1. Nguyên nhân gây ra tình trạng đi phân đen
Đi phân đen có thể xảy ra khi bạn tiêu thụ các loại thực phẩm hoặc sử dụng thuốc chứa bismuth, sắt,… Tuy nhiên, nếu đi phân đen có thể là dấu hiệu của các vấn đề hay bệnh lý nghiêm trọng trong đường tiêu hóa.
Người bệnh có thể gặp tình trạng đi phân đen do máu chảy từ bất kỳ phần nào của hệ thống tiêu hóa. Thậm chí, máu từ tổn thương ở họng, mũi cũng có thể chảy vào trong đường tiêu hóa. Khi máu tiếp xúc với dịch vị và dịch ruột, hồng cầu sẽ bị biến chất và chuyển sang màu đen.

Đi ngoài ra phân đen có thể do nhiều yếu tố nguyên nhân khác nhau gây ra
Trong đó, các nguyên nhân gây chảy máu tại hệ tiêu hóa có thể bao gồm:
- - Do ảnh hưởng của các vết loét niêm mạc tại dạ dày, tá tràng, ruột,…
- Tình trạng vỡ tĩnh mạch bất thường tại thực quản.
- Chảy máu đường mật.
- Các yếu tố khác như: chảy máu chân răng, máu chảy do các vết thương được xử lý bên trong cơ thể,…
2. Đi ngoài ra phân đen là dấu hiệu của bệnh gì ?
Khi đi ngoài ra phân có màu đen, đây có thể là dấu hiệu của các bệnh lý như sau:
Viêm thực quản
Khi bị viêm thực quản, niêm mạc có thể bị tổn thương, gây ra các vết loét do axit từ dạ dày trào ngược. Nếu tổn thương có tình trạng chảy máu, máu sẽ vào hệ tiêu hóa và gây ra đi phân đen.
Loét dạ dày, tá tràng
Các vết loét hoặc tổn thương ở dạ dày, tá tràng có thể xuất huyết bất cứ lúc nào, đặc biệt khi bệnh chuyển sang giai đoạn nghiêm trọng. Lúc này, máu chảy ra sẽ kết hợp với phân và được đào thải ra ngoài, khiến người bệnh đi ngoài phân đen.
Vì vậy, khi hiện tượng này kéo dài, bạn nên nhanh chóng thực hiện các thăm khám để được chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh lý của mình.

Đi ngoài ra phân màu đen có thể là dấu hiệu của viêm loét dạ dày - tá tràng
U hoặc viêm tại ruột non
Tương tự như dạ dày hay tá trạng, khi ruột non gặp các vấn đề bất thường, trong đó có xuất huyết do viêm hoặc sự ảnh hưởng của các khối u, màu phân của người bệnh cũng sẽ có biến đổi. Người có nguy cơ hoặc nghi ngờ cao bị các vấn đề bệnh lý về đường ruột cần quan sát và lưu ý đến dấu hiệu cảnh báo này.
Gan hoặc đường mật gặp vấn đề
Người bệnh khi có tiền sử gặp các bất thường, bệnh lý về gan hay sỏi mật, chấn thương đường mật,… có thể gặp phải tình trạng xuất huyết đường mật. Lúc này, các mạch máu trong cơ thể bị tổn thương và chảy máu xuống đường ruột. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến người bệnh đi ngoài ra phân đen.

Các bệnh lý, bất thường ở gan có thể gây ra tình trạng đi ngoài phân đen
Ung thư
Theo các chuyên gia, người bị ung thư dạ dày, tá tràng hay ruột thường có dấu hiệu đi phân đen không xác định rõ cơ chế. Chính vì vậy, khi nhận thấy dấu hiệu bất thường này mà không xác định rõ nguyên nhân, việc thăm khám nhanh chóng là cực kỳ quan trọng.
Các bất thường về tai - mũi - họng
Người bệnh nếu gặp phải các bệnh lý về tai - mũi - họng có thể gây ra triệu chứng chảy máu trong và nuốt xuống đường tiêu hóa. Đây cũng là một trong những nguyên nhân có thể khiến người bệnh đi ngoài ra phân đen.
Bệnh trĩ
Đi phân đen hoàn toàn có thể cảnh báo của bệnh trĩ. Khi các tĩnh mạch tại hậu môn bị tổn thương, máu tươi có thể chảy ra và khiến đổi màu phân dễ dàng hơn. Nếu để tình trạng này kéo dài, các biến chứng nguyên trọng có thể xảy ra gây ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh.
3. Các triệu chứng đi kèm với hiện tượng đi phân đen
Khi bị đi ngoài ra phân đen, người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng đi kèm khác như:
-
Đau bụng dữ dội hoặc đau thành từng cơn không rõ nguyên nhân.
-
Sụt cân không kiểm soát.
-
Tiêu chảy kéo dài.
-
Phân có mùi hôi, thối bất thường.
-
Thường xuyên cảm thấy buồn nôn.
-
Bị vàng da.
-
Thay đổi các thói quen đại tiện.
-
Ăn không ngon miệng.
-
Có cảm giác đau hoặc nóng rát bất thường tại dạ dày, trực tràng.
Trong đó, các triệu chứng nghiêm trọng hơn có thể xảy ra khi người bệnh không kịp thời phát hiện ra điều trị đúng cách là:
-
Sốt cao trên 39 độ.
-
Xuất hiện tình trạng khó thở, thở khò khè, thở dốc.
-
Thay đổi trạng thái nhận thức như hôn mê, lơ mơ, mê sảng, thậm chí là xuất hiện ảo giác,…
-
Tim đập nhanh, có cảm giác đánh trống ngực liên tục.

Khi đi phân màu đen kèm theo sốt cao trên 39 độ, người bệnh nên được thực hiện thăm khám sức khỏe nhanh chóng
4. Đi phân đen có nguy hiểm với người bệnh không?
Trong trường hợp đi phân đen là do chảy máu, xuất huyết tại đường tiêu hóa có thể gây ra sự thiếu hụt máu, nhiễm trùng. Thậm chí, có thể dẫn tới các biến chứng về đường tiêu hóa và gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh. Đặc biệt là các bệnh về ung thư, viêm loét dạ dày - tá tràng.
Hoặc khi liên quan đến các vấn đề về gan hay tai - mũi - họng, nếu bệnh lý không được phát hiện và điều trị kịp thời thì sức khỏe của người bệnh cũng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Chính vì vậy, khi nhận thấy hiện tượng đi phân đen bất thường, tốt nhất là người bệnh nên tiến hành kiểm tra, chẩn đoán tình trạng mà mình đang gặp phải. Bên cạnh đó, để ngăn ngừa nguy cơ xảy ra tình trạng này, bạn nên duy trì một chế độ ăn uống và nghỉ ngơi lành mạnh. Đặc biệt là hạn chế sử dụng các loại thực phẩm gây hại cho đường tiêu hóa.