Bạn có thể đã nghe nhiều về Deep Web và các thông tin hấp dẫn liên quan. Vậy trong Deep Web có gì và liệu có nên sử dụng không? Hãy cùng Hoàng Hà Mobile tìm hiểu về khái niệm Deep Web trong mạng Internet và các thành phần quan trọng nhé.
Khái niệm Deep Web là gì?
Nội dung chính của nghiên cứu về Deep Web là gì?
Vào tháng 8 năm 2001, nhà khoa học Michael K. Bergman đã phát hành một nghiên cứu có tựa đề “The Deep Web – Surfacing Hidden Value”. Nghiên cứu này đã đóng vai trò quan trọng trong việc định nghĩa thuật ngữ Deep Web. Vậy nội dung chính trong nghiên cứu về Deep Web là gì?
Các thông tin công khai trên Deep Web lớn hơn từ 400 đến hơn 550 lần so với World Wide Web thông thường. Hiện nay, Deep Web chứa hơn 7500 terabyte dữ liệu so với Surface Web chỉ có 19 terabyte dữ liệu. Ngoài ra, Deep Web còn chứa đến 550 tỷ tài liệu và dữ liệu so với Surface Web chỉ có 1 tỷ tài liệu.
Theo thống kê hiện tại, có hơn 200,000 trang trên Deep Web và 60 trong số những trang này chứa khoảng 750 terabyte vượt xa số lượng lớn của những trang Surface Web lên tới 40 lần. Trung bình, những trang Deep Web có lượng truy cập cao hơn 50% so với những trang Surface Web. Đặc biệt, nội dung trong Deep Web liên quan đến mọi nhu cầu thị trường, thông tin và được truy cập hoàn toàn miễn phí, không cần đăng ký.
Vì vậy, nghiên cứu đã chỉ ra những đặc điểm chính của Deep Web. Tuy nhiên, tác động tích cực hay tiêu cực của Deep Web phụ thuộc vào nội dung của trang web và mục đích của người dùng. Việc truy cập vào các trang Deep Web không phải lúc nào cũng đơn giản đối với người dùng.
Các cấp bậc trong Deep Web
Sau khi đã hiểu được định nghĩa về Deep Web là gì, bạn cần phải thấu hiểu các cấp bậc có trong Deep Web. Hiện nay, Deep Web có 8 cấp bậc chính với những ý nghĩa khác nhau. Cấp độ càng cao thì độ sâu trong Deep Web càng lớn, dữ liệu càng khó bảo mật và khó tiếp cận hơn. Dưới đây là các cấp độ trong Deep Web mà bạn có thể tham khảo cụ thể như:
Cấp độ 0 (Common)
Cấp độ 1 (Surface)
Cấp độ 1 trong Deep Web là gì? Đây là cấp độ mà bạn có thể sử dụng các phương tiện thông thường để đăng ký. Tuy nhiên, ở cấp độ 1 đã bắt đầu xuất hiện những trang web phức tạp hơn như Reddit.
Cấp độ 2 (Bergie Web)
Cấp độ 3 (Deep Web)
Cấp độ 4 (Charter Web)
Đối với cấp độ này được chia thành hai phần cụ thể như:
- Đối với phần đầu người dùng có thể truy cập dễ dàng thông qua Tor. Tại đây, người dùng có thể tìm thấy thông tin về ma túy, phim ảnh cấm, buôn người, chợ đen.
- Đối với phần thứ hai, người dùng có thể truy cập thông qua việc sửa phần cứng thiết bị. Nội dung trong phần này rất tiêu cực về các nội dung bị cấm, thông tin đen, tổ chức tội phạm, thí nghiệm trong chiến tranh, tài liệu bị cấm.
Cấp độ 5 (Marianas Web)
Cấp độ 5 trong Deep Web là gì? Đối với cấp độ này bạn có thể sẽ tìm thấy những tài liệu cực kỳ bí mật và quan trọng. Những tài liệu và dữ liệu trong cấp độ này liên quan đến các chính phủ Mỹ và các bí mật quốc gia khác nhau.
Cấp độ 6 (Inbetween Level)
Cấp độ này được hiểu nôm na là một hàng rào ngăn cách cấp độ 5 với cấp độ 7 và cấp độ 8. Mục đích của cấp độ này là ngăn chặn việc các cá nhân đào sâu vào những nội dung bí mật và cấp cao hơn.
