1. Nguyên tắc xây dựng thực đơn cho người mắc bệnh tăng huyết áp
Sử dụng thuốc điều trị phải kết hợp với chế độ ăn uống, dinh dưỡng hợp lý thì tình trạng cao huyết áp mới được kiểm soát tốt. Muốn vậy, chế độ ăn hàng ngày cần được lựa chọn thực phẩm với hàm lượng chất dinh dưỡng phù hợp.
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng đối với những người mắc bệnh tăng huyết áp
Các chuyên gia đã tiến hành nghiên cứu và đề xuất rằng, thực đơn hàng ngày cho những người mắc bệnh tăng huyết áp cần tuân thủ các tiêu chí sau đây:
-
Hàm lượng protein: cung cấp từ 0.8 - 1g protein trên mỗi kg cân nặng.
-
Hàm lượng chất béo: cung cấp từ 25 - 30g mỗi ngày, ưu tiên chất béo từ các nguồn dầu thực vật như dầu ô liu, dầu đậu nành, dầu hướng dương, dầu đậu phộng,...
-
Hàm lượng muối: bao gồm cả bột nêm, nước mắm, nước tương, bột ngọt (mỳ chính) tổng không vượt quá 6g.
Chế độ dinh dưỡng là yếu tố quan trọng giúp duy trì huyết áp ổn định
Khi tuân thủ chế độ ăn uống khoa học và sử dụng thuốc điều trị đúng cách, kèm theo sinh hoạt lành mạnh, bạn có thể kiểm soát tình trạng huyết áp cao và giảm nguy cơ biến chứng.
2. Các thực phẩm có lợi cho người cao huyết áp
Chế độ ăn hàng ngày của người cao huyết áp nên bổ sung các loại thực phẩm sau:
2.1. Rau xanh
Rau xanh có lợi cho người cao huyết áp là những loại giàu kali, giúp cân bằng tỉ lệ Kali/Natri, loại bỏ Natri ra khỏi cơ thể, từ đó giảm huyết áp. Một số loại rau giàu kali bao gồm: cải bẹ, củ cải, xà lách, diếp cá, rau chân vịt, cải rổ,...
Nên sử dụng rau tươi, xanh để chế biến món ăn hàng ngày, tránh sử dụng rau quả đóng hộp hoặc bảo quản lâu ngày vì chất dinh dưỡng đã mất đi hoặc thay đổi.
2.2. Quả mọng
Trong các loại quả mọng, đặc biệt là trái việt quất có chứa flavonoids tự nhiên, có tác dụng cân bằng huyết áp hiệu quả, phù hợp cho người cao huyết áp và người muốn hạ huyết áp. Ngoài ra, các loại quả mọng như dâu tây, mâm xôi,... cũng nên được thêm vào thực đơn hàng ngày của người cao huyết áp để làm món tráng miệng hoặc saload.
Quả mọng có flavonoid giúp cân bằng huyết áp
2.3. Khoai tây
Khoai tây chứa nhiều nước, Kali và Magie, giúp hạ huyết áp. Bạn có thể sử dụng khoai tây để bổ sung tinh bột và chất xơ trong khẩu phần ăn hàng ngày.
2.4. Củ cải đường
Truyền thống ghi nhận nhiều bài thuốc dân gian sử dụng củ cải đường để điều trị bệnh tăng huyết áp, có hiệu quả khi sử dụng đều đặn. Nitrat trong củ cải đường hoặc khi nấu chín có tác dụng ổn định huyết áp. Bạn có thể uống nước ép hoặc chế biến củ cải đường thành các món canh, hầm đều tốt.
Bạn có thể uống nước ép hoặc chế biến củ cải đường thành các món canh, hầm đều rất tốt.
2.5. Sữa không đường
Người mắc cao huyết áp vẫn có thể sử dụng sữa - thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, chủ yếu canxi, đồng thời có chất béo ít giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể và giảm huyết áp. Tuy nhiên, nên chọn sữa có ít chất béo, sữa không đường hoặc sữa chua.
2.6. Cháo yến mạch
Nên thường xuyên ăn cháo yến mạch vào buổi sáng vì thực phẩm này giàu dinh dưỡng, giúp kiểm soát cao huyết áp và cung cấp năng lượng cho cả ngày. Khi chế biến cháo yến mạch, người mắc cao huyết áp nên sử dụng các loại quả tươi, lạnh thay vì đường.
Cháo bột yến mạch là lựa chọn tốt cho người cao huyết áp
2.7. Chuối
Chuối có chứa nhiều Kali, là loại quả không thể thiếu trong khẩu phần ăn hàng ngày của người cao huyết áp. Ngoài Kali, chuối còn cung cấp nhiều chất xơ và dinh dưỡng tự nhiên hơn so với việc sử dụng thực phẩm bổ sung.
3. Gợi ý thực đơn cho người cao huyết áp
Dưới đây là một số thực đơn được các chuyên gia lập ra dựa trên chế độ ăn DASH dành cho bệnh nhân cao huyết áp mà bạn có thể tham khảo.
3.1. Thực đơn đầu tiên
-
Bữa sáng: Bắt đầu ngày mới với một cốc bột yến mạch kèm sữa không đường, có thể thêm nước cam tươi hoặc nước ép việt quất.
-
Bữa ăn nhẹ: 1 quả táo và 1 hộp sữa chua ít béo.
-
Bữa trưa: Bánh mì sandwich từ ngũ cốc nguyên hạt để bổ sung chất xơ và tinh bột, kèm theo sốt mayonnaise và cá ngừ.
-
Bữa ăn nhẹ: một quả chuối để bổ sung dinh dưỡng.
-
Bữa tối: Bông cải xanh và cà rốt luộc kèm ức gà nấu đậu, sử dụng gạo lứt thay cho gạo trắng.
3.2. Thực đơn thứ hai
-
Bữa sáng: Ăn nhẹ với bánh mì bơ thực vật, có thể thay thế bằng mứt hoặc thạch nếu không thích ăn bơ. Cũng có thể ăn 1 quả táo hoặc uống nước cam để bổ sung dinh dưỡng.
-
Bữa ăn nhẹ: một trái chuối.
-
Bữa trưa: Cơm thịt gà kèm rau trộn với phô mai ít béo.
-
Bữa ăn nhẹ: đào tươi hoặc đào đóng hộp kèm sữa chua ít béo.
-
Bữa tối: Cá hồi áp chảo kèm khoai tây nghiền và rau luộc.
Đa dạng thực phẩm giúp cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể
Thực đơn cho người cao huyết áp nếu tuân thủ đúng chắc chắn sẽ giúp kiểm soát huyết áp ổn định và ngăn ngừa biến chứng bệnh. Đừng quên theo dõi huyết áp và đi khám định kỳ để kiểm tra tình trạng sức khỏe.