quốc.
C. Thống nhất địa điểm cư trú.
D. Công khai gia phả dòng họ.
6.1. Công dân bình đẳng về hưởng quyền theo quy định của pháp luật khi thức hiện hành vi nào sau đây ?
A. Nộp thuế theo quy định.
B. Đăng ký nghĩa vụ quân sự khi đến tuổi.
C. Lựa chọn bảo hiểm nhân thọ.
D. Nhập cảnh trái phép.
6.2. Nội dung nào sau đây thể hiện quy định của pháp luật về sự bình đẳng của công dân trong việc thực hiện nghĩa vụ trước Nhà nước và xã hội?
A. Tìm hiểu loại hình phục vụ.
B. Tìm hiểu loại hình dịch vụ.
C. Lựa chọn loại hình bảo hiểm.
D. Giữ gìn an ninh trật tự.
6.3. Công dân bình đẳng về hưởng quyền theo quy định của pháp luật khi thực hiện hành vi nào sau đây?
A. Tìm hiểu các nghi lễ tôn giáo.
B. Giữ gìn an ninh trật tự.
C. Từ chối công khai danh tính người tố cáo.
D. Tham gia bảo vệ an ninh quốc gia.
7.1. Nam, nữ bình đẳng trong tham gia xây dựng và thực hiện quy định, quy chế của cơ quan, tổ chức là quy định của pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực nào dưới đây?
A. Lao động.
B. Văn hoá.
C. Kinh tế.
D. Chính trị.
7.2. Trong cộng đồng và gia đình, nam nữ được đồng quyền, được khuyến khích phát huy tiềm năng của bản thân để đóng góp vào sự phát triển xã hội, và hưởng những thành tựu đó một cách công bằng.
A. Bình đẳng giới.
B. Phúc lợi xã hội.
C. An sinh xã hội.
D. Bảo hiểm xã hội.
7.3: Một trong những quy định về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị là sự bình đẳng giữa nam và nữ trong việc
A. Tiếp cận cơ hội việc làm.
B. Tham gia các hoạt động xã hội.
C. Tiếp cận nguồn vốn đầu tư.
D. Lựa chọn ngành nghề học tập.
8.1. Theo quy định pháp luật, việc tuyển dụng lao động phải bình đẳng giới, đảm bảo sự bình đẳng về
A. Dịch vụ tư vấn pháp lý.
B. Giảng dạy và học nghề.
C. Tham gia bầu cử và ứng cử.
D. Thiết lập và tuân thủ tiêu chuẩn, độ tuổi.
8.2. Trong lĩnh vực kinh tế, quy định về bình đẳng giới đòi hỏi cả nam và nữ đều có quyền
A. Hoạt động kinh doanh.
B. Tham gia quá trình bầu cử.
C. Sở hữu và quản lí tài sản.
D. Quyền liên quan đến con người.
8.3. Trong lĩnh vực kinh tế, pháp luật đề cao sự bình đẳng giới giữa nam và nữ trong các hoạt động
A. Lựa chọn nghề nghiệp.
B. Tiếp cận cơ hội việc làm.
C. Quản lí doanh nghiệp.
D. Quản lí các cơ quan nhà nước.
9.1. Theo quy định của pháp luật, bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động được thể hiện qua việc cung cấp cơ hội công bằng cho nam và nữ trong lao động
A. Kiểm soát lạm phát.
B. Tiếp cận cơ hội việc làm.
C. Thúc đẩy sự cân bằng giới tính.
D. Ứng phó với biến động thị trường.
....................
Tải tài liệu để xem chi tiết Đề cương ôn tập giữa kì 2 môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11