Cấp độ 7 (The Fog – Virus Soup)
Cấp độ 7 trong Deep Web là gì? Đây là cấp độ có thể được coi là một vùng chiến tranh và là nơi diễn ra những cuộc mua bán với các giá trị cao. Đây là nơi của virus, là điểm mà các cao thủ Hacker thường xuyên xuất hiện. Thông thường các cá nhân ở cấp 7 sẽ có xu hướng tiến sâu đến cấp 8 và ngăn chặn các cá nhân ở cấp thấp hơn tiến lên. Tuy nhiên, điều này được tạo ra với mục đích để bảo vệ được nội dung và dữ liệu ở cấp 8.
Cấp độ 8 (The Primach System)
Đây là mức độ cuối cùng trong hệ thống Deep Web mà không có bất kỳ một tổ chức nào có thể kiểm soát được nó. Cấp độ 8 được tìm ra vào những năm 2000 nhưng không một ai có thể biết được có những thông tin hay hoạt động gì trong cấp độ này. Đối với cấp độ này sẽ không phản hồi lại nhưng sẽ đưa ra các lệnh ngẫu nhiên. Đặc biệt, cấp độ 8 bị ngăn cách bởi hàng rào và không thể bị phá vỡ.
Điểm nổi bật và nhược điểm của Deep Web là gì?
Sau khi đã nắm đúng định nghĩa Deep Web, bạn có thể tham khảo thêm về một số ưu và nhược điểm của Deep Web.
Điểm nổi bật của Deep Web là gì?
Dưới đây là một số ưu điểm của Deep Web mà bạn có thể tham khảo cụ thể như sau:
- Deep Web có tính bảo mật cao giúp bảo vệ được quyền riêng tư, danh tính và thông tin của người dùng. Nhờ vào sự ẩn danh, mã hóa thông tin nên người dùng hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng Deep Web mà không sợ bị theo dõi, giám sát bởi các hacker.
- Người dùng có thể truy cập được lượng lớn thông tin và dữ liệu trên Deep Web. Những thông tin đó bao gồm các tài liệu nghiên cứu, báo cáo về kỹ thuật, sách điện tử, những thông tin chuyên ngành mà bạn khó có thể tìm trên các web thông thường.
- Deep Web cung cấp môi trường Internet an toàn cho những giao dịch về mua bán online thông qua các hệ thống thanh toán tài chính được mã hóa và những kênh bảo mật khác nhau. Điều này giúp cho người dùng có thể tránh được những rủi ro về việc tiết lộ thông tin của cá nhân và các giao dịch về tài chính.
- Người dùng có thể sử dụng tính năng ẩn danh nên có thể tự do phát ngôn, chia sẻ ý kiến mà không cần chờ Deep Web kiểm duyệt. Điều này giúp người dùng có thể dễ dàng mang đến môi trường cho những cá nhân, đội nhóm thảo luận mà không bị giám sát hoặc kiểm duyệt.
Điểm hạn chế của Deep Web là gì?
Bên cạnh những nhược điểm, Deep Web cũng có một số nhược điểm cụ thể như sau:
- Deep Web trở thành nơi cung cấp môi trường cho những hoạt động giao dịch phi pháp liên quan như buôn bán ma túy, tin tặc, vũ khí và những vi phạm khác về quyền riêng tư, an toàn cho người dùng. Đặc biệt với sự ẩn danh, không kiểm duyệt nội dung khiến Deep Web tăng nguy cơ cao cho những tội phạm bất hợp pháp này.
- Những nội dung trên Deep Web không được kiểm duyệt và giám sát nên khiến cho các hình thức tấn công như lừa đảo, giả mạo hoặc virus xâm nhập vào thiết bị của mình. Bên cạnh đó, người dùng có thể sẽ gặp một số khó khăn trong việc truy cập những thông tin đúng. Điều này, khiến cho người dùng dễ dàng truy cập vào những thông tin sai lệch.
- Giao dịch tài chính khó kiểm soát cho tính ẩn danh và hệ thống mã hóa tiền mặt. Điều này khiến Deep Web tạo ra môi trường khó có thể kiểm soát được, dẫn đến những hoạt động rửa tiền, tài trợ cho những hoạt động phi pháp mà chính phủ khó điều tra.
Người dùng nên sử dụng Deep Web không?
