Do đó, bài viết dưới đây sẽ giới thiệu tổng quan về cue card, vai trò và cách sử dụng chúng để hoàn thành bài thi IELTS Speaking Part 2 một cách tốt nhất.
Key takeaways |
---|
|
What is a cue card?
Cue card IELTS , hay còn được gọi là task card, là một công cụ hỗ trợ được cung cấp cho thí sinh trong phần thi IELTS Speaking Part 2. Công cụ này bao gồm 3-4 gợi ý chính cho đề bài được giao ở Part 2, thường được đặt ở dạng mệnh đề danh từ bắt đầu bằng 5W1H (what, who, when, where, how, etc.).
Dựa vào các gợi ý này, thí sinh có thể hình dung các ý tưởng chính cho bài nói, từ đó phát triển thêm các chi tiết để hoàn thiện bài thi. Ngoài ra, thí sinh còn được cung cấp 1 bút chì để phác thảo ý tưởng trên giấy trong quá trình chuẩn bị bài nói.
Một số ví dụ minh họa trong IELTS Speaking Part 2:
Maximizing the use of 1-minute preparation with cue card
Directly answering the question
Các gợi ý trong cue card IELTS Speaking thường là các mệnh đề danh từ bắt đầu bằng 5W1H, có dạng gần giống câu hỏi. Do đó, thí sinh có thể xây dựng ý tưởng bằng cách trả lời trực tiếp các câu hỏi này.
Ví dụ: Với gợi ý “Who she/he is”, thí sinh có thể viết tên và mối quan hệ/nghề nghiệp của người đó, như “Lan - highschool friend”.
Tương tự, với gợi ý “why you like this place”, thí sinh có thể viết ngắn gọn các đặc điểm yêu thích về nơi đó, như “tranquil” (yên tĩnh), “let my hair down” (một nơi để thư giãn), etc.
Nhờ việc trả lời trực tiếp các câu hỏi trong cue card thay vì đề cập đến quá nhiều chi tiết khác, thi sinh sẽ tiết kiệm được thời gian trong 1 phút chuẩn bị, đồng thời có được một dàn bài hoàn thiện với các ý chính, tránh trường hợp không kịp hoàn thành dàn bài trong thời gian chuẩn bị do quá chú trọng tiểu tiết.
Viết các từ khóa một cách sáng tạo
Tương tự như phương pháp trên, thí sinh khi take note các ý chính chuẩn bị cho bài nói, nên sử dụng các từ khóa - “key words” thay vì một câu hoàn chỉnh hoặc một đoạn diễn đạt quá dài.
Với chiến lược này, thí sinh không chỉ tiết kiệm được thời gian chuẩn bị, mà còn có thể hệ thống hóa các ý tưởng một cách súc tích, hiệu quả hơn.
Ngoài ra, thí sinh cũng có thể nhờ đó mà ghi lại được những từ vựng, cách diễn đạt hay mà bản thân nhớ để tận dụng cho bài nói, tránh trường hợp quá tập trung vào nội dung, ý tưởng mà quên mất diễn đạt.
Không cần ghi nhớ
Một lưu ý nữa khi sử dụng cue card là không nên học thuộc các nội dung đã take note trong quá trình chuẩn bị. Trên thực tế, nhiều thí sinh có thói quen học thuộc phần take note để thực hiện được bài nói một cách trơn tru, lưu loát, đồng thời tránh việc bị mất tập trung khi giám khảo nhìn vào phần note của bản thân.
Tuy nhiên, điều này sẽ khiến thí sinh quá chú trọng đến việc “recall” - gợi nhớ thông tin mà mình đã take note, dẫn đến thiếu chú ý với cách diễn đạt, phát âm, ngữ pháp,… Thay vào đó, thí sinh hoàn toàn có thể vừa thực hiện bài nói, vừa xem lại các nội dung đã take note, bởi đây cũng là một công cụ hỗ trợ bài thi mà ban tổ chức cung cấp.
Từ đó, bài nói của thí sinh cũng sẽ được chú trọng hơn tới các yếu tố khác, như diễn đạt, ngữ pháp, phát âm, do phần nội dung đã có sự hỗ trợ và gợi ý từ cue card.
Các câu hỏi thông thường về Cue card trong Phần 2 của IELTS Speaking
Phải trả lời theo gợi ý trong Cue card hay không?
Thí sinh không bắt buộc phải trả lời câu hỏi IELTS Speaking Part 2 theo tất cả các gợi ý trong cue card được cung cấp, mà có thể xây dựng ý tưởng bài thi theo bất kỳ hướng đi nào mà bản thân lựa chọn.
Tuy nhiên, các gợi ý được cũng cấp thường là các câu hỏi căn bản, dễ trả lời, dễ phát triển, sẽ là một công cụ hữu ích cho thí sinh trong quá trình chuẩn bị bài thi. Do đó, thí sinh nên cân nhắc xây dựng ý tưởng dựa trên các gợi ý được cung cấp.
Có thể thay đổi cue card không?
Thí sinh không được phép yêu cầu đổi cue card hay câu hỏi được giao trong phần thi IELTS Speaking Part 2, mà bắt buộc phải trả lời câu hỏi được cung cấp. Tương tự, các gợi ý cũng là cố định, không thể thay đổi trong phần thi của mỗi thí sinh.
Có được hỏi thêm về cue card không?
Thường, các giám khảo sẽ không có thời gian để giải thích thêm về câu hỏi và gợi ý đã được cung cấp. Thí sinh cũng sẽ được 1 phút để chuẩn bị, và giám khảo thường cũng không có đủ thời gian để giải thích thêm.
Tham khảo một số bài mẫu IELTS Speaking Part 2 để hiểu cách triển khai Cue Card một cách hiệu quả:
Mô tả một việc bạn đã làm cùng một hoặc nhiều người
Mô tả một trang web bạn thường xuyên truy cập | Bài mẫu kèm từ vựng
Mô tả một lần khi có ai đó hỏi ý kiến của bạn