1. Vì sao sốt cao gây co giật ở trẻ nhỏ
1.1. Sốt co giật là gì
Sốt co giật thường xảy ra ở trẻ từ sơ sinh đến 6 tuổi. Khi đó, trẻ sốt từ 38 độ C trở lên với các triệu chứng: cơ thể cứng, thân nhiệt tăng đột ngột, mắt trợn ngược, giật tay chân liên tục và tự khỏi sau 1 - 2 phút.
1.2. Lý do sốt cao có thể dẫn đến co giật ở trẻ
Nguyên nhân tại sao sốt cao có thể gây co giật cho trẻ? Điều này do não trẻ chưa phát triển hoàn toàn và rất nhạy cảm với sự thay đổi nhiệt độ. Sự gia tăng nhiệt độ khi sốt cao có thể làm kích thích não trẻ, dẫn đến co giật.
Sốt cao dễ dẫn đến co giật ở trẻ sơ sinh và dưới 6 tuổi do nhiều nguyên nhân khác nhau
Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị sốt co giật, chủ yếu do nhiễm trùng: vi khuẩn, virus hoặc sau khi tiêm chủng. Ngoài ra, sốt co giật cũng có thể do yếu tố di truyền từ gia đình.
Tuy nhiên, việc giải thích vì sao sốt cao có thể gây co giật không có nghĩa là mọi trẻ nhỏ đều sẽ bị co giật khi sốt cao. Tình trạng này thường chỉ xảy ra ở những trẻ có não nhạy cảm hơn, chủ yếu là do yếu tố di truyền. Hội chứng này phần lớn sẽ chấm dứt khi trẻ trên 5 tuổi vì lúc đó não đã phát triển hoàn toàn. Ngoài ra, hầu hết trẻ sẽ không tiếp tục gặp phải các cơn co giật trong tương lai.
1.3. Thời điểm có thể xảy ra co giật do sốt
Không ai có thể dự đoán được trẻ nào sẽ bị co giật do sốt cao. Các cơn co giật chủ yếu xảy ra trong 24 giờ đầu của cơn sốt, thường khi nhiệt độ của trẻ đạt 39 - 40 độ C. Tuy nhiên, cơn co giật thường không xảy ra khi nhiệt độ vượt quá ngưỡng này.
2. Tránh nhầm lẫn co giật do sốt với co giật do động kinh
Vì không biết rõ vì sao sốt cao có thể gây co giật và các dấu hiệu của hội chứng này, nhiều người dễ nhầm lẫn giữa co giật do động kinh và co giật do sốt cao, dẫn đến xử trí sai cách. Cha mẹ cần phân biệt hai hiện tượng này dựa trên các điểm chính sau:
Co giật do động kinh có nhiều biểu hiện tương tự co giật do sốt nên dễ gây nhầm lẫn
2.1. Những điểm giống nhau
Khi co giật do sốt hay động kinh, cơ thể đều mất ý thức và co giật toàn thân. Trong cơn co giật, trẻ có thể có các biểu hiện khác như: thở gấp, cắn chặt răng, sùi bọt mép, mắt trợn, lú lẫn, mơ màng, mệt mỏi, và ngủ li bì,...
2.2. Những điểm khác nhau
- Về mặt biểu hiện
+ Co giật do động kinh: xảy ra đột ngột, không có dấu hiệu báo trước, co giật cục bộ hoặc toàn thân, mất trương lực, có cơn giật cơ và co cứng toàn thân, tăng trương lực cơ.
+ Co giật do sốt cao: trước khi co giật, trẻ thường sốt cao trên 38 độ C, mệt mỏi, chán ăn, ngủ li bì; co giật xảy ra khi sốt cao không được hạ đúng cách.
Cha mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ để hiểu rõ vì sao sốt cao có thể gây co giật cho con mình
- Thời gian kéo dài của cơn co giật
+ Co giật do động kinh: kéo dài từ 1 - 2 phút, tối đa 3 phút. Nếu kéo dài hơn 5 phút thì cực kỳ nguy hiểm.
+ Co giật do sốt cao: kéo dài từ 2 - 15 phút tùy theo từng trường hợp cụ thể.
- Đối tượng bị co giật
+ Co giật do động kinh: có thể xảy ra ở bất kỳ ai.
+ Co giật do sốt cao: chủ yếu xảy ra ở trẻ sơ sinh đến 6 tuổi.
- Thời gian điều trị
+ Co giật do động kinh: là tình trạng mãn tính, cần điều trị trong vài năm, nếu không còn co giật mới xem là ổn định.
+ Co giật do sốt cao: khi đã được hạ sốt đúng cách và an toàn thì cơn co giật sẽ hết. Nếu không còn sốt cao thì cơn co giật sẽ không tái phát.
3. Biện pháp cha mẹ cần thực hiện
Khi đã hiểu rõ vì sao sốt cao có thể gây co giật cho con, cha mẹ cần nhớ cách xử trí khi trẻ gặp tình trạng này. Dưới đây là những điều cần chú ý:
- Không cố gắng ghìm hay giữ chặt trẻ khi trẻ đang co giật.
- Để các vật dụng nguy hiểm xa tầm với của trẻ.
- Không đặt bất cứ thứ gì vào miệng trẻ.
- Không cho trẻ dùng bất kỳ loại thuốc nào.
- Không đưa trẻ vào bồn tắm để làm giảm nhiệt độ cơ thể.
- Liên hệ ngay với bác sĩ khi thấy dấu hiệu co giật ở trẻ.
Cha mẹ nên gọi cấp cứu ngay khi:
- Sau 10 phút không thấy cơn co giật ngừng lại.
- Trẻ gặp khó thở.
- Trẻ không có phản ứng bình thường hoặc bị mơ màng sau khi có cơn co giật.
- Trẻ bị mất nước hoặc bị nôn không kiểm soát.
Chỉ khoảng ⅓ trẻ bị co giật do sốt cao sẽ tiếp tục có cơn sốt khác. Đa số các trường hợp không cần xét nghiệm gì thêm. Nếu cần, bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm phù hợp để tìm nguyên nhân của sốt cao.
Mặc dù hầu hết các trường hợp sốt cao gây co giật ở trẻ không tái phát, nhưng vẫn có nguy hiểm tiềm ẩn. Ngoài ra, không phải cha mẹ nào cũng biết vì sao sốt cao có thể gây co giật cho con. Vì vậy, việc tìm sự hỗ trợ y tế luôn cần thiết trong tình huống này.