Khi đã nắm được thuật ngữ và một số ưu nhược của Deep Web là gì thì một số người dùng thắc mắc liệu có nên sử dụng Deep Web hay không. Nhìn chung, về giao diện và nội dung ở các cấp độ Deep Web ban đầu khá bình thường và không có gì nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu người dùng đi sâu vào các cấp độ trong Deep Web sẽ tìm kiếm những nội dung đen, nhạy cảm và khá nguy hiểm cho cuộc sống của bạn.
Vì vậy, bạn nên tránh tiếp cận các phần sâu của Deep Web. Điều này giúp bạn tránh rủi ro không mong muốn có thể xảy ra khi biết quá nhiều bí mật hoặc tiếp cận thông tin tiêu cực.
Thiết bị của bạn có thể bị nhiễm virus, tấn công hoặc bị theo dõi khi truy cập vào Deep Web. Vì thế, nếu bạn vô tình vào Deep Web, nên liên hệ với các công ty bảo mật mạng để khắc phục sự cố tạm thời.
Cách đăng nhập vào Deep Web là gì?
Ngoài việc nghiên cứu thuật ngữ, một số người dùng còn thắc mắc về cách đăng nhập vào Deep Web. Deep Web chứa nhiều loại dữ liệu khác nhau với nguồn thông tin vô cùng rộng lớn. Với từng loại dữ liệu, người dùng chỉ cần nhập mật khẩu để truy cập. Tuy nhiên, một số trang web khác có thể yêu cầu cách truy cập khác nhau.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm kiếm Deep Web thông qua các đường link cụ thể có tính đặc trưng. Tuy nhiên, đây là cách đăng nhập chỉ áp dụng với các cơ sở dữ liệu cho phép truy vấn bằng đường link trên trang cá nhân nền tảng mạng xã hội hoặc các file cơ sở dữ liệu.
Đối với những trang web có cấp độ cao trong Deep Web, người dùng cần phải sử dụng các công cụ đặc thù để đăng nhập. Một trong những công cụ phổ biến đó chính là Tor. Đây là một phần mềm được sử dụng để hỗ trợ cho toàn bộ máy tính và di động. Tor sẽ giúp bạn dễ dàng truy cập và đi xuyên qua lớp tường lửa bảo vệ. Bên cạnh Tor, bạn cũng có thể sử dụng một số công cụ khác để truy cập Deep Web như Freenet, I2P hay Riffle.
Sự khác biệt giữa Dark Web và Deep Web là gì?
Nhiều người dùng Internet thường quan tâm và thắc mắc sự khác biệt giữa Dark Web và Deep Web. Deep Web là phần nội dung của Internet không được lập chỉ mục bởi các công cụ tìm kiếm thông thường như Google, Bing, Yahoo,... Do đó, bạn không thể tìm thấy chúng bằng cách sử dụng các công cụ tìm kiếm này.
Deep Web bao gồm nhiều loại nội dung khác nhau, từ các trang web nội bộ của công ty, cơ sở dữ liệu học thuật, đến các diễn đàn bí mật. Trong khi đó, Dark Web là một phần nhỏ của Deep Web được ẩn yêu cầu phần mềm đặc biệt để truy cập và thường được sử dụng cho các hoạt động bất hợp pháp như mua bán ma túy, vũ khí, tài liệu giả,…
Về cách truy cập, Deep Web có thể truy cập bằng các phương pháp như sử dụng proxy, VPN, hoặc đăng nhập vào các trang web yêu cầu đăng ký. Đối với Dark Web yêu cầu phần mềm đặc biệt như Tor, I2P, Freenet để ẩn danh và mã hóa lưu lượng truy cập.
Về nội dung, Deep Web bao gồm nhiều loại nội dung đa dạng, từ hợp pháp đến bất hợp pháp. Trái lại, Dark Web chủ yếu chứa nội dung bất hợp pháp như mua bán ma túy, vũ khí, tài liệu giả,…
Về mức độ nguy hiểm, Deep Web sẽ phụ thuộc vào nội dung của từng trang web. Tuy nhiên, Dark Web lại có mức độ nguy hiểm cao hơn do chứa nhiều hoạt động bất hợp pháp và rủi ro cao về bảo mật.
Tóm tắt
Thông qua bài viết này, bạn đã hiểu khái niệm Deep Web là gì và các cấp độ khác nhau trong Deep Web. Deep Web chứa nhiều cấp độ với ý nghĩa khác nhau, vì vậy cần cẩn thận và không nên đi sâu vào Deep Web.