Trong lĩnh vực thị giác, điểm cực cận (Cc) là vị trí gần nhất mà một vật có thể được đặt trên trục quang học của mắt để hình ảnh của vật đó vẫn tập trung trên võng mạc trong khả năng điều tiết của mắt. Một số nguồn tài liệu định nghĩa điểm cực cận là khoảng cách gần nhất mà mắt có thể duy trì thị lực rõ ràng với một mắt. Giới hạn khác của khả năng điều tiết là điểm cực viễn.
Đối với một đôi mắt bình thường không điều tiết, điểm cực cận thường vào khoảng 11 cm (4,3 in) đối với người tuổi 30. Điểm cực cận thay đổi theo độ tuổi; người mắc tật viễn thị hoặc lão thị sẽ có điểm cực cận xa hơn so với bình thường.
Điểm cực cận đôi khi được tính bằng diop, là nghịch đảo của khoảng cách. Ví dụ, nếu một mắt bình thường có điểm cực cận là 11 cm, điểm cực cận sẽ là .
Điều chỉnh khả năng nhìn
Một người mắc lão thị có điểm cực cận xa hơn khoảng cách lý tưởng (25 cm)
Phép tính này có thể được điều chỉnh bằng cách xem xét khoảng cách giữa thấu kính và mắt, thường là khoảng 1,5 cm:
.
Ví dụ, nếu khoảng cách điểm cực cận của người là NP = 1 m, thì công suất quang học cần thiết sẽ là P = +3.24 diop, trong đó 1 diop là nghịch đảo của một mét.
- Điểm cực viễn