Chân vòng kiềng không chỉ ảnh hưởng đến dáng đi mà còn khiến cho bé cảm thấy không thoải mái. Để tránh tình trạng này, hãy lưu ý đến những điều sau đây!
Nguyên nhân khiến bé có chân vòng kiềng, chân khép lại hình chữ O
- Bé phải chịu trọng lực lớn, ví dụ như di chuyển nhiều, tập đi sớm hoặc tăng cân đột ngột có thể làm xương phát triển không đồng đều.
- Chế độ ăn không cân đối có thể làm xương thiếu dưỡng chất, gây yếu đuối và chân bé cong thành hình chữ 'O'.
- Thói quen sinh hoạt hàng ngày, như nằm sấp nhiều, thích quỳ gối chơi, cũng có thể tạo ra tình trạng chân vòng kiềng.
- Bé có thể bị còi xương hoặc tác động từ khi mới sinh, ví dụ như trẻ sinh ngược.
- Kích thước bỉm không phù hợp hoặc cách sử dụng bỉm không đúng cũng có thể làm chân bé bị vòng kiềng.
Cách tránh tình trạng chân bị vòng kiềng cho bé
- Bố mẹ cần quan tâm đến tư thế ngủ và ngồi của con, tránh cho con nằm sấp nhiều và không nên nắn bóp chân con quá mức. Khi bé ngủ, hãy giúp con luân phiên lật sang 2 bên để phát triển cân đối và tránh bé bị chân vòng kiềng.
- “3 tháng biết lẫy, 7 tháng biết bò, chín tháng lò dò biết đi” – quy luật phát triển thông thường ở trẻ. Vì thế, thường 9-10 tháng trẻ mới bắt đầu học những bước đi đầu tiên nên tránh ép hoặc tập cho con đi quá sớm sẽ ảnh hưởng không tốt tới sự phát triển xương chân của trẻ.
- Lựa chọn bỉm, tã phù hợp để tránh tình trạng bỉm quá lớn hoặc quá chật. Thay bỉm đều đặn để tránh tác động xấu tới bước đi của bé.
- Khoảng 3-4 giờ nên thay bỉm cho bé để chống hăm và tránh bé tè nhiều sẽ ảnh hưởng tới bước đi của bé.
- Lựa chọn size bỉm phù hợp với sự phát triển của trẻ.
- Bổ sung vào thực đơn của bé những thực phẩm giàu vitamin D và canxi để tốt cho sự phát triển của xương.
Làm thế nào để khắc phục tình trạng chân vòng kiềng ở trẻ?
Dưới đây là một số gợi ý về việc sử dụng xe tập đi cho bé mà mẹ có thể tham khảo: