1. Đi ngoài phân đen - Dấu hiệu cảnh báo sức khỏe đang gặp vấn đề
Đi ngoài phân đen thường do chế độ ăn uống không khoa học hoặc tác dụng phụ của thuốc. Tuy nhiên, đây còn là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý nghiêm trọng như xuất huyết tiêu hóa, viêm loét dạ dày,...
Phân đen là dấu hiệu cho thấy sức khỏe của bạn đang gặp vấn đề
Máu có thể chảy ra từ bất kỳ cơ quan nào trong hệ tiêu hóa, gây ra hiện tượng phân có máu. Máu từ mũi họng tổn thương cũng có thể bị nuốt vào. Phân đen kèm mùi hôi khó chịu là kết quả của chảy máu đường tiêu hóa.
Tùy theo mức độ tổn thương, tình trạng xuất huyết và thời gian máu tồn đọng trong ruột mà phân có thể có màu từ đỏ tươi đến đen.
2. Triệu chứng kèm theo khi đi ngoài phân đen
2.1 Các triệu chứng thông thường
Ngoài biểu hiện đi ngoài phân đen, cơ thể bệnh nhân còn xuất hiện những triệu chứng khác tùy theo tình trạng sức khỏe. Những triệu chứng thường gặp bao gồm:
- Đau bụng âm ỉ kéo dài.
- Thói quen đi vệ sinh thay đổi đột ngột.
- Vàng da.
- Tiêu chảy.
- Chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu.
- Phân có mùi hắc ín khó chịu.
- Buồn nôn.
- Chán ăn, ăn không ngon miệng.
- Đau và nóng rát ở trực tràng.
- Sút cân không rõ nguyên nhân.
2.2 Triệu chứng nguy hiểm
Một số bệnh nhân đi ngoài phân đen kèm theo các biểu hiện dưới đây là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe đang ở mức nguy hiểm, đe dọa tính mạng:
Đi đại tiện phân đen kèm theo các triệu chứng nghiêm trọng có thể cảnh báo tính mạng bạn đang gặp nguy hiểm
- Mất dần ý thức và khả năng tri giác: hôn mê, không đáp lại kích thích,…
- Trạng thái tinh thần và hành vi thay đổi đột ngột: nhầm lẫn, mê man, nói sảng, ảo giác,…
- Chóng mặt, hoa mắt.
- Sốt cao trên 39 độ.
- Tim đập nhanh.
- Khó thở, thở gấp.
- Đau bụng dữ dội.
- Tiêu chảy liên tục.
- Nôn ra máu hoặc chất có màu đen.
- Cơ thể mệt mỏi, suy kiệt.
- Bụng cứng như đá.
3. Các bệnh lý liên quan đến hiện tượng đi đại tiện phân đen
Nếu phát hiện phân đen khi đi vệ sinh, bạn cần đi khám ngay vì có thể bạn đang mắc một trong các bệnh lý sau:
3.1. Viêm loét dạ dày tá tràng
Khi dạ dày gặp vấn đề như loét hoặc xuất huyết, máu từ vết loét sẽ đọng lại trong cơ thể và thải ra ngoài cùng với phân. Một số nguyên nhân gây ra tình trạng này là do sử dụng quá nhiều thuốc chống viêm và thuốc giảm đau.
3.2. Viêm thực quản
Nếu bệnh nhân viêm thực quản bị chảy máu, máu sẽ hòa vào chất thải gây ra tình trạng phân đen.
3.3. Bệnh tai mũi họng
Bệnh nhân tai mũi họng kèm chảy máu trong có thể khiến máu qua dạ dày và thải ra ngoài cùng phân. Mặc dù trường hợp này ít gặp, nhưng vẫn có ca bệnh được ghi nhận.
Bệnh tai mũi họng kèm chảy máu có thể gây ra tình trạng phân đen
3.4. Viêm u ruột non
Ruột non là cơ quan cuối cùng trong đường tiêu hóa, vì vậy khi ruột non bị viêm hoặc có khối u, người bệnh có thể đi ngoài phân đen.
3.5. Mạch máu có biểu hiện bất thường
Dị dạng mạch máu có thể xuất hiện ở mọi nơi trong đường tiêu hóa, từ một vùng nhỏ đến rải rác khắp nơi, và cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng phân đen.
3.6. Chảy máu đường mật
Những người từng mắc bệnh gan, chấn thương gan, dập mật hay sỏi mật có thể gặp tình trạng xuất huyết đường mật. Máu chảy từ mạch máu tổn thương xuống ruột sẽ khiến phân có màu đen.
3.7. Ung thư
Bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn đầu có thể có triệu chứng đi đại tiện phân đen mà không rõ nguyên nhân. Do đó, nếu tình trạng này kéo dài, cần đến bệnh viện kiểm tra và điều trị sớm để tránh bệnh tiến triển nặng.
4. Những nguy hiểm của việc đi ngoài phân đen là gì?
Đi đại tiện phân đen có thể là dấu hiệu của xuất huyết tiêu hóa hoặc một bệnh lý nghiêm trọng khác. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm cho tính mạng, cụ thể là:
- Thiếu máu.
- Mất máu gây sốc.
- Đẩy nhanh quá trình lan rộng và di căn của khối u.
- Chảy máu đường mật nghiêm trọng có thể dẫn đến nhiễm trùng và tử vong.
Đi vệ sinh ra phân đen có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe
5. Cách chẩn đoán bệnh hiệu quả
Bác sĩ sẽ dựa vào thông tin về tiền sử bệnh, triệu chứng, và kết quả các xét nghiệm để đánh giá mức độ và nguyên nhân của xuất huyết. Ngoài ra, các phương pháp lâm sàng như:
- Xét nghiệm máu tổng quát.
- Xét nghiệm máu trong phân: kiểm tra có máu trong phân và phát hiện mất máu ẩn trong đường tiêu hóa.
- Sử dụng siêu âm, cản quang, CT - Scan, MRI, và nội soi để kiểm tra tổn thương ở đại tràng và trực tràng, dạ dày,...
Phương pháp điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân và tình trạng xuất huyết của bệnh nhân. Trong trường hợp nặng, bệnh nhân có thể cần nhập viện để được theo dõi và điều trị kịp thời.
6. Cách ngăn ngừa tình trạng đi ngoài phân đen
Để ngăn ngừa tình trạng đi ngoài phân đen, bạn có thể áp dụng các biện pháp phòng tránh bệnh liên quan. Dưới đây là một số gợi ý cho bạn:
- Thêm vào chế độ ăn uống nhiều rau củ và thức ăn giàu chất xơ tự nhiên, ít chứa chất béo bão hòa.
- Giảm thiểu sử dụng thuốc chống viêm.
- Tránh uống bia rượu quá mức để không làm kích ứng niêm mạc thực quản và dạ dày.
- Không hút thuốc lá vì có thể gây viêm loét dạ dày và nguy cơ mắc ung thư đường tiêu hóa.
Bạn có thể tránh bệnh bằng cách duy trì một lối sống lành mạnh.
Phân đen là biểu hiện cần chú ý và đi khám ngay. Bất kể việc lơ là triệu chứng này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe trong tương lai của bạn!