1. Đề thi Sinh học lớp 12 Học kì 1
Câu 1: Mỗi gen mã hóa protein điển hình gồm các vùng: | ||||
A. Khởi đầu, mã hóa, kết thúc C. Điều hóa, vận hành, kết thúc | B. Điều hòa, mã hóa, kết thúc D. Điều hòa, vận hành, mã hóa | |||
Câu 2: Trong sản xuất, người ta vận dụng những hiểu biết về mức phản ứng để: | ||||
A. tạo ra những biến dị di truyền có năng xuất cao | ||||
B. tạo ra những giống tốt có kiểu gen thay đổi vượt trội so với giống cũ | ||||
C. hạn chế các ảnh hưởng xấu đến năng xuất | ||||
D. cải tạo, thay giống cũ bằng giống mới có tiềm năng năng xuất cao hơn | ||||
Câu 3: Đặc tính nào dưới đây của mã di truyền phản ánh tính thống nhất của sinh giới: | ||||
A. Tính liên tục | B. Tính đặc thù | C. Tính phổ biến | D. Tính thoái hóa | |
Câu 4: Trong quá trình nhân đôi, enzim ADN polimeraza di chuyển trên mỗi mạch khuôn của ADN | ||||
A. Luôn theo chiều từ 3' đến 5' B. Theo chiều từ 5' đến 3' trên mạch này và 3' đến 5' trên mạch kia | B. Di chuyển 1 cách ngẫu nhiên D. Luôn theo chiều từ 5' đến 3' | |||
Câu 5: Điều kiện cơ bản đảm bảo cho sự di truyền độc lập của các cặp tính trạng là: | ||||
A. các gen không có hòa lẫn vào nhau C. số lượng cá thể nghiên cứu phải lớn | B. mỗi gen phải nằm trên mỗi NST khác nhau D. gen trội phải lấn át hoàn toàn gen lăn | |||
Câu 6: Trường hợp 2 cặp gen không alen nằm trên 2 cặp NTS tương đồng cùng tác động đến sự hình thành 1 tính trạng đưcọ gọi là hiện tương | ||||
A. tương tác bổ trợ | B. tương tác bổ sung | C. tương tác cộng gộp | D. tương tác gen | |
Câu 7: Giả sử 1 gen được cấu tạo từ 3 loại nuclêôtit: A, T, G thì trên mạch gốc của gen này có thể tối đa bao nhiêu loại mã bộ ba ? | ||||
A. 6 loại mã bộ ba | B. 3 loại mã bộ ba | C/ 27 loại mã bộ ba | D. 9 loại mã bộ ba | |
Câu 8: Trường hợp nào sau đây không phải là thường biến ? | ||||
A. Màu sắc của tắc kè hoa thay đổi theo nền môi trường | ||||
B. Số lượng hồng cầu trong máu người thay đổi khi ở các độ cao khác nhau | ||||
C. Hình dạng lá rau mác thay đổi ở các môi trường khác nhau | ||||
D. Sâu ăn lá cây có màu xanh | ||||
Câu 9: Giống thỏ Himalaya có bộ lông trắng muốt trên toàn thân, ngoại trừ các đầu mutx của cơ thể như tai, bàn chân, đuôi và mõm có lông màu đen. Giải thích nào sau đây không đúng ? | ||||
A. Do các tế bào ở đầu mút cơ thể có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ ở tế bào ở phần thân | ||||
B. Nhiệt độ cao làm biến tính enzim điều hòa tổng hợp mêlamin, nên các tế bào ở phần thân không có khả năng tổng hợp meelanim làm lông trắng. | ||||
C. Nhiệt độ thấp enzim điều hòa tổng hợp mêlanim hoạt động nên các tế bào vùng đầu mút tổng hợp được meelanim làm lông đen. | ||||
D. Do các tế bào ở đầu mút cơ thể có nhiệt độ cao hơn nhiệt độ các tế bào ở phần thân. | ||||
Câu 10: Quá trình tổng hợp chuỗi poolipeptit sẽ được dừng lại khi | ||||
A. tế bào hết axit amin C. ribôxôm gặp bộ ba đa nghĩa | B. ribôxôm trượt hết phân tử mARN D. ribôxôm gặp bộ ba kết thúc | |||
Câu 11: 1 phân tử mARN có chiều dài 5100A0, nARN này mang thông tin mã hóa cho 1 phân tử protein có: | ||||
A. 499 axit amin | B. 600 axit amin | C. 950 axit amin | D.498 axit amin | |
Câu 12: Ở người bệnh máu khó đông do gen lặn h nằm trên NST X quy định gen H quy định máu đông bình thường. 1 người nam bình thường lấy 1 người nữ bình thường mang gen bệnh, khả năng họ sinh ra được con gái khỏe mạnh trong mỗi lần sinh là bao nhiêu ? | ||||
A. 37,5% | B. 75% | C. 25% | D. 50% | |
Câu 13: Bằng chứng của sự liên kết gen là: | ||||
A. 2 gen không alen cùng tồn tại trong 1 giao tử | ||||
B. 2 gen trong đó mỗi gen liên quan đến 1 kiểu hình đặc trưng | ||||
C. 2 gen không alen trên cùng NST phân ly cùng nhau trong giảm phân | ||||
D. 2 cặp gen không alen cùng ảnh hưởng đến 1 tính trạng | ||||
Câu 14: 1 gen khi bị biến đổi mà làm thay đổi q loạt các tính trạng trên cơ thể sinh vật thì gen đó là: | ||||
A. gen trội | B. gen lặn | C. gen đa alen | D. gen đa hiệu | |
Câu 15: Điều hòa hoạt động của gen là gì ? | ||||
A. Điều hòa lượng sản phẩm của gen tạo ra C. Điều hòa dịch mã | B. Điều hòa phiên mã D. Điều hòa sau dịch mã | |||
Câu 16: Prôtêin điều hòa liên kết với vùng nào trong Opêron Lac ở E.côli để ngăn cản quá trình phiên mã ? | ||||
A. Vùng điều hòa | B. Vùng khởi động | C. Vùng vận hành | D. Vùng mã hóa | |
Câu 17: Đột biến gen là: | ||||
A. Sự biến đổi tạo ra những alen mới C. Sự biến đổi 1 hay 1 số cặp nucleotit trong gen | B. Sự biến đổi tạo nên những kiểu hình mới D. Sự biến đổi 1 cặp nucleotit trong gen | |||
Câu 18: Ở đậu Hà Lan, gen A: thân cao, alen a: thân thấp; gen B: hoa đỏ, alen: hoa trắng nằm trên 2 cặp NST tương đồng. Cho đậu thân cao, hoa đỏ dị hợp về 2 cặp gen tự thụ phấn được F1. Nếu không có đột biến, tính theo lí thuyết, trong số cây thân cao, hoa trắng F1 thì số cây thân cao, hoa trắng đồng hợp chiếm tỉ lệ: | ||||
A. 1/8 | B. 3/16 | C. 1/3 | D. 2/3 | |
Câu 19: Chuỗi poolipeptit do gen đột biến tổng hợp so với chuỗi poolipeptit do gen bình thường tổng hợp có số axit amin bằng nhau nhưng khác nhau ở axit amin thứ 3. Đột biến điểm trên gen cấu trúc này thuộc dạng: | ||||
A. thay thế 1 cặp nuclêôtit ở bộ ba thứ 3 C. thay thế 1 cặp nuclêôtit ở vị trí thứ 11 | B. mất 1 cặp nuclêôtit ở vị trí thứ 20 D. thêm 1 cặp nuclêôtit vào vị trí 15 | |||
Câu 20: Kết quả lai thuận - nghịch khác nhau và con luôn có kiểu hình giống mẹ thì gen quyết định tính trạng đó | ||||
A. nằm trên nhiễm sắc thể giới tính Y C. nằm trên nhiễm sắc thể thường | B. nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X D. nằm ở ngoài nhân | |||
Câu 21: Dạng đột biến cấu trúc NST chắc chắn dẫn đến làm tăng số lượng gen trên NST là | ||||
A. mất đoạn | B. đảo đoạn | C. lặp đoạn | D. chuyển đoạn | |
Câu 22: Khi đề xuất giả thuyết mỗi tính trạng do 1 cặp nhân tố di truyền quy định, các nhân tố di truyền trong tế bào không hòa trộn vào nhau và phân li đồng đều về các giao tử. Menđen đã kiểm tra giả thuyết của mình bằng cách nào ? | ||||
A. Cho F1 lai phân tích C. Cho F1 giao phấn với nhau | B. Cho F2 tự thụ phấn D. Cho F1 tự thụ phấn | |||
Câu 23: Đơn vị nhỏ nhất trong cấu trúc nhiễm sắc thể gồm đủ 2 thành phần ADN và prôtêin histon là: | ||||
A. nuclêôxôm | B. polixôm | C. nuclêôtit | D. sợi cơ bản | |
Câu 24: Dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể thường gây mất cân bằng gen nghiêm trọng nhất là: | ||||
A. đảo đoạn | B. chuyển đoạn | C. mất đoạn | D. lặp đoạn |
2. Đáp án Đề thi Sinh học lớp 12 Học kì 1
1. B | 2. D | 3. C | 4. A | 5. B | 6. D |
7. C | 8. D | 9. D | 10. D | 11. D | 12. D |
13. C | 14. D | 15. A | 16. C | 17. C | 18. C |
19. C | 20. D | 21. C | 22. C | 23. A | 24. C |
3. Những kiến thức quan trọng cho kỳ thi Sinh học lớp 12 Học kì 1
- Cơ chế di truyền và biến dị
+ Cấu trúc và chức năng của ADN: ADN là một phân tử đại phân tử bao gồm hai chuỗi xoắn kép, liên kết với nhau qua các liên kết hiđrô giữa các nucleotit. ADN có nhiệm vụ lưu trữ và truyền đạt thông tin di truyền.
+ Cấu trúc và chức năng của gen: Gen là một đoạn ADN chứa thông tin mã hóa cho một sản phẩm trong quá trình tổng hợp protein. Chức năng của gen là xác định các đặc điểm của sinh vật.
+ Quá trình nhân đôi ADN: diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và bán bảo tồn.
+ Quá trình phiên mã: là quá trình tổng hợp ARN dựa trên mẫu ADN.
+ Quá trình dịch mã: là quá trình tổng hợp protein dựa trên khuôn mẫu của ARN thông tin.
+ Biến dị: là những thay đổi trong kiểu gen hoặc kiểu hình của sinh vật, có thể là đột biến hoặc biến dị tổ hợp.
- Sự phát sinh và tiến hóa của sự sống trên Trái đất
+ Nguồn gốc của sự sống: bao gồm hai giả thuyết chính là giả thuyết hóa sinh và giả thuyết tiến hóa hóa học.
+ Sự tiến hóa của sinh giới qua các đại địa chất: Sinh giới trên Trái đất trải qua năm đại địa chất chính: đại Thái Cổ, đại Nguyên Sinh, đại Cổ sinh, đại Trung sinh và đại Tân sinh.
Loài người thuộc nhóm Homo sapiens, nằm trong họ Hominidae, đã tiến hóa từ các loài vượn cổ.