Wat Phra Kaew Chùa Phật Ngọc | |
---|---|
Quần thể chùa Wat Phra Kaew nhìn từ hướng đông bắc | |
Tôn giáo | |
Giáo phái | Phật giáo Nam tông |
Trạng thái | Hoạt động |
Vị trí | |
Vị trí | Phra Nakhon, Bangkok, Thái Lan |
Quốc gia | Thái Lan |
Vị trí tại Bangkok | |
Tọa độ địa lý | |
Kiến trúc | |
Thành lập | Vua Phutthayotfa Chulalok (Rama I) |
Hoàn thành | Thế kỷ 18 |
Wat Suthat | |
---|---|
Wikimedia | © OpenStreetMap |
Chùa Phật Ngọc hay Wat Phra Kaew (tiếng Thái: วัดพระแก้ว, đọc là wắt-p'rắ-keo^ ), tên chính thức là Wat Phra Sri Rattana Satsadaram (tiếng Thái: วัดพระศรีรัตนศาสดาราม, phiên âm: wắt-p'rắ-xỉ-rắt-tặ-nắ-xạt-xặ-đa-ram ) là một ngôi chùa ở thủ đô Bangkok, Thái Lan và được xem là ngôi chùa linh thiêng nhất ở nước này. Chùa tọa lạc tại trung tâm lịch sử Bangkok (quận Phra Nakhon), bên trong khuôn viên của Cung điện Hoàng gia Thái Lan. Việc xây dựng ngôi chùa này bắt đầu khi vua Phật Yodfa Chulaloke (Rama I) dời kinh đô từ Thonburi đến Bangkok năm 1785. Wat Phra Keo nằm cạnh Cung điện Lớn và có tầm quan trọng bậc nhất trong các ngôi chùa nổi tiếng của Thái Lan, được xem như nhà chùa của Hoàng gia, với diện tích rộng đến 945.000 m², bao gồm hơn 100 tòa nhà cao tầng, và là ngôi chùa duy nhất không có sư sãi. Chùa nổi tiếng không chỉ vì vẻ đẹp của nhiều kiểu kiến trúc, mà còn vì bức tượng Phật bằng ngọc bích thiêng liêng nhất trong hằng hà sa số tượng Phật trên vương quốc. Không giống các ngôi chùa khác, chùa này không có khu nhà ở cho các vị sư mà chỉ có các tòa nhà được trang trí các cảnh linh thiêng, các bức tượng.
Nguồn gốc tên gọi
Wat Phra Keo được đặt theo tên của chùa Hoàng Hôn bên Ấn Độ, từng là một ngôi đền được xây dựng vào thế kỷ 17, sau đó được vua Tak Sin chọn làm chùa của hoàng gia và cũng là cung điện.
Các công trình tham quan chính theo bản đồ
Tên các công trình tham quan được mô tả dưới đây bằng tiếng Anh và tiếng Thái ไทย: แผนผังอย่างคร่าวของวัดพระแก้ว
- The Ubosot containing the Emerald Buddha - พระอุโบสถ
- Twelve small open Pavilions - ศาลาราย
- Viharn of the Gandhara Buddha image - หอพระคันธารราษฏร์
- Belfry - หอระฆัง
- Hor Racha Pongsanusorn - หอราชพงศานุสรณ์
- Phra Photithat Piman - พระโพธิ์ธาตุพิมาน
- Ho Racha Koramanusorn - หอราชกรมานุสรณ์
- Figure of the seated hermit - พระฤๅษี
- The Royal Pantheon - ปราสาทพระเทพบิดร
- Two gilt chedis - พระสุวรรณเจดีย์
- Phra Mondop (the Library) - พระมณฑป
- Phra Si Rattana Chedi - พระศรีรัตนเจดีย์
- Model of Angkor Wat - นครวัดจำลอง
- Monument of Kings Rama I, II and III - พระบรมราชสัญลักษณ์ 9 รัชกาล
- Monument of King Rama IV - พระบรมราชสัญลักษณ์ 9 รัชกาล
- Monument of King Rama V - พระบรมราชสัญลักษณ์ 9 รัชกาล
- Monument of Kings Rama VI, VII, VIII and IX - พระบรมราชสัญลักษณ์ 9 รัชกาล
- Ho Phra Monthien Tham (the Supplementary Library) - หอมณเฑียรธรรม
- Viharn Yod - พระเศวตกุฏาคารวิหารยอด
- Viharn Phra Nak - หอพระนาก
- Eight prang - พระปรางค์
- Galleries - พระระเบียง
- Twelve statues of Giants - ยักษ์ทวารบาล
Miêu tả chi tiết
Điện chính là ubosoth trung tâm có bức tượng Phật ngọc. Dù bức tượng này có kích thước nhỏ nhưng lại là tượng Phật quan trọng nhất đối với người Thái Lan. Theo truyền thống, đây là tượng Phật theo phong cách Lanna, ban đầu được thờ tại Wat Phra Kaew, tỉnh Chiang Rai. Sau đó, tượng được hoàng tử Setatiratt đưa đến Luang Prabang khi cha ông qua đời và ông kế vị lãnh đạo của một quốc gia vassal của Xiêm La. Trong những năm sau đó, tượng được chuyển đến Vientiane, một vassal của Xiêm La. Trong chiến tranh với xâm lược từ phía Bắc, Luang Prabang đã yêu cầu sự giúp đỡ của Xiêm La để chống lại quân xâm lược. Vua của Vientiane tấn công quân Xiêm từ phía sau, do đó Phật ngọc đã trở về Xiêm khi vua Taksin chiến đấu với Lào và tướng của ông, Chakri (sau này là vua Rama I), đã lấy tượng từ Vientiane. Ban đầu, tượng được đưa đến Thonburi và vào năm 1784, tượng được chuyển đến vị trí hiện tại. Chùa cũng có một mô hình Angkor Wat, được bổ sung theo lệnh của vua Nangklao (Rama III), biểu thị tham vọng của Bangkok trong việc di dời Angkor Wat, mặc dù kế hoạch này không thành công.
Nét đặc sắc của chùa
Hiện nay, tượng Phật Ngọc được đặt trên án thờ cao 11 mét, rất trang nghiêm, được bảo tồn trong cây dù 9 tầng. Hai bên tượng có những quả bóng thủy tinh đại diện cho mặt trăng và mặt trời. Mỗi năm có 3 lần, vào đầu năm mới, vua sẽ tổ chức lễ thay chiếc áo cho Phật Ngọc: áo lụa không tay với đai vàng, có nhiều viên kim cương quý giá dùng vào mùa hạ; áo có chấm chấm kim cương trông rất sang trọng cho mùa mưa và áo măng rỗng bằng vàng nguyên chất cho mùa lạnh. Các bức tường xung quanh sân chùa được sơn vẽ với những tấm tranh tường miêu tả các sự kiện anh hùng trong Ramakien. Những bức tranh này được vẽ lại dựa trên nguyên bản từ thời vua Rama III (1824-1850), nhưng đã được khôi phục nhiều lần. Những bức tranh đặc trưng cho những câu chuyện bắt đầu từ phía bên trái, khi du khách đi qua hành lang mới có thể hiểu được ý nghĩa của chúng. Những trận chiến hùng tráng, các cuộc diễu hành, vv. đều được minh họa trong những bức tranh này. Những tấm phiến đá cẩm thạch đặt trước những bức tranh được khắc những bài thơ hay liên quan đến từng sự kiện trong câu chuyện.
Quy định tham quan
Chùa mở cửa đón khách hàng ngày từ 8:30 đến 11:30 và từ 13:30 đến 15:30. Giá vé tham quan là 200 baht mỗi người. Dù Bangkok có khí hậu nóng quanh năm, khách tham quan chùa phải mặc quần dài. Nếu không có quần dài, khách có thể thuê quần tại đây.