
Để đáp ứng yêu cầu công suất ở mức 600 W, cáp 12VHPWR 16-pin gồm 12 dây cấp nguồn điện và thêm 4 dây data path cho tín hiệu. Chức năng của 4 dây này giúp đảm bảo rằng cáp đã được kết nối đúng cách và card thực sự cần mức công suất hơn 450 W. Trong trường hợp không nhận được tín hiệu từ 4 dây này, PSU sẽ chỉ cấp tối đa 450 W cho card. Thông cáo báo chí của GIGABYTE cũng cho biết rằng các bộ nguồn truyền thống sẽ cần sử dụng đầu chuyển từ 3 dây PCIe 8-pin sang 1 dây PCIe 16-pin để tương thích với card PCIe 5.0.
Đây là lần đầu tiên thông tin về adapter chuyển đổi 8-pin sang 16-pin được đề cập. Vẫn chưa rõ GIGABYTE đang ám chỉ việc adapter chuyển sang đầu 12+0-pin hay chuyển thẳng sang đầu 16-pin, vì rõ ràng 4-pin đặc biệt này sẽ truyền tín hiệu để PSU có thể cấp đủ 600 W điện khi card yêu cầu, nếu không mức công suất chỉ dừng lại ở 450 W.

Những thông tin chính thức về nguồn điện cho PCIe 5.0 từ phía PCI-SIG vẫn là bí ẩn, do đó sự khác biệt giữa đầu cáp 12+0-pin và cáp 12-pin của NVIDIA vẫn chưa rõ ràng. Mặc dù có khả năng tương thích nhưng NVIDIA chưa bao giờ xác nhận mức công suất tối đa cung cấp qua đầu 12-pin này là bao nhiêu. Đầu nguồn 12-pin trên các mẫu card NVIDIA GeForce RTX 30 Founder Edition có thể sử dụng adapter chuyển từ 2 đầu 8-pin thông thường, lý thuyết chỉ cấp được 300 W, trong khi PSU ASUS Thor với đầu 12-pin này lại có khả năng đáp ứng đến 450 W. Dù cùng là 12-pin nhưng rõ ràng chúng không hoàn toàn giống nhau.

Dường như các thế hệ PC tiếp theo đang trở nên đầy biến động, đòi hỏi người dùng phải luôn sẵn sàng để tiếp tục cuộc đua với công nghệ mới nhất. Ngoài việc phải quan tâm đến việc nâng cấp CPU, với việc cài đặt socket mới, bracket tản nhiệt... người dùng cũng cần lưu ý đến việc sử dụng PSU cùng với đầu cấp nguồn PCIe 5.0 16-pin.