Da Nappa, từ xe thông dụng đến cao cấp, mang lại nhiều ưu điểm hơn so với da tiêu chuẩn.
Yếu tố nội thất của chiếc xe là một trong những yếu tố quyết định việc mua xe.
Khái niệm 'da Nappa cao cấp' được người mua thường nhắc đến, không chỉ xuất hiện trên xe hạng sang như BMW, Mercedes, Porsche mà còn trên các xe phổ thông tầm trung như Mitsubishi, Ford, Mazda, Hyundai...
1. Da Nappa là gì?
Theo trang Autolist, da Nappa là một thuật ngữ phổ biến để chỉ loại da mềm, mịn, thường là da Full grain, được làm từ da động vật.
Da Nappa thường có nguồn gốc từ các loài động vật, thường là da bò.
Đặc tính của da Nappa là sau khi bị tác động, bề mặt ít bị biến dạng và phục hồi về trạng thái ban đầu nhanh chóng. Do đó, da Nappa thường giữ được nhiều kết cấu và kiểu dáng ban đầu hơn so với loại da thông thường.
Về mặt thẩm mỹ, da Nappa thường được nhuộm để phù hợp hoặc tương phản với màu ngoại thất của ô tô. Loại da này cũng được sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp thời trang và nội thất.
Tuy nhiên, trong quảng cáo, thuật ngữ da Nappa thường không rõ ràng. Chúng thường được phân loại thành nhiều loại như Full grain, Top grain, Protected Grain, Corrected Grain, Genuine Leather.. Mặc dù được gọi là da thật, nhưng chất lượng của chúng có thể khác nhau đáng kể.
2. Chất lượng, hình thức và độ mềm
Tương tự như hầu hết các loại da khác, da Nappa thường được làm từ da bò, nhưng cũng có thể từ cừu, bê hoặc dê. Không có định nghĩa tiêu chuẩn cho từng loại da. Nhiều loại da khác thường được gắn nhãn là Nappa trên thị trường ô tô.
Mặc dù không có tiêu chuẩn cụ thể về da Nappa, nhưng thường có 3 loại chính: Full Grain (da lớp 1), Top Grain (da lớp 2) và Corrected Grain (da lớp 1 sau chỉnh sửa).
Da Nappa được sử dụng phổ biến trên các dòng xe từ hạng sang đến siêu sang.
Theo kinh nghiệm chăm sóc bảo dưỡng ô tô, đây là đánh giá chất lượng từng loại da Nappa:
- Da Full Grain (da lớp 1/da cật): rất thoáng khí, hấp thụ độ ẩm tốt, nhanh khô dù tiếp xúc lâu với độ ẩm. Đây là loại da có chất lượng tốt nhất, chỉ từ những con bò được chăm sóc trong môi trường nghiêm ngặt, vệ sinh mới cho ra được loại da này.
- Da Corrected Grain (Da lớp 1 tạo bề mặt): được xử lý để loại bỏ các không hoàn hảo của da trước khi phủ một lớp bề mặt được tạo hình giống các hạt da tự nhiên. Loại da này được sử dụng phổ biến trong các sản phẩm cao cấp.
- Da Top Grain: loại da có chất lượng thứ 2 sau Full Grain, được tạo ra khi tách bỏ một phần lớp da trên cùng. Bề mặt của da Top Grain được trà đi trà lại nhiều lần để đạt được độ mịn, láng và tạo hình vân da, vân kẻ theo ý đồ của nhà sản xuất.
- Da aniline/bán aniline: Thường không có hoặc chỉ có một lớp phủ mỏng để bảo vệ, dễ bị ố, không nên sử dụng nếu có trẻ em hoặc vật nuôi.
Tìm hiểu thêm:
3. Sự khác biệt giữa da tiêu chuẩn và da Nappa
Sự khác biệt chính giữa da Nappa và da tiêu chuẩn là độ mềm mại. Đây là lý do chính khiến da Nappa thường được trang bị trên các dòng xe hạng sang đến siêu sang. Do là chất liệu đặc biệt hơn, giá của loại da này cũng cao hơn so với da tiêu chuẩn.
Sau quá trình tinh chế và nhuộm màu, da Nappa có khả năng chống nóng và phai màu tốt hơn so với các loại da tổng hợp trên thị trường. Điều này giúp cho nội thất và ghế bọc da giữ màu sắc và độ bền lâu hơn trong suốt vòng đời của xe. Thêm vào đó, lớp đánh bóng bổ sung còn làm cho da Nappa trở nên cực kỳ mịn màng.
(Nguồn hình ảnh: Internet)