Tổng quan về Lễ Cầu mùa của người Dao đỏ
1.1 Nguồn gốc Lễ Cầu mùa của người Dao đỏ
Xã Khai Trung, nằm cách huyện Lục Yên, Yên Bái khoảng 18km, là nơi sinh sống của người Dao đỏ. Lễ Cầu mùa là một lễ hội có lịch sử lâu đời, từng bị lãng quên theo thời gian. Tuy nhiên, trong khoảng 20 năm gần đây, người Dao đỏ đã phục hồi và tiếp tục duy trì lễ hội truyền thống này.
Lễ hội này chủ yếu cầu bình an và sức khỏe cho dân làng, giúp thúc đẩy chăn nuôi, trồng trọt. Ngoài ra, lễ hội còn thể hiện mong muốn của người dân địa phương về mùa màng bội thu, không dịch bệnh, gia đình hòa thuận. Đặc biệt, Lễ Cầu mùa của người Dao đỏ còn làm phong phú đời sống tinh thần của người dân và góp phần phát triển bản sắc văn hóa dân tộc.
Lễ Cầu mùa của người Dao đỏ gây ấn tượng với những bức tranh cúng đầy màu sắc.
Những phụ nữ Dao đang thay phiên nhau nhóm bếp và thổi lửa, giữ gìn truyền thống.
2.1 Phần lễ hội
Lễ Cầu mùa của người Dao đỏ là sự góp công của toàn bộ cộng đồng trong xã. Mỗi gia đình sẽ mang theo các sản phẩm do chính họ nuôi trồng như gà, lợn, rượu, hoặc gạo. Tất cả đều được tự sản xuất, không mua từ nơi khác. Khi mọi thứ đã sẵn sàng, dân làng tập trung tại nhà của một gia đình uy tín để tổ chức lễ hội. Trong khi phụ nữ lo chuẩn bị đồ ăn và các vật phẩm thờ cúng, thanh niên lo giết mổ, còn đàn ông trưởng thành phụ trách các nghi lễ thờ cúng.
Trước khi lễ hội bắt đầu, mọi người tập trung tại nhà của chủ lễ để đón thần linh và dẫn các vị thần này về đình làng. Trong hai ngày liên tục, bốn thầy cúng sẽ thực hiện các nghi lễ theo phong tục bao gồm lễ khai đàn, lễ mời thần linh, lễ khai sơn lập địa, cầu an, cầu mùa, cầu tài, tụng kinh cầu nguyện, và cuối cùng là lễ cúng tạ ơn.
Già làng đang tiến hành các nghi thức trong Lễ Cầu mùa của người Dao đỏ.
Khi phần lễ hoàn thành, các đàn ông trong làng sẽ bưng mâm cỗ xuống và dọn sẵn bàn ăn.
Lễ Cầu mùa của người Dao đỏ thu hút một lượng lớn người từ khắp mọi nơi về tham gia.