1. Thực đơn giảm cân dành cho trẻ béo phì
Thay đổi chế độ ăn kèm với việc tập luyện đúng cách là biện pháp giảm cân hiệu quả cho trẻ bị thừa cân, béo phì. Nguyên tắc cần nhớ là bữa ăn vẫn cần cung cấp đủ dinh dưỡng để trẻ phát triển cả về thể chất và tinh thần. Không nên áp dụng thực đơn giảm cân quá nghiêm ngặt, nên điều chỉnh từ từ và hợp lý để trẻ dần quen với chế độ mới.
Thừa cân và béo phì có thể gây ra nhiều vấn đề không tốt cho sức khỏe của trẻ
Dưới đây là thực đơn giảm cân cho trẻ béo phì mẫu mà các bậc phụ huynh có thể áp dụng cho trẻ:
Thực đơn giảm cân ngày 1
-
Bữa sáng: 1 ổ bánh mì ngũ cốc, 1 quả trứng ốp la, 1 hộp sữa ít béo (sữa giảm cân).
-
Bữa trưa: 1 bát cơm trắng, 1 canh rau, tôm luộc 100g.
-
Bữa phụ: 1 ly sữa ít béo và 1 quả chuối chín.
-
Bữa tối: 1 bát cơm nhỏ, canh cua mồng tơi và thịt luộc.
-
Bữa sáng: 1 bát canh gà, 1 hộp sữa ít béo (sữa giảm cân).
-
Bữa trưa: 1 bát cơm, 1 đĩa rau xanh luộc đa dạng, cá hấp.
-
Bữa chiều: 1 chiếc bánh bao chay, 1 quả táo.
-
Bữa tối: 1 bát cơm, 100g thịt bò, súp lơ xanh luộc hoặc xào.
Thực đơn giảm cân ngày 3
-
Bữa sáng: 1 bát mì trắng nấu thịt gà, 1 hộp sữa ít béo.
-
Bữa trưa: 1 bát cơm, 1 canh hầm rau củ, thịt nạc luộc.
-
Bữa chiều: 1 ly sinh tố bơ ít đường.
-
Bữa tối: 1 bát cơm, rau cải xào, thịt gà nướng.
Ngoài ra, vào các bữa phụ buổi sáng hoặc buổi chiều, cha mẹ có thể cho bé thêm sữa chua, hạt hạnh nhân, hạt óc chó, uống sữa ít béo để cung cấp canxi và năng lượng cho cơ thể.
2. Tầm quan trọng của vai trò của cha mẹ và quá trình giảm cân của trẻ?
Việc giảm cân không dễ dàng với bất kỳ người trưởng thành nào, đòi hỏi sự kiên nhẫn và quyết tâm lớn. Đối với trẻ nhỏ, thách thức còn lớn hơn, vì vậy cha mẹ, người thân cần ở bên hỗ trợ, động viên để giúp con vượt qua.
Trẻ dễ bị nản lòng, từ bỏ khi đang giảm cân
2.1. Khích lệ trẻ vận động nhiều hơn
Cuộc sống hiện đại khiến cha mẹ cũng bận rộn hơn, ít thời gian dành cho trẻ, trẻ lại dễ bị cuốn vào các thiết bị điện tử như tivi, máy tính, điện thoại,… Những video, chương trình truyền hình khiến trẻ thích ngồi một chỗ, không chạy nhảy vui chơi, khám phá cuộc sống nữa. Điều này không chỉ gây thừa cân béo phì mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ.
Cha mẹ, người chăm sóc cần kiểm soát thời gian trẻ sử dụng thiết bị điện tử. Thay vào đó, khuyến khích trẻ tham gia vào các hoạt động vận động như: chạy bộ, đi bộ, trượt patin, đá bóng, nhảy dây, đá cầu, bơi lội,…
Đây là thời gian cha mẹ có thể ở bên trẻ nhiều hơn, đồng thời động viên trẻ tạo thói quen tốt, hãy đi bộ với trẻ một quãng ngắn hay cùng đạp xe đạp buổi sáng, ra công viên tản bộ buổi tối,…
Cha mẹ hãy đồng hành cùng con trong hành trình giảm cân khó khăn này vì giảm cân chưa bao giờ là dễ dàng, đặc biệt đối với trẻ béo phì.
2.2. Thay đổi thói quen ăn cùng trẻ
Việc thiếu quan tâm, chăm sóc khiến trẻ tự ăn theo sở thích, ăn cho vui miệng thay vì ăn như một thói quen lành mạnh chính là nguyên nhân gây thừa cân, béo phì. Trẻ nên ăn cùng gia đình trong các bữa ăn chính ở phòng bếp hoặc nhà ăn, cùng trò chuyện để cha mẹ có thể theo dõi, hiểu thói quen ăn uống của trẻ hơn.
Hãy rèn cho trẻ những thói quen ăn lành mạnh để giảm cân và duy trì sức khỏe tốt
Những thói quen ăn không tốt cũng cần được sửa đổi như: ăn kèm với việc xem tivi, chơi game hoặc sử dụng điện thoại, chỉ ăn những món mình thích, tránh ăn rau hoặc cơm,… Thực phẩm nhanh như gà rán, pizza, nước ngọt,… cũng cần hạn chế dần, nếu có thể, tránh xa những thứ này.
Thay vào đó, hãy thiết lập một chế độ ăn uống khoa học, cung cấp đầy đủ dinh dưỡng từ các nhóm thức ăn cần thiết. Nếu có thể, tìm sự tư vấn từ các chuyên gia để việc giảm cân của trẻ được hiệu quả hơn.
2.3. Luôn động viên trẻ
Việc giảm cân không phải là một quá trình nhanh chóng, do đó sau một thời gian không đạt được kết quả hoặc kết quả không như mong đợi, trẻ có thể mất lòng tin. Nhiệm vụ của cha mẹ và gia đình là luôn động viên để trẻ giữ vững tinh thần và đạt được mục tiêu giảm cân.
Nếu trẻ giảm cân dưới 0.5kg mỗi tuần, mặc dù kết quả này không cao lắm nhưng trẻ đã rất cố gắng. Hãy xem xét lại kế hoạch giảm cân đã áp dụng và động viên trẻ tiếp tục nỗ lực.
Nếu sau một thời gian dài thực hiện chế độ giảm cân mà không đạt được kết quả mong muốn hoặc sự giảm cân của trẻ quá ít, hãy đến gặp bác sĩ để tìm nguyên nhân. Đôi khi béo phì, thừa cân ở trẻ có thể do di truyền hoặc vấn đề sức khỏe, cần phải điều trị kết hợp với phương pháp giảm cân tại nhà.
Ngoài ra, khi bắt đầu kế hoạch giảm cân, hãy tạo ra một biểu đồ theo dõi cân nặng và các thông tin khác như chế độ ăn, lượng thức ăn, thời gian tập thể dục,… và treo lên tường. Thông tin sẽ được cập nhật đều đặn mỗi tuần hoặc mỗi tháng, khi thấy được kết quả của mình, trẻ sẽ có động lực hơn để tiếp tục.
Cha mẹ nên tránh cho trẻ ăn quá nhiều đồ ăn nhanh và uống quá nhiều nước ngọt
Thực đơn giảm cân cho trẻ béo phì cần phối hợp với chế độ tập luyện khoa học để đạt được kết quả tốt hơn. Phụ huynh cần kiên nhẫn đồng hành cùng trẻ trong quá trình giảm cân